Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển chi nhánh kiên giang (Trang 34)

- Chính sách tín dụng của mỗi ngân hàng: Đây là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của NHTM, nó có ý nghĩa quyết định sự thành công hay thất bại của ngân hàng. Nếu một chính sách tín dụng của ngân hàng mang tính cạnh tranh với các NHTM khác, duy trì được KH hiện tại và gia tăng khách hàng mới thì CLTD tại ngân hàng được đánh giá cao và ngược lại.

- Quy trình tín dụng và công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ của NHTM + Quy trình tín dụng: được cụ thể hóa việc phân rõ chức năng, nhiệm vụ của từng đối tượng tham gia thực hiện công tác tín dụng, đề ra cụ thể từng công việc cần phải thực hiện từ khâu tìm kiếm khách hàng, xử lý hồ sơ vay vốn, cấp tín dụng, kiểm soát sau khi thu hồi nợ vay. Nếu một NHTM thực hiện chuẩn các bước của quy trình

tín dụng thì chất lượng tín dụng của NH sẽ được nâng cao và ngược lại.

+ Công tác kiểm tra- kiểm soát nội bộ: Thông qua kiểm tra-kiểm soát nội bộ giúp cho nhà lãnh đạo ngân hàng nắm được tình hình hoạt động kinh doanh đang diễn ra; phát hiện những thuận lợi, khó khăn, sai trái từ đó đề ra các biện pháp giải quyết kịp thời.

Chất lượng tín dụng phụ thuộc vào việc chấp hành những quy định, thể lệ, chính sách và mức độ phát hiện kịp thời các sai sót, nguyên nhân dẫn đến những lệch lạc trong quá trình thực hiện một khoản tín dụng. Để thực hiện được công tác này, ngân hàng cần sắp xếp một đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, trung thực, đạo đức tốt làm công tác này đồng thời có chế độ thưởng phạt nghiêm minh. Có như vậy công tác tín dụng mới được thực hiện đúng quy trình nhằm nâng cao CLTD.

- Hệ thống công cụ đánh giá tín nhiệm đối với khách hàng vay vốn: Hiện nay các NHTM trước khi ra quyết định cho vay thường đánh giá mức độ tín nhiệm khách hàng thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, nhằm phản ánh khả năng tài chính, cũng như khả năng trả nợ của khách hàng. Khả năng trả nợ của khách hàng thấp thì mức độ xếp hạng giảm đồng nghĩa với RRTD tăng cho ngân hàng lên và ngược lại. Hiện nay hệ thống đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng có hai hệ thống đánh giá khác nhau cho các đối tượng khách hàng pháp nhân và thể nhân mà từng NHTM xây dựng. Trong đó việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng pháp nhân là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến CLTD của mỗi ngân hàng hiện nay, khi có tỷ trong dư nợ khách hàng pháp nhân chiếm tỷ trọng chủ yếu trên tổng dư nợ tín dụng.

- Hệ thống thông tin tín dụng của NHTM: cần có về thông tin khách hàng để NHTM xem xét, quyết định cho vay và giám sát khoản vay bao gồm: thông tin về hồ sơ pháp lý của KH, thông tin về tình hình tài chính, về tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng; về xếp loại của khách hàng từ các cơ quan xếp hạng bên ngoài và kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ của khách hàng; thông tin liên quan đến dự án xin vay, thông tin về môi trường kinh doanh có liên quan đến ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của khách hàng vay vốn, thông tin kinh tế, trị trường, xu thế phát triển, tiềm năng của ngành. Thông tin tín dụng có chất lượng giúp nhà quản lý, CBTD có thể đưa ra những quyết định cần thiết liên quan đến việc cho vay, quản lý đảm bảo tiền vay, giảm thiểu RRTD, nâng cao CLTD của mỗi NHTM.

- Công tác tổ chức bộ máy: Tổ chức của ngân hàng cần cụ thể hoá và sắp xếp có khoa học, có tính linh hoạt trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc đã quy định. Ngân hàng được tổ chức một cách có khoa học sẽ đảm bảo được sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban, giữa các ngân hàng với nhau trong toàn hệ thống cũng như với các cơ quan liên quan khác. Qua đó sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách hàng, quản lý có hiệu quả các khoản vốn tín dụng, phát hiện và giải quyết kịp thời các khoản tín dụng có vấn đề, từ đó nâng cao CLTD.

- Phẩm chất và trình độ cán bộ: Chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng là nhân tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và trong hoạt động tín dụng nói riêng. Sở dĩ như vậy là vì CBTD là người tham gia trực tiếp vào mọi khâu của quy trình tín dụng, từ bước đầu tiên đến bước cuối cùng.

CBTD mà không có đạo đức nghề nghiệp, làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái pháp luật sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng quyết định đến sự thành công của công tác tín dụng. CBTD giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng, có kinh nghiệm đánh giá chính xác tính khả thi của dự án, xác định được tính chân thực của các báo cáo tài chính, phát hiện các hành vi cố tình lừa đảo của khách hàng (như sửa chữa báo cáo tài chính, lập hồ sơ thế chấp giả, dùng một tài sản thế chấp đi vay ở nhiều nơi..) từ đó phân tích được khả năng quản lý và năng lực thực sự của khách hàng để quyết định có cho vay hay không. Bên cạnh đó CBTD cần có sự hiểu biết rộng về pháp luật, môi trưòng kinh tế xã hội, đường lối phát triển của đất nước, sự thay đổi của thị trường…dự đoán trước được những biến động có thể xẩy ra từ đó tư vấn lại cho khách hàng xây dựng lại phương án kinh doanh cho phù hợp.

- Hệ thống công nghệ ngân hàng: trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng là ngành có mức độ ứng dụng công nghệ thông tin cao. Hệ thống công nghệ thông tin hiện đại sẽ đáp ứng yêu cầu về độ chính xác, khối lượng giao dịch của khách hàng, tìm kiếm thông tín khách hàng, giúp ngân hàng ra quyết định và xử lý các khoản vay…

- Nguồn vốn của ngân hàng: Nguồn vốn của ngân hàng và hoạt động tín dụng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nguồn vốn ổn định và chi phí thấp là điều kiện để ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng, thúc đẩy hoạt động thanh toán và các dịch vụ ngân hàng góp phân nâng cao CLTD.

Tóm lại: Trên đây là những nhân tố chính tác động tới CLTD của Ngân hàng thương mại. Để nâng cao CLTD, chúng ta cần nghiên cứu và nhận thức đúng đắn các yếu tố trên, cùng với kết quả hoạt động thực tiễn của các Ngân hàng thương mại, để từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục có tính khả thi cao.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển chi nhánh kiên giang (Trang 34)