Chính sách phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển chi nhánh kiên giang (Trang 114)

Nền kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập, ngành tài chính – ngân hàng được xem là một trong những ngành gặp nhiều khó khăn và thách thức nhất, bởi các đối thủ có nhiều tiềm lực kinh tế mạnh, công nghệ cao, quản lý tài chính giỏi chiếm

lĩnh thị trường đầy tiềm năng này. Nghiệp vụ NH càng phát triển đòi hỏi chất lượng đội ngủ CBNV ngày càng cao để có thể sử dụng những phương tiện hiện đại, phù hợp với sự phát triển của NH trong nền kinh tế thị trường. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện này trở thành vấn đề cấp bách trong các ngành kinh tế nói chung và ngành NH nói riêng. Nghiệp vụ NH phát triển đòi hỏi chất lượng đội ngũ nhân viên ngày càng cao để có thể sử dụng những phương tiện hiện đại, phù hợp với sự phát triển trong nền kinh tế thị trường. Cho nên, việc lựa chọn nhân sự phải đảm bảo cả về đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ. CLTD phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, cả chủ quan và khách quan. Trong yếu tố chủ quan, vấn đề chất lượng CBTD và CB thẩm định là mấu chốt. Chính vì vậy, NH không ngừng phải nâng cao chất lượng CBTD, để góp phần hạn chế RRTD cho các NHTM hiện nay.

CBTD có một vài trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NHTM, họ mang lại lợi nhuận chủ yếu cho NH, song cũng có thể đem lại rủi ro cho NH. Tuy nhiên nhiều NHTM hiện nay do việc đánh giá hiệu quả công việc cũng như đánh giá CB còn nhiều bất cập, chưa đủ cơ sở để đưa ra nhận định khách quan làm cơ sở cho việc xếp loại hoàn thành cũng như cơ chế thưởng phạt. Vì vậy, NH cần phải chuẩn hóa đối với CB làm công tác tín dụng. Do vậy, để hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng, ngay từ khâu tuyển dụng CB làm công tác tín dụng cần có một số chỉ tiêu cơ bản sau:

+ CBTD phải có phẩm chất đạo đức tốt thể hiện: phục vụ tận tình, chu đáo. CBTD là cầu nối giữa NH và khách hàng, thể hiện hình ảnh NH trong giới KH. Giúp khách hàng hiểu được tính chất hoạt động kinh doanh của NH. Đạo đức nghề nghiệp CBTD phải lấy phục vụ khách hàng làm phương châm hành động.

+ CBTD phải có trình độ chính trị vừng vàng, thể hiện: Phải năm bắt kịp thời các đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về các chủ trương phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội, an ninh quốc phòng. Am hiểu và có khả năng phân tích kinh tế, nhất là các bộ luật liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của NHTM.

+ CBTD phải có bản lĩnh kinh doanh vững vàng, thể hiện: có khả năng thẩm định, đánh giá phân tích tình hình khách hàng một cách chính xác, biết tiếp cận, thu hút và chọn lọc khách hàng tốt. Thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, vai trò được giao, làm việc có tính tập thể, có kỷ luật và sáng tạo trong công việc.

+ CBTD phải có trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ: Phải biết đánh giá, phân tích tình hình tài chính của khách hàng một cách chính xác, thẩm định phương án/ dự án SXKD của khách hàng một cách khoa học ở cả hai mặt tính chính xác và thời gian thực hiện. Quản lý chặt chẽ các khoản trong và sau khi cho vay, xử lý tốt các nghiệp vụ phát sinh. Đa số các CBTD làm trong NH được đào tạo từ các ngành kinh tế, NH đối với các lĩnh vực khác CB không am hiểu nhiều, mà trong lĩnh vực NH rất nhiều lĩnh vực và ngành nghề cho vay. CBTD phải không ngừng học hỏi và trau dồi thêm các lĩnh vực: chế biến, kỹ thuật, xây dựng, công nghệ thông tin để phục vụ tốt trong hoạt động tín dụng.

+ CBTD phải có khả năng giao tiếp với khách hàng: làm sao để khách hàng bày tỏ, thổ lộ tâm tư nguyện vọng của mình, phải nắm và khai thác thông tin từ khách hàng, phải có kiến thức sâu rộng để tư vấn khách hàng sử dụng có hiệu quả nhất SP của NH, và tư vấn về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng được tốt hơn, bên cạnh đó làm hạn chế rủi ro cho NH. Tùy theo đối tượng khách hàng mà có cách tiếp cận, chăm sóc khách hàng khác nhau và đặc biệt phải làm sao cho khách hàng tin tưởng và gây ấn với KH. Từ đó, khách hàng sẽ chọn mình làm NH để phục vụ KH.

+ CBTD phải có năng lực điều tra, thu thập, xử lý và tổng hợp thông tin. Hoạt động NH là hoạt động tổng hợp, có mối quan hệ từ nhiều phía. Để phân tích và đánh tình hình hoạt động của khách hàng để ra quyết định chính xác. CBTD cần phải thu thập từ rất nhiều nguồn thông tin liên quan đến phương án/ dự án SXKD của khách hàng như: cơ chế, chính sách của ngành liên quan đến phương án/ dự án vay vốn. Do đó đòi hỏi CBTD phải biết sàng lọc, xử lý, tổng hợp thông tin để có những thông tin chính xác.

Trên đây là những điều kiện cần và đủ để nâng cao chất lượng CBTD. Tuy nhiên, trên thực tế để hội tụ những điều kiện về CBTD như trên thì là một điều bất cập đối với hệ thống NH nói chung và tại BIDV Kiên Giang nói riêng. Vì vậy, BIDV Kiên Giang cần thực thực hiện một số giải pháp sau để nâng chất lượng CBTD như:

- Xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với chiến lược nguồn nhân lực. - Xây dựng hệ thống quy chuẩn đạo đức và hành vi CBTD như: CBTD phải trung thực, minh bạch, rõ ràng và công khai trong mọi quan hệ và quyết định của

mình, chấp hành đúng các quy định, quy trình, tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc tín dụng. Các ửng xứ trong hoạt động tín dụng NH như: kỷ năng từ chối, thuyết phục khách hàng trả nợ, nghệ thuật đàm phán và thu hút khách hàng,…

- Xây dựng chính sách đào tạo để nâng cao chất lượng CBTD, cần tập trung vào một số vần đề sau:

+ Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo về nghiệp vụ theo định kỳ, thảo luận về các vướng mắc trong hoạt động tín dụng, văn bản, quy trình, nghiệp vụ và các văn bản chính sách nghiệp vụ có liên quan. Trong quá trình thảo luận phải gắn lý luận với thực tiễn để CBTD có thể vận dụng một cách đúng đắn, linh hoạt, sáng tạo và có hiệu quả trong thực tế.

+ Định kỳ 06 tháng hoặc một năm tổ chức thi tay nghề một lần, có khen thưởng và phạt để khuyến khích CB học tập và nâng cao trình độ, có nhiều cống hiến hơn cho sự phát triển của NH. Tạo điều kiện cho tất cả các CB tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do trung tâm đào tạo trực thuộc BIDV tấp huấn từ cơ bản đến nâng cao.

+ Cần mời các chuyên gia pháp lý đến giảng, trao đổi kinh nghiệm trong các tình huống, vụ việc liên quan đến lĩnh vực hoạt động NH, để CBTD có thêm kinh nghiệm, hiểu biết thêm về pháp luật, kỷ năng thẩm định, phân tích rủi ro, để từ đó quyết định cho vay được an toàn hơn.

+ Bên cạnh đó bản thân CBTD cũng cần phải tự nâng cao kiến thức của mình về tình hình kinh tế, chính trị- xã hội, thị trường, tin học, ngoại ngữ, kỷ năng giao tiếp, kỷ năng thuyết trình, kỷ năng đàm phán.

- Định kỳ 06 tháng, hàng năm cần phải thực hiện đánh giá, phân loại CBTD để có hướng đào tạo và bổ sung kịp thời các kiến thức. Rà soát sắp xếp bố trí CBTD phù hợp theo năng lực, sở trường của mỗi người và chuyển sang công việc khác đối với những CB không đủ phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có những hành vi không đúng đắn ảnh hưởng đến uy tín của NH.

- Tăng cường tính kỷ luật, cương quyết xử lý các CBTD vi phạm quy trình, quy chế nghiệp vụ làm thất thoát tài sản của NH.

- Phải có chính sách đãi ngộ CBTD hợp lý về tiền lương, tiền thưởng, càng có ý nghĩa quan trọng bởi vì đội ngũ CBTD là những người cống hiến nhiều nhất, chịu nhiều áp lực do tính chất công việc có tính rủi ro cao. Có như vậy CB mới tâm huyết

trong công tác và phục vụ ổn định lâu dài. Thực hiện nghiêm minh chính sách này sẽ khuyến khích CB sáng tạo, phát huy trách nhiệm và quyền hạn của cá nhân trong việc cho vay an toàn và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó còn làm hạn chế chảy máu chất xám, giảm lợi thế cạnh tranh của NH.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển chi nhánh kiên giang (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)