KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP BIDV CHI NHÁNH KIÊN GIANG

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển chi nhánh kiên giang (Trang 49)

2.1.1. Lịch sử hình thành và chức năng nhiệm vụ của của BIDV Kiên Giang BIDV Kiên Giang được thành lập từ năm 1990, tách ra từ phòng đầu tư xây dựng thuộc ngân hàng Nhà nước tỉnh Kiên Giang. Hiện nay chi nhánh có 131 cán bộ công nhân viên đa số đều đã có trình độ chuyên môn đại học, có kinh nghiệm trong công tác, trong đó có: 4 cán bộ trình độ Thạc sỹ, 107 cán bộ trình độ Đại học, 3 cán bộ trình độ là cao đẳng, 9 cán bộ trình độ là trung cấp, và 8 lao động phổ thông. Chi nhánh hạch toán phụ thuộc, chịu sự quản lý và chỉ đạo của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam. Vốn điều lệ của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam cấp 100%.

Trong những ngày đầu mới thành lập, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, sản phẩm huy động còn đơn điệu. Nhưng đến thời kỳ đổi mới, BIDV Kiên Giang không ngừng mở rộng phạm vi hoạt động thông qua việc thành lập nên các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm và đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng, huy động vốn nên Chi nhánh đã tạo dựng được niềm tin cho khách hàng và có được những khách hàng thường xuyên đến giao dịch.

Từ năm 1995, khi có quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chuyển phần cấp phát vốn tín dụng ưu đãi và vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn trung ương sang Cục đầu tư phát triển (nay là Ngân hàng Phát triển) trực thuộc Bộ tài chính quản lý, BIDV Kiên Giang hoạt động như một ngân hàng thương mại, chấm dứt hẳn phương thức hoạt động bao cấp mang tính ỷ lại kém hiệu quả. Hiện nay Trụ sở chính của Chi nhánh đặt tại số 259-261 đường Trần Phú, Thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Điện thoại : 077.3872069 – Fax : 077.3868148.

* Chức năng

- Huy động vốn dưới các hình thức: nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác bằng Đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ theo quy định của BIDV và thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật và của BIDV.

- Cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ theo quy định của pháp luật và uỷ quyền của BIDV dưới các hình thức sau đây:

+ Cho vay;

+ Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác; + Bảo lãnh ngân hàng;

+ Phát hành thẻ tín dụng;

+ Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán xuất nhập khẩu; + Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được BIDV uỷ quyền. - Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.

- Cung ứng các phương tiện thanh toán.

- Cung ứng các dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế bao gồm: séc, lệnh chi, uỷ nhiệm chi, nhờ thu, uỷ nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ và các dịch vụ thanh toán khác theo uỷ quyền của BIDV.

- Các hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng Thương mại:

+ Dịch vụ quản lý tiền mặt, tư vấn ngân hàng, tài chính; các dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn.

+ Tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn mua, bán, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp và tư vấn đầu tư.

+ Cung cấp dịch vụ môi giới tiền tệ.

- Thực hiện các hoạt động kinh doanh theo ủy quyền, sau khi được cấp có thẩm quyền BIDV chấp thuận hoặc giao nhiệm vụ trực tiếp, bao gồm:

+ Vay vốn các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật;

+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài;

+ Mở tài khoản tiền gửi, tài khoản thanh toán ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về ngoại hối;

+Đầu tư dưới hình thức góp vốn, liên doanh, mua cổ phần và các hình thức đầu tư khác ra ngoài BIDV;

+ Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và sản phẩm phái sinh về tỷ giá, lãi suất, ngoại hối, tiền tệ và tài sản tài chính khác.

+ Lưu ký chứng khoán, kinh doanh vàng và hoạt động kinh doanh khác liên quan đến hoạt động ngân hàng.

+ Cho vay, bảo lãnh, đồng tài trợ, đầu mối đồng tài trợ trên mức ủy quyền. + Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh cho các tổ chức, cá nhân ngoài nước, trừ trường hợp bảo lãnh đối ứng cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia dự thầu, thực hiện hợp đồng tại Việt Nam.

+ Đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp tài sản thế chấp, cầm cố đã chuyển thành tài sản do BIDV quản lý để sử dụng hoặc khai thác kinh doanh.

- Thực hiện các hoạt động khác do BIDV giao/uỷ quyền. * Nhiệm vụ

- Đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn, đẩy mạnh các giải pháp nhằm triển khai ứng dụng có hiệu quả các sản phẩm mới, đặc biệt là các sản phẩm đi kèm khuyến mãi.

- Tăng trưởng dư nợ tín dụng, hạn chế nợ quá hạn, nợ xấu.

- Xây dựng văn hóa kinh doanh riêng nhằm nâng cao danh tiếng thương hiệu của BIDV trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

- Tăng cường thực hiện chủ trương phát triển kinh tế của tỉnh, phát triển theo định hướng phát triển và chiến lược của BIDV.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của BIDV Kiên Giang (Nguồn : Phòng Tổ chức hành chánh Chi nhánh)

BIDV Kiên Giang hiện có 05 phòng giao dịch: Hà Tiên, Ba Hòn, Rạch Giá, Số 1, Phú Quốc; 03 quỹ tiết kiệm: Rạch Sỏi, Tân Hiệp, An Thới; 20 điểm đặt máy ATM trải đều khắp tỉnh. BIDV Kiên Giang là đơn vị chịu sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, đồng thời chịu sự kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ, tính tuân thủ trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Kiên Giang.

Tổ điện toán Phòng khách hàng cá nhân

BAN GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH

Khối Quan hệ khách hàng Khối Quản lý rủi ro Khối tác nghiệp Khối Quản lý Nội bộ Khối Trực thuộc Phòng khách hàng doanh nghiệp Phòng Quản lý rủi ro Phòng Quản trị tín dụng Phòng Giao dịch khách hàng Tổ Tiền tệ kho quỹ Phòng Tài chính kế toán Phòng Tổ chức hành chánh Phòng Kế hoạch tổng hợp Các Phòng giao dịch Các Quỹ tiết kiệm Tổ Xây dựng cơ bản

2.1.3. Vài nét về địa bàn hoạt động của BIDV Kiên Giang

BIDV Kiên Giang hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ chủ yếu ở địa bàn tỉnh Kiên Giang. Năm 2012 tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 11,81% và đạt khá cao so với các tỉnh trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long (đứng thứ 3/13 tỉnh thành), tốc độ tăng trưởng kinh tế quý sau cao hơn quý trước, một số chỉ tiêu quan trọng thực hiện đạt và vượt so với kế hoạch, năm 2012 sản lượng lương thực của tỉnh đạt cao nhất từ trước đến nay và là năm thứ 2 đứng đầu cả nước về sản lượng lương thực. GDP bình quân đầu người năm 2012 là 2.026 USD/người/năm, sản lượng lương thực của tỉnh đạt 4,28 triệu tấn cao nhất từ trước đến nay và là năm thứ 2 đứng đầu cả nước về sản lượng lương thực, trong đó sản lượng lúa đạt 4.287.175 tấn, tăng 366.026 tấn so cùng kỳ, đây là năm sản lượng lương thực đạt cao nhất từ trước đến nay. Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản ước 548.182 tấn, đạt 100,95% kế hoạch, tăng 8,24%, trong đó sản lượng khai thác 421.201 tấn, đạt 100,29% kế hoạch và tăng 6,11%, sản lượng nuôi trồng thủy sản 126.981 tấn, đạt 103,24% kế hoạch và tăng 15,96% so với năm 2011 . Vì thế, nhu cầu vốn nói chung và nhu cầu vay vốn Ngân hàng nói riêng của các doanh nghiệp khá lớn. Điều này là một yếu tố thuận lợi cho hoạt động của các Ngân hàng đóng trên địa tỉnh Kiên Giang. [20]

Trên địa bàn Kiên Giang cũng là nơi tập trung khá nhiều các Ngân hàng (Có hơn 26 Ngân hàng gồm các Ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng liên doanh, Ngân hàng hợp tác xã). Các Ngân hàng cạnh tranh nhau rất quyết liệt trong việc đưa ra các mức lãi suất hấp dẫn, loại hình dịch vụ mới, phong cách cán bộ Ngân hàng,.... Điều này làm cho tính cạnh tranh trong hoạt động Ngân hàng ngày càng khốc liệt hơn. Để hoạt động có hiệu quả và thắng được trong cạnh tranh mỗi ngân hàng phải đa dạng các hoạt động của mình, hạ lãi suất cho vay, mở rộng quy mô khách hàng, hạ biểu phí dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ,..., lúc đó Ngân hàng mới tồn tại và phát triển.

2.2. CÁC KẾT QUẢ KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA BIDV KIÊN GIANG 2.2.1 Tình hình huy động vốn 2.2.1 Tình hình huy động vốn

Với tư cách là một trung gian tài chính, hoạt động chủ yếu là đi vay để cho vay, nên nguồn vốn là yếu tố có tính chất quyết định trong kinh doanh của các NHTM.

Nhận thức được vị trí vai trò trọng yếu của nguồn vốn trong kinh doanh, cho nên bất cứ NHTM nào cũng đều quan tâm đến công tác huy động vốn.

Trong những năm vừa qua xác định rõ những thuận lợi và khó khăn trong công tác huy động vốn trên địa bàn, BIDV Kiên Giang đã đưa ra những chủ trương và biện pháp phù hợp để huy động vốn. Nguồn vốn chi nhánh huy động được bằng nhiều hình thức khác nhau: Nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu ngân hàng.

Với các hình thức huy đ ộng trên, kết hợp với nhiều kỳ hạn gửi tiền linh hoạt theo tháng, năm cùng với lãi suất áp dụng khác nhau và kèm nhiều cách ưu đãi giành cho khách hàng nhằm thu hút tiền gửi từ nền kinh tế.

2.2.1.1 Phân tích tình hình huy động vốn

BIDV là một Ngân hàng thương mại quốc doanh giữ một vị thế quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và phục vụ tốt hơn, BIDV Kiên Giang đã không ngừng cải tiến phong cách làm việc, không gian giao dịch, nâng cao năng suất lao đ ộng đ ể phục vụ tốt hơn cho khách hàng, kết quả là Ngân hàng đã đạt đ ược nhiều thành công và mang lại những khoản thu nhập đáng kể. BIDV Kiên Giang đã huy động vốn dưới hình thức ngắn hạn, trung hạn và dài hạn qua các hình thức tiền gửi thanh toán, phát hành giấy tờ có giá (kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi). Đồng thời, các loại hình tiền gửi cũng đa dạng, như: tiền gửi bậc thang, tiền gửi tiết kiệm linh hoạt,... tạo sự thuận tiện lựa chọn cho khách hàng, nhất là khách hàng chưa dự tính chính xác được thời điểm phải sử dụng tiền trong tương lai gần. Ngoài ra, công nghệ thẻ đang phát triển mạnh, ổn định và tiện ích, cùng với sự năng động trong công việc tiếp thị thẻ ở các cơ quan ban ngành, các công ty, doanh nghiệp và cả khối trường học, đặc biệt là hệ thống ATM của BIDV liên kết rút được tiền với nhiều Ngân hàng thương mại cổ phần khác như: VCB, Công Thuơng, Nông Nghiệp, Nam Việt, … cũng đã góp phần tăng nguồn vốn huy động đáng kể cho ngân hàng. Cụ thể như sau:

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại BIDV Kiên Giang từ 2010 đến 2012

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1. Theo lọai tiền tệ 1,247 100% 1,631 100% 2,038 100% -VND 1,131.9 91% 1,468.3 90% 1,965.1 96.4% -Ngọai tệ 115.1 9% 162.7 10% 72.90 3.6% 2. Theo kỳ hạn 1,247 100% 1,631 100% 2,038 100% - Nguồn vốn huy động ngắn hạn 823 66.0% 1255 77% 1,486 72.9% - Nguồn vốn huy động trung, dài hạn 6 0.5% 89 5% 239 11.7% - Nguồn vốn huy động không kỳ hạn 418 33.5% 287 18% 313 15.4%

3. Theo thành phần kinh tế 1,247 100% 1,631 62% 2,038 100% - Nguồn vốn huy động từ dân cư 579 46.4% 1,005 61.6% 1,288 63.2% - Nguồn vốn huy động từ các tổ chức

kinh tế 668.0 53.6% 626.0 38.4% 750.0 36.8% - Nguồn vốn huy động từ các TCTD - - - - - - 4. % tăng trưởng tổng huy đống vốn

so với năm trước 61% 31% 25%

5. Thị phần huy động vốn 10,8% 10,9% 11,1%

(Nguồn: Bảng Cân đối Kế Toán của BIDV Kiên Giang)

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ huy động vốn theo kỳ hạn, theo thành phần kinh tế

Xác định huy động vốn là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh Ngân hàng. Với mục tiêu tạo nền vốn ổn định và tăng trưởng

vững chắc cho kinh doanh, coi nguồn vốn nội tệ là quyết định; chú trọng tăng trưởng nguồn vốn có kỳ hạn, tăng tỷ trọng vốn trung dài hạn đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của khách hàng. Trong 03 năm trở lại đây huy động vốn tại BIDV Kiên Giang liên tục tăng trưởng qua các năm, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, để đáp ứng nhu cầu về thị trường vốn trên địa bàn.

Qua bảng 2.1, cho thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh có sự tăng trưởng trong 03 năm và tốc độ tăng trưởng tương đ ối ổn định qua các năm. Năm 2011, tổng số nguồn vốn của Chi nhánh đạt 1.631tỷ đồng tăng 384 tỷ đồng so với năm 2010, tương đương 31%. Năm 2012, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh đạt 2,038 tỷ đồng, tăng 407 tỷ đồng so với năm 2011 tương đương đạt tốc độ tăng trưởng là 25%.

* Cơ cấu nguồn vốn huy động cho thấy:

- Xét về loại tiền huy động: Tiền gửi bằng nội tệ luôn chiếm tỷ trọng cao trên dưới 90%, tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ. Do đặc thù nơi chi nhánh đóng trụ sở không có nhiều doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực xuất nhập khẩu.

- Xét theo thời gian: Bảng số liệu trên cho thấy, nguồn vốn huy động của chi nhánh chủ yếu là ngắn hạn. Do tình hình kinh tế biến động khó lường, lãi suất tiền gửi thay đổi liên tục, lãi suất huy động trong các năm qua kỳ hạn ngắn hạn có khi cao hơn kỳ hạn dài hạn, hoặc bằng nhau và hiện nay kỳ hạn dài lãi suất chỉ cao hơn ít, nên thực sự chưa thu hút được người gửi tiền. Chính vì vậy, tỷ trọng nguồn vốn huy động ngắn hạn qua các năm đều chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động trên 66%. Nguồn vốn này liên tục tăng qua các năm, cụ thể: Năm 2011 đạt 1.255 tỷ đồng tăng 432 tỷ đồng so với năm 2010. Năm 2012 đạt 1.468 tỷ đồng tăng 231 tỷ đồng so với năm 2011, tương đương tăng 18%.

Nguồn vốn không kỳ hạn không ổn định qua các năm. Đây là nguồn vốn mà khách hàng sử dụng để thanh toán do đó biến động liên tục. Những năm trở lại đây hoạt động sản xuất kinh doanh trở nên khó khăn hơn, chính vì thế mà các doanh nghiệp hay cá nhân đều tận dụng tối đa nguồn vốn có được, họ quản lý chặt chẽ và không để vốn lãng phí. Chính vì thế mà nguồn vốn này đã giảm dần đến năm 2012 chỉ còn 313 tỷ, tăng so với năm 2011 là 26 tỷ đồng và giảm 105 tỷ đồng so với năm 2010. Trong đó năm 2011 nguồn vốn không kỳ hạn đạt thấp nhất chỉ đạt 287 tỷ đồng. Đây cũng là năm đặt biệt khó khăn trong nên kinh tế.

Nguồn vốn trung dài hạn cũng tăng giảm không ổn định qua các năm. Tuy nhiên, so với tổng nguồn vốn thì nguồn vốn trung dài hạn vẫn ở mức thấp. Đây là nguồn vốn rất ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng và kế hoạch sử dụng vốn của chi nhánh. Vì thế chi nhánh cần có những biện pháp tích cực để thu hút

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển chi nhánh kiên giang (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)