Nâng cao chất lượng dịchvụ

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển chi nhánh kiên giang (Trang 118)

Giải quyết cho vay với thời hạn nhanh nhất, tránh làm mất thời gian của khách hàng, cải thiện chất lượng phục vụ khách hàng là vấn đề quan trọng mà ngân hàng cần quan tâm, vì giải quyết cho vay nhanh không những tạo sự thuận lợi cho khách hàng mà còn thể hiện sự tôn trọng khách hàng, để lại ấn tượng tốt trong khách hàng, tạo danh tiếng tốt cho ngân hàng với một số biện pháp sau:

+ Các phòng ban tác nghiệp và các khối kinh doanh phải có bảng đăng ký mục tiêu chất lượng thực hiện công việc của từng phòng, theo từng dòng sản phẩm cụ thể và phải được duyệt của Ban Giám Đốc. Các phòng tác nghiệp phải hiểu đúng nhiệm vụ của mình là hỗ trợ các khối kinh doanh trực tiếp hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh, không nên gây khó khăn làm cản trợ công việc chung. Phải có sự phối hợp nhịp nhàng và thông suốt thì giải quyết hồ sơ khách hàng mới nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo an toàn, hiệu quả và nâng cao chất lượng dịch vụ của Ngân hàng.

+ Cần chuyên biệt theo các dòng sản phẩm và tách bạch ra từng công việc, từng khâu, từng dòng sản phẩm sẽ giúp cho công việc chuyên nghiệp và thực hiện được nhanh chóng, đồng thời tránh được tình trạng tiêu cực trong cho vay xảy ra nhằm tăng hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng.

+ Quyết liệt triệt để nâng cao chất lượng, phong cách giao dịch phục vụ khách hàng trong Chi nhánh để mỗi cán bộ BIDV Kiên Giang là một đại sứ thương hiệu tốt.

KIẾN NGHỊ

1. Kiến nghị đối với BIDV

- Thường xuyên tổ chức đào tạo cho cấp lãnh đạo trung gian các kiến thức về quản trị ngân hàng chú trọng đến quản trị rủi ro; các kỹ năng quản lý, điều hành...và đào tạo cho các cán bộ theo từng chuyên đề sản phẩm tín dụng từ cơ bản đến nâng cao.

- Tăng cường trách nhiệm và quyền hạn cho lãnh đạo các Chi nhánh.

- Bộ phận pháp chế trung ương khi xây dựng, ban hành quy trình nghiệp vụ, biểu mẫu hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay, quy trình cho vay phải có

tính ổn định lâu dài. Tránh văn bản, quy trình chỉnh sửa, sửa đổi thường xuyên, thay đổi liên tục, gây phiền hà, mất thời gian của ngân hàng, khách hàng và tốn kém tiền bạc của khách hàng, làm giảm uy tín của BIDV. Dẫn tới việc rất dễ xảy ra vi phạm gây tổn thất cho ngân hàng, bên cạnh đó gây khó khăn cho công tác triển khai hoạt động tín dụng và trong quá trình rà soát và kiểm tra.

- Tăng cường công tác phòng chống tham nhũng, giáo dục đạo đức cán bộ; Thực hiện có hiệu quả hơn cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và thực hiện Nghị quyết TW 4 (khóa XI) trong toàn Ngành. Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, tác nghiệp của cán bộ; giữ vững đoàn kết nội bộ và tinh thần hợp tác.

- Sớm hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình. Để có cơ chế chính sách áp dụng phù hợp nhằm gia tăng quy mô hoạt động tín dụng bán lẻ theo đính hướng phát triển của ngành.

2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- Nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý để các ngân hàng có căn cứ thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ, hướng theo thông lệ quốc tế. Song song với việc xây dựng, hoàn thiện xếp hạng tín dụng nội bộ, cần có chính sách phát triển các đơn vị xếp hạng tín dụng độc lập làm cơ sở tham chiếu chung trong công tác xếp hạng tín dụng. Kinh nghiệm của nhiều nước trong khu vực cho thấy, việc phát triển các tổ chức xếp hạng tín dụng không do Nhà nước quản lý để hạn chế việc chi phối của tổ chức hay cá nhân làm sai lệch kết quả xếp hạng là rất quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

- Thanh tra NHNN cần nâng cao chất lượng thanh tra bằng cách nắm bắt kịp thời các nghiệp vụ kinh doanh, dịch vụ ngân hàng hiện đại, xây dựng hệ thống thông tin tài chính hiện đại áp dụng các công nghệ mới nhằm giám sát liên tục hoạt động kinh doanh của các NHTM dưới hai hình thức là thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa đảm bảo cho hệ thống họat động an tòan, hiệu quả.

- Tăng cường công tác thanh tra, giám sát thị trường tiền tệ, thị trường vàng và hoạt động ngân hàng; kiểm soát chặt chẽ chất lượng hoạt động của các TCTD, nhất là các tỷ lệ an toàn, thanh khoản, CLTD và qui định về lãi suất, tỷ giá. Xử lý kịp thời những sai phạm và các vấn đề nảy sinh, đảm bảo hoạt động của các TCTD theo đúng qui định pháp luật, an toàn, hiệu quả. Kiên quyết xử lý đối với những NHTM cố tình

lách luật, dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh để lôi kéo các khách hàng của các ngân hàng khác, gây gối lọan thị trường.

- Thanh tra ngân hàng thông qua nghiệp vụ giám sát từ xa nếu phát hiện những sai phạm hay nguy cơ rủi ro mới phát hiện cần cảnh báo kịp thời đến các NHTM để có biện pháp ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.

- Đầy mạnh xử lý những bất ổn trong nội tại của một số ngân hàng, giám sát dòng tiền luân chuyển trong nội bộ ngân hàng. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản làm hệ thống ngân hàng luôn bất ổn, và tích tụ rủi ro hệ thống lớn. Khi giám sát được dòng vốn ra khỏi vòng luẩn quẩn bởi một số ngân hàng, nợ xấu của các ngân hàng thương mại có điều kiện được xử lý, điểm nghẽn về vốn sẽ được khắc phục, việc tiếp cận vốn của DN sẽ dễ dàng hơn.

- Đẩy nhanh quá trình thực hiện để án thanh tóan không dùng tiền mặt thông qua việc hòan thiện các văn bản liên quan. Phối hợp với các cơ quan luật pháp trong vấn đề phòng chống tội phạm, đảm bảo tính bảo mật cao cho các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ những số liệu đã phân tích và đánh giá ở chương 2, cùng với những thành tựu và hạn chế trong hoạt động tín dụng tại BIDV Kiên Giang trong thời gian qua, chương 3 của luận văn đã xác định xu hướng phát triển của hoạt động tín dụng. Trên cơ sở đó, luận văn mạnh dạn đề xuất một số giải pháp để hoàn chỉnh nghiệp vụ, nâng cao CLTD tại BIDV Kiên Giang nhằm góp phần chuyển giao nguồn vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn một cách an toàn, hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh và mạng lại lợi nhuận cao nhất với mức rủi ro thấp nhất đến cho hoạt động tín dụng ngân hàng./.

KẾT LUẬN

Hoạt động của NHTM có vai trò quan trọng đối với sự ổn định và phát triển của nền kinh tế. Vì vậy sự phát triển bền vững của NHTM đã đặt ra trong quản lý hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng nhằm tăng trưởng và phát triển bền vững nền kinh tế nhất là trong giai đoạn hiện nay. Nâng cao CLTD đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh của NHTM. CLTD phụ thuộc nhiều vào công tác quản lý hoạt động tín dụng, đặt biệt là quản lý rủi ro tín dụng. CLTD nó luôn đòi hỏi phải được nâng cao trong suốt quá trình hoạt động của ngân hàng. Chuyên đề luận văn này đã hệ thống hoá các lý luận cơ bản về tín dụng, chất lượng tín dụng, tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng tín dụng. Từ nghiên cứu lý luận, đã soi rọi vào thực tiễn hoạt động của BIDV Kiên Giang, phân tích đánh giá CLTD để từ đó tìm ra nguyên nhân, những nhân tố ảnh hưởng tới CLTD.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường tăng trưởng, cạnh tranh và biến động mạnh, hoạt động ngân hàng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là hoạt động tín dụng. Thực tế hoạt động tín dụng của BIDV Kiên Giang trong thời gian qua tăng trưởng cao nhưng vẫn còn tồn tại một số khiếm khuyết, đó là hiệu quả hoạt động tăng chưa cao, CLTD chưa tốt, thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu còn cao. Do vậy việc thường xuyên nghiên cứu, tìm ra các giải pháp nâng cao CLTD tại BIDV Kiên Giang là vấn đề không thể thiếu được trong công tác tăng trưởng tín dụng ngân hàng.

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành một số nhiệm vụ sau:

1. Trình bày cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng thương mại, chất lượng tín dụng và một số vấn đề về CLTD.

2. Trình bày và phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tại BIDV Kiên Giang. Từ đó nêu lên những thành tựu đạt được, những hạn chế còn tồn tại và chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong hoạt động tín dụng tại BIDV Kiên Giang.

3. Đưa ra một số giải pháp chủ yếu cho BIDV Kiên Giang, NHNN, Chính phủ nhằm góp phần nâng cao CLTD, hạn chế rủi ro xảy ra.

Các giải pháp và đề xuất trong luận văn dựa trên cơ sở lý luận cũng như tính thực tiễn của các giải pháp thông qua việc tham khảo những tạp chí, luận văn, một số website trên mạng, những ý kiến của chuyên gia, tài liệu liên quan đến hoạt

động tín dụng ngân hàng. Qua bài luận văn này cùng với những giải pháp đưa ra, tác giả mong muốn sẽ được áp dụng tại BIDV Kiên Giang đồng thời có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các chi nhánh khác trong hệ thống BIDV trong thời gian tới nhằm nâng cao CLTD, góp phần tăng hiệu quả trong hoạt động kinh doanh đồng thời khẳng định thương hiệu BIDV. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên do điều kiện hạn chế về thời gian cũng như trình độ nên chắc chắn luận văn không sao tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung quý báu của tất cả các Quý thầy, cô cùng bạn bè để luận văn được hoàn chỉnh hơn./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đăng Dờn (2011), Quản trị Ngân hàng Thương Mại Hiện Đại , NXB Phương Đông.

2. Lê Vă n Tề (2013), Tín dụng ngân hàng, NXB lao động.

3. Nguyễn Thị Liên Việt ( 2006), Chiến lược và chính sách kinh doanh, NXB lao động- xã hội.

4. Học viện ngân hàng (2001), Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê Hà Nội. 5. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng. 6. Từ điển bách khoa (2001), Thuật ngữ kinh tế, Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa. 7. Phan Thị Linh (2012), “Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại của một số nước trên thế giới, tạp chí điện tử pháp lý.

8. Vũ Văn Thực (2013), “Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam , tạp chí phát triển và hội nhập (UEF).

9. Trịnh Bá Tửu (2005), “Phòng chống rủi ro tín dụng- Kinh nghiệm của các Ngân hàng Thái Lan” , tạp chí Ngân hàng - số chuyên đề.

10. BIDV (2010, 2011, 2012), Tạp chí Đầu tư - Phát triển, Hà Nội

11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010, 2011, 2012), Tạp chí Ngân hàng,

Hà Nội

12. BIDV Kiên Giang (2010, 2011, 2012), Báo cáo tổng kết, Kiên Giang. 13. BIDV (2012), Lịch sử Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam thời kỳ 1957- 2012, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia

14. Ngân hàng Nhà nước Kiên Giang (2010, 2011, 2012), báo cáo tổng kết, Kiên Giang.

15. Ngân hàng Nhà nước (2001), Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN, Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

16. Ngân hàng Nhà nước (2005), Quyết đnh 493/2005/QĐ- NHNN, Quy định về việc phân lọai nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong họat động của tổ chức tín dụng.

17. Ngân hàng Nhà nước (2007), Quyết đnh 18/2007/QĐ- NHNN, về việc sửa đổi bổ sung quyết định 493/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005.

*Các Website:

1. www.bidv.com.vn: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 2. www.economy.com.vn: Thời báo kinh tế Việt Nam

3. www.kiengiang.gov.vn Trang web tỉnh Kiên Giang

4. www.phaply.vn Cơ quan ngôn luận của Hội Luật gia Việt Nam 5. www.sbv.gov.vn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam

6. www.vbard.com.vn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Viêt Nam 7. www.vietcombank.com.vn : Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam 8. www.vietinbank.vn: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT

Xin chào các anh/chị! Nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu về nguyên nhân gây ra nợ xấu tín dụng tại BIDV Kiên Giang hiện nay và từ đó đưa ra những giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng, tôi rất mong sự hợp tác trả lời Phiếu điều tra khảo sát này của anh/chị. Để trả lời các câu hỏi này, các anh/chị phải làm việc trong lĩnh vực tín dụng tại các ngân hàng. Tôi xin cam kết thông tin của anh/chị chỉ được sử dụng nhằm mục đích nghiên cứu, không nhằm mục đích thương mại. Các thông tin này sẽ được giữ bí mật và chỉ được cung cấp cho thầy cô để kiểm chứng khi có nhu cầu. Trong các nguyên nhân dưới đây gợi ý tới tính phổ biến của các nguyên nhân theo thứ tự: 1. Không xảy ra; 2. Ít xảy ra; 3. Thường xảy ra.

Ngày khảo sát ... Nơi anh/chị đang làm việc:……… Bộ phận làm việc ………...……

 Quy mô dư nợ tín dụng tại phòng Anh (Chị) làm việc:

Dưới 200 tỷ đồng Từ 200 – 400 tỷ đồng Trên 400 tỷ đồng

 Số năm làm công tác tín dụng ngân hàng:

Dưới 3 năm Từ 3 – 6 năm Trên 6 năm

 Bằng cấp chuyên môn của Anh (Chị): (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trung cấp, Cao đẳng Đại học Trên Đại học

1. Anh chị cho biết tính phổ biến của các nguyên nhân rây ra nợ xấu tín dụng phát sinh từ các nguyên nhân khách quan?

Kết quả

STT Nguyên nhân Không

đồng ý Ít đồng ý Rất đồng ý 1

Nguyên nhân bất khả kháng như thiên tại, thời tiết,

dịch bệnh

2 Hệ thống thông tin của NHNN chưa phát triển 3

Nền kinh tế thế giới và trong nước đang khó khăn

và không ổn định

4 Cơ chế, chính sách nhà nước không ổn định

2. Anh chị cho biết tính phổ biến của các nguyên nhân rây ra nợ xấu tín dụng phát sinh từ khách hàng vay?

Kết quả

STT Nguyên nhân Không

đồng ý Ít đồng ý Rất đồng ý 1

Năng lực tài chính, kinh doanh của khách hàng

yếu, kém

2

Báo cáo tài chính không minh bạch, gây khó khăn

trong việc thẩm định, đánh giá doanh nghiệp 3

Doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ do năng lực

quản trị điều hành yếu kém

4

Khách hàng vay vốn tại nhiều tổ chức tín dụng

nhưng không kiểm soát dòng tiền doanh nghiệp

5 Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích

6 Khách hàng thiếu thiện chí trong việc trả nợ

3. Anh chị cho biết tính phổ biến của các nguyên nhân rây ra nợ xấu tín dụng phát sinh từ năng lực quản trị của ngân hàng?

Kết quả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

STT Nguyên nhân Không

đồng ý Ít đồng ý Rất đồng ý 1

Quan tâm nhiều đến tài sản, chưa phân tích kỹ

hiệu quả của phương án/dự án kinh doanh.

2

Công tác kiểm tra, giám sát khoản vay chưa được

chú trọng

3

Hệ thống thông tin nội bộ của ngân hàng còn yếu

kém.

4

Quy định cho vay chưa chặt chẽ, thiếu kiểm tra

trong và sau cho vay

5

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ cán bộ tín dụng

còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm.

6

Đạo đức, nghề nghiệp của cán bộ làm bộ phận tín

dụng

7 Hệ thống kiểm tra nội bộ của ngân hàng còn yếu.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển chi nhánh kiên giang (Trang 118)