định lượng.
2.3.2.1 Tỷ lệ nợ quá hạn
Nợ quá hạn là một vấn đề mà bất cứ một ngân hàng nào khi thực hiện cho vay đều gặp phải vấn đề nợ quá hạn, nợ khó đòi hoặc không thu được nợ. Những rủi ro đó gây tổn thất cho ngân hàng trên nhiều lĩnh vực mà khó có thể tránh được. Nợ quá hạn là một chỉ tiêu phản ánh CLTD của một ngân hàng thương mại nhưng đồng thời nó cũng là một chỉ tiêu phản ánh độ rủi ro mà một ngân hàng gặp phải. Khi doanh số cho vay tăng, dư nợ tăng nhưng việc thu nợ lại khiến cho ngân hàng gặp nhiều vướng mắc khi không thu hồi được nợ. Khi chỉ tiêu nợ quá hạn vượt quá mức cho phép thì rõ ràng cả hiệu quả lẫn CLTD của khoản vay không còn ý nghĩa gì nữa. Ngân hàng thương mại, trước hết là các ngân hàng yếu kém do nợ tăng, nên mất khả năng chi trả, thậm chí mất khả năng thanh toán.
Trong quá trình thực hiện việc cho vay đối với khách hàng, BIDV Kiên Giang luôn cố gắng tìm cách hạn chế mọi khả năng không thu hồi được các khoản cho vay. Tuy nhiên, BIDV Kiên Giang cũng không lường hết được những rủi ro sẽ đến và tình trạng nợ quá hạn vẫn xẩy ra và có xu hướng ngày càng gia tăng. Tình hình nợ quá hạn tại NH được thể hiện qua bảng số liệu sau đây:
Bảng 2.7 Tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm
Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chỉ tiêu
Dư nợ Dư nợ Dư nợ
- Nợ quá hạn 28.2 104.8 110.7
- Tổng dư nợ 1,869 2,075 2,351
- Tỷ lệ nợ quá hạn 1.51% 5.05% 4.71%
Tỷ lệ nợ quá hạn của BIDV năm 2010 là 1,51%, tỷ lệ này là tương đối tốt. Nhưng đến năm 2011, 2012 tỷ lệ nợ quá hạn tăng lên khá cao với tỷ lệ lần lượt là 5,05% ; 4,71%. Do tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế, đặc biệt là đầu ra của sản phẩm dẫn đến tình trạng nợ quá hạn gia tăng nhanh. Nợ quá hạn từ 28,2 tỷ đồng năm 2010 tăng lên thành 104,8 tỷ năm 2011 và tiếp tục tăng lên 110,7 tỷ đồng vào năm 2012. Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2012 có giảm so với năm 2011 nhưng tỷ lệ này còn khá cao so với mặt bằng chung của các NH lớn trên cùng địa bàn. Điều đó cho thấy CLTD và xử lý nợ tồn đọng của BIDV Kiên Giang chưa được tốt.
Nhận xét : Qua kết quả trên cho thấy, chi nhánh đã cố gắng trong việc xử lý nợ quá hạn nhưng hiệu quả chưa cao. Mặc dù, nợ quá hạn trong một số thời điểm là không thể tránh khỏi trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, nợ quá hạn còn tồn tại thì sẽ ảnh hưởng xấu đến CLTD của ngân hàng. Vì vậy, cần phải có những biện pháp xử lý nợ quá hạn nhằm thu hồi vốn cho ngân hàng và nâng cao CLTD.
- Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn : đây cũng là một trong các chỉ tiêu để đánh giá CLTD tại BIDV Kiên Giang. Qua đó xác định được số lượng khách hàng có nợ quá hạn.
Bảng 2.8: Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1. Tổng số khách hàng có dư nợ (KH) 2,113 2,389 2,597 Trong đó - Khách hàng là cá nhân, hộ gia đình 1,952 2.218 2,434 - Khách hàng lả tổ chức kinh tế 161 171 163 2. Tổng số khách hàng có nợ quá hạn (KH) 121 159 182 Trong đó - Khách hàng là cá nhân, hộ gia đình 112 141 161 - Khách hàng lả tổ chức kinh tế 9 18 21 3. Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn (%) 5.7% 6.% 7% (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh tại BIDV Kiên Giang 2010, 2011, 2012)
Nhìn bảng số liệu ta thấy trong năm 2011 tỷ lệ KH có nợ quá hạn tăng 0,3% so với năm 2010, tương ứng tăng thêm 38 KH trong tổng số KH có dư nợ, trong đó KH cá nhân chiếm 29 KH, KH doanh nghiệp là 9 KH. Đến năm 2012, tỷ lệ KH có nợ quá
hạn tăng lên 7% trong tổng số KH có dư nợ, trong tổng số tăng thêm 23 KH thì KH cá nhân chiếm 20 KH. Như vậy, lượng khách hàng có nợ quá hạn của BIDV Kiên Giang tăng đều qua các năm và tập trung chủ yếu ở khách hàng cá nhân. Điều đó, chứng tỏ chất lượng thẩm định tín dụng của BIDV Kiên Giang còn bộc lộ nhiều yếu điểm, đã để phát sinh tăng số khách hàng có nợ quá hạn. Để phân tích một cách chi tiết hơn về nợ quá hạn của BIDV Kiên Giang, ta đánh giá thêm chỉ tiêu:
- Cơ cấu nợ quá hạn
Bảng 2.9. Cơ cấu nợ quá hạn
Đơn vị tính: tỷ đồng, %
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1. Dư nợ cho vay ngắn hạn 1,204 1,538 1,742
+ Dư nợ ngắn hạn quá hạn 16 70 80.9
+ Tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn (%) 1.3% 4.6% 4.6%
2. Dư nợ cho vay trung, dài hạn 665 537 609
+ Dư nợ trung, dài hạn quá hạn 12.2 34.8 29.8
+ Tỷ lệ nợ trung, dài hạn quá hạn (%) 1.8% 6.5% 4.9%
3. Tỷ lệ quá hạn / tổng dư nợ 1.51% 5.05% 4.7%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh tại BIDV Kiên Giang 2010, 2011, 2012)
Biểu đồ 2.4: Nợ quá hạn theo thời gian
Bảng 2.9 cho thấy nợ quá hạn ngắn hạn có xu hướng tăng mạnh qua các năm, nợ quá hạn trung dài hạn năm 2011 tăng 22,6 tỷ đồng so với năm 2010, tăng tương ứng 4,7%, năm 2012 có giảm nhưng không đáng kể so với tốc độ tăng của năm 2011, giảm 5 tỷ đồng tương ứng 1,6%. Nhìn chung tỷ lệ nợ quá hạn tập trung chủ yếu ở dư
nợ ngắn hạn. Điều này cho thấy chất lượng nợ của BIDV Kiên Giang có xu hướng giảm xuống từ năm 2011 trở lại đây, mặc dù tỷ lệ này vẫn nằm trong mức cho phép (< 5 %).
- Nợ quá hạn theo ngành nghề
Bảng 2.10: Nợ quá hạn theo ngành nghề
Đơn vị tính: tỷ đồng, %
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Nhóm ngành Dư
nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ
Nông nghiệp, nông lâm nghiệp và thủy sản 4 14% 4.1 3.9% 3.9 3.5%
Công nghiệp chế biện, chế tạo 6.5 23% 26 24.8% 27.1 24.5%
Xây Dưng 0.4 1% 31.3 29.9% 22 19.9%
Bán buôn và bán lẽ, sửa chữa ô tô, mô tô,
xe máy và xe có đông cơ khác 6.8 24% 22.9 21.9% 31.7 28.6%
Vận tải kho bãi 5.6 20% 8.1 7.7% 11.9 10.7%
Họat động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 1.4 5% 1.1 1.0% 0.9 0.8%
Khác 3.5 12% 11.3 10.8% 13.2 11.9%
TỔNG CỘNG 28.2 100% 104.8 100.0% 110.7 100%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh tại BIDV Kiên Giang 2010, 2011, 2012)
Qua bảng 2.10 cho thấy nợ quá hạn tăng nhanh và tập trung chủ yếu ở các ngành: bán buôn và bán lẽ; công nghiệp chế biến, chế tạo; xây dựng. Ngành có tỷ lệ nợ quá hạn thấp là ngành hoạt động tài chính và dịch vụ hỗ trợ. Do tỷ trọng cho vay của ngành này thấp, còn các ngành khác có thay đổi nhưng không nhiều.
Như vậy, qua phân tích cho thấy được nợ quá hạn tập trung ở ngành nghề cho vay nào, ngắn hạn hay trung dài hạn, tập trung ở KH cá nhân hay tổ chức. Từ đó có cái nhìn tổng quát hơn, tìm ra nguyên nhân và giải pháp thực hiện.
Phân tích nguyên nhân gây ra nợ quá hạn:
- Trong những năm gần đây kinh tế thế giới tiếp tục khó khăn, thị trường tiền tệ nhiều biến động diễn biến phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro; kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, hiện tình hình này vẫn chưa được cải thiện nhiều, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và khả năng trả nợ của KH.
- Do áp lực tăng dư nợ, áp lực cạnh tranh giữa các Ngân hàng, trình độ của CBTD còn hạn chế, khi thẩm định xét duyệt các khoản vay chưa phân tích rõ tình hình tài chính của khách hàng, các viễn cảnh có thể xảy ra trong tương lai, tình hình thay đổi của thị trường, cơ chế, chính sách của địa phương và Chính Phủ.
- Tập trung đầu tư vào các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro như: cho vay đóng mới xà lan vận chuyển hàng hóa, cho vay các doanh nghiệp xuất khẩu thủy hải sản, bất động sản đóng băng và giá bất động sản giảm, khả năng trả nợ của các doanh nghiệp kém đi và việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ xấu của ngân hàng gặp khó khăn.
- Công tác thanh tra, giám sát ngân hàng trong một thời gian dài chưa phát huy hiệu quả trong việc phát hiện ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm, rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng .
2.3.2.2 Tỷ lệ nợ xấu
Ngày nay, khi xét đến CLTD của một Ngân hàng, ngoài việc xem xét đánh giá các khoản nợ vay quá hạn thì hàng quý các Ngân hàng còn phải thực hiện phân loại nợ nhằm tìm ra những khoản nợ xấu, tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động tín dụng Ngân hàng từ đó thực hiện các biện pháp trích lập dự phòng rủi ro hợp lý, hạn chế một cách thấp nhất rủi ro tín dụng, nâng cao hơn nữa CLTD Ngân hàng. Tại BIDV Kiên Giang tình hình nợ xấu được biểu hiện cụ thể:
Bảng 2.11: Tỷ lệ nợ xấu
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chỉ tiêu
Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ
- Nợ xấu 19.8 100% 58 100% 45.2 100% Trong đó: + Ngắn hạn 15 76% 48.6 84% 38 84% + Trung, dài hạn 4.8 24% 9.4 16% 7.2 16% - Tông dư nợ 1,869 2,075 2,351 - Tỷ lệ nợ xấu 1.06% 2.80% 1.92%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh tại BIDV Kiên Giang 2010, 2011, 2012)
Biểu đồ 2.6: Nợ xấu theo thời gian
Tỷ lệ nợ xấu: Đây là nhóm dư nợ tiềm ẩn rủi ro cao và ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Năm 2010 dư nợ xấu này 19,8 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 1,06 % tổng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu này tương đối tốt. Điều đó chứng tỏ CLTD và năng lực quản lý khoản vay của chi nhánh giai đoạn này là khá tốt.
Tuy nhiên, sang đến năm 2011 thì tỷ lệ nợ xấu tăng đến 2,8% tổng dư nợ, tăng thêm 39,2 tỷ đồng so với năm 2010. Do ảnh hưởng khủng hỏang kinh tế thế giới, đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả họat động kinh doanh và tình hình tài chính của các doanh nghiệp, khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thực hiện cam kết trả nợ với NH. Tỷ lệ nợ xấu của NH tăng lên là một thực tế khó tránh khỏi. Năm 2012 nợ xấu chiếm 1,92% nợ xấu trên tổng dư nợ, giảm 12,8 tỷ đồng so với năm 2011. Điều này chứng tỏ Ngân hàng đã có biện pháp xử lý nợ hiệu quả, CLTD ngày càng tốt hơn.
- Nợ xấu xét theo thành phần kinh tế:
Bảng 2.12: Nợ xấu theo thành phần kinh tế
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chỉ tiêu
Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ
Cá nhân 15.8 80% 15.9 27% 2.4 5%
Tổ chức kinh tế 4 20% 42.1 73% 42.8 95%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh tại BIDV Kiên Giang 2010, 2011, 2012)
Qua bảng 2.12 cho thấy nợ xấu tập trung chủ yếu ở KH là tổ chức kinh tế, năm 2011 chiếm 73%, năm 2012 chiếm đến 95% tổng nợ xấu của NH. Nợ xấu tổ chức kinh tế tăng mạnh ở năm 2011, 2012 so với năm 2010. Nợ xấu KH cá nhân năm 2010, 2011 không thay đổi nhiều, nợ xấu năm 2012 giảm mạnh.
- Nợ xấu xét theo ngành nghề:
Bảng 2.13: Nợ xấu theo ngành nghề
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chỉ tiêu
Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ Nông nghiệp, nông lâm nghiệp và
thủy sản 3.96 20% 3.96 6.8% 0.8 1.8%
Công nghiệp chế biện, chế tạo 2.52 13% 21.1 36.4% 21.9 48.5%
Xây Dưng 0.4 2% 4.5 7.8% 5.3 11.7%
Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô
tô, xe máy và xe có đông cơ khác 6.7 34% 16.6 28.6% 8.58 19.0%
Vận tải kho bãi 3.17 16% 5.3 9.1% 5.17 11.4%
Họat động hành chính và dịch vụ hỗ
trợ 1.4 7% 0.41 0.7% 0.45 1.0%
Khác 1.65 8% 6.13 10.6% 3 6.6%
Biểu đồ 2.7: Nợ xấu theo ngành nghề
Qua bảng trên cho thấy nợ xấu tập trung chủ yếu ở các ngành: công nghiệp chế biến, chế tạo; bán buôn và bán lẻ, xây dựng; vận tải kho bãi. Bên cạnh đó ngành nông nghiệp, nông lâm nghiệp là ngành có tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh qua hàng năm, còn các ngành khác có thay đổi nhưng không nhiều. Nhìn chung, từ số liệu trên cho thấy, nợ xấu tại BIDV Kiên Giang được kiểm soát và có chiều hướng giảm. CLTD ngày càng được cải thiện tốt hơn.
2.3.2.3 Dư nợ tín dụng theo tài sản đảm bảo
Bảng 2.14: Cơ cấu dư nợ theo hình thức đảm bảo tiền vay
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chỉ tiêu Dư nợ Tỷ
trọng
Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng
Tổng dư nợ cho vay 1,869 100% 2,075 100% 2,351 100%
- Dư nợ có đảm bảo bằng tài sản 1,607 86% 2,023 97% 2,212 94% - Dư nợ không có đảm bảo bằng
tài sản 262 14% 52 3% 139 6%
Biểu đồ 2.8: Cơ cấu dư nợ theo hình thức đảm bảo tiền vay
Nhìn chung các khoản cho vay tại BIDV Kiên Giang dư nợ cho vay có tài sảm đảm bảo chiếm tỷ trọng khá cao, cụ thể: năm 2011 là 97%, năm 2012 là 94% trên tổng dư nợ. So với năm 2010 thì tỷ trọng cho vay dư nợ có đảm bảo bằng tài sản chiếm 86%, điều này cho thấy Chi nhánh giảm dần các khỏan cho vay không có đảm bảo bằng tài sản nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra, đặc biệt trong những năm gần đây khi nền kinh tế bị khủng hỏang, kinh tế trì trệ, doanh nghiệp phá sản ngày càng nhiều. Các khoản cho vay không có đảm bảo tại BIDV Kiên Giang đa số là cho vay tín chấp đối với cán bộ công nhân viên đỗ lương qua Chi nhánh, trong đó có cán bộ của đơn vị và một số doanh nghiệp Nhà nước áp dụng tín chấp một phần, còn đối với khách hàng khác thì chiếm tỷ lệ không đáng kể.
2.3.2.4 Tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động tín dụng
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn tín dụng, một khoản tín dụng ngắn hạn hay trung, dài hạn sẽ không thể coi là có chất lượng cao nếu nó không mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ các khoản cho vay của ngân hàng sinh lời, CLTD tốt, ngược lại chỉ tiêu này thấp thì có nghĩa là hoạt động tín dụng có hiệu quả không cao. Tuy nhiên chỉ tiêu này chỉ có tính tương đối trong đánh giá CLTD vì nó còn chịu ảnh hưởng từ lãi suất, chính sách khách hàng, … tổng hòa lợi ích từ khách hàng.
Chỉ tiêu lợi nhuận tín dụng trên tổng dư nợ tín dụng của BIDV Kiên Giang được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.15: Chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động tín dụng tại BIDV Kiên Giang từ năm 2010 đến năm 2012 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tăng/giảm 20111/2010 Tăng/giảm 2012/2011 Lợi nhuận từ họat động tín
dụng 34.5 63.7 69.72 85% 9%
Tổng lợi nhuận 42.1 71.5 87.1 70% 22%
Lợi nhuận từ HĐTD/ Tổng lợi
nhuận 81.95% 89.09% 80.05% 9% -10%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh tại BIDV Kiên Giang 2010, 2011, 2012)
Qua bảng số liệu cho thấy lợi nhuận từ hoạt động tín dụng/ tổng lợi nhuận có xu hướng giảm dần qua các năm. Tốc độ tăng dư nợ cho vay năm 2012 tăng hơn so với năm 2011, nhưng tốc độ tăng trưởng lợi nhuận năm 2012/2011 là 9% thấp hơn tốc độ tăng trưởng so với năm 2011/2010 là 85%, không phải cho vay không đạt hiệu quả, do yều cầu của NHNN, Chính Phủ và văn bản chỉ đạo của TW giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong giai đoạn kinh tế khó khăn, chênh lệch giữa niêm huy động vốn và cho vay giảm hơn so với