Với tư cách là một trung gian tài chính, hoạt động chủ yếu là đi vay để cho vay, nên nguồn vốn là yếu tố có tính chất quyết định trong kinh doanh của các NHTM.
Nhận thức được vị trí vai trò trọng yếu của nguồn vốn trong kinh doanh, cho nên bất cứ NHTM nào cũng đều quan tâm đến công tác huy động vốn.
Trong những năm vừa qua xác định rõ những thuận lợi và khó khăn trong công tác huy động vốn trên địa bàn, BIDV Kiên Giang đã đưa ra những chủ trương và biện pháp phù hợp để huy động vốn. Nguồn vốn chi nhánh huy động được bằng nhiều hình thức khác nhau: Nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu ngân hàng.
Với các hình thức huy đ ộng trên, kết hợp với nhiều kỳ hạn gửi tiền linh hoạt theo tháng, năm cùng với lãi suất áp dụng khác nhau và kèm nhiều cách ưu đãi giành cho khách hàng nhằm thu hút tiền gửi từ nền kinh tế.
2.2.1.1 Phân tích tình hình huy động vốn
BIDV là một Ngân hàng thương mại quốc doanh giữ một vị thế quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và phục vụ tốt hơn, BIDV Kiên Giang đã không ngừng cải tiến phong cách làm việc, không gian giao dịch, nâng cao năng suất lao đ ộng đ ể phục vụ tốt hơn cho khách hàng, kết quả là Ngân hàng đã đạt đ ược nhiều thành công và mang lại những khoản thu nhập đáng kể. BIDV Kiên Giang đã huy động vốn dưới hình thức ngắn hạn, trung hạn và dài hạn qua các hình thức tiền gửi thanh toán, phát hành giấy tờ có giá (kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi). Đồng thời, các loại hình tiền gửi cũng đa dạng, như: tiền gửi bậc thang, tiền gửi tiết kiệm linh hoạt,... tạo sự thuận tiện lựa chọn cho khách hàng, nhất là khách hàng chưa dự tính chính xác được thời điểm phải sử dụng tiền trong tương lai gần. Ngoài ra, công nghệ thẻ đang phát triển mạnh, ổn định và tiện ích, cùng với sự năng động trong công việc tiếp thị thẻ ở các cơ quan ban ngành, các công ty, doanh nghiệp và cả khối trường học, đặc biệt là hệ thống ATM của BIDV liên kết rút được tiền với nhiều Ngân hàng thương mại cổ phần khác như: VCB, Công Thuơng, Nông Nghiệp, Nam Việt, … cũng đã góp phần tăng nguồn vốn huy động đáng kể cho ngân hàng. Cụ thể như sau:
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại BIDV Kiên Giang từ 2010 đến 2012
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1. Theo lọai tiền tệ 1,247 100% 1,631 100% 2,038 100% -VND 1,131.9 91% 1,468.3 90% 1,965.1 96.4% -Ngọai tệ 115.1 9% 162.7 10% 72.90 3.6% 2. Theo kỳ hạn 1,247 100% 1,631 100% 2,038 100% - Nguồn vốn huy động ngắn hạn 823 66.0% 1255 77% 1,486 72.9% - Nguồn vốn huy động trung, dài hạn 6 0.5% 89 5% 239 11.7% - Nguồn vốn huy động không kỳ hạn 418 33.5% 287 18% 313 15.4%
3. Theo thành phần kinh tế 1,247 100% 1,631 62% 2,038 100% - Nguồn vốn huy động từ dân cư 579 46.4% 1,005 61.6% 1,288 63.2% - Nguồn vốn huy động từ các tổ chức
kinh tế 668.0 53.6% 626.0 38.4% 750.0 36.8% - Nguồn vốn huy động từ các TCTD - - - - - - 4. % tăng trưởng tổng huy đống vốn
so với năm trước 61% 31% 25%
5. Thị phần huy động vốn 10,8% 10,9% 11,1%
(Nguồn: Bảng Cân đối Kế Toán của BIDV Kiên Giang)
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ huy động vốn theo kỳ hạn, theo thành phần kinh tế
Xác định huy động vốn là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh Ngân hàng. Với mục tiêu tạo nền vốn ổn định và tăng trưởng
vững chắc cho kinh doanh, coi nguồn vốn nội tệ là quyết định; chú trọng tăng trưởng nguồn vốn có kỳ hạn, tăng tỷ trọng vốn trung dài hạn đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của khách hàng. Trong 03 năm trở lại đây huy động vốn tại BIDV Kiên Giang liên tục tăng trưởng qua các năm, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, để đáp ứng nhu cầu về thị trường vốn trên địa bàn.
Qua bảng 2.1, cho thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh có sự tăng trưởng trong 03 năm và tốc độ tăng trưởng tương đ ối ổn định qua các năm. Năm 2011, tổng số nguồn vốn của Chi nhánh đạt 1.631tỷ đồng tăng 384 tỷ đồng so với năm 2010, tương đương 31%. Năm 2012, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh đạt 2,038 tỷ đồng, tăng 407 tỷ đồng so với năm 2011 tương đương đạt tốc độ tăng trưởng là 25%.
* Cơ cấu nguồn vốn huy động cho thấy:
- Xét về loại tiền huy động: Tiền gửi bằng nội tệ luôn chiếm tỷ trọng cao trên dưới 90%, tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ. Do đặc thù nơi chi nhánh đóng trụ sở không có nhiều doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực xuất nhập khẩu.
- Xét theo thời gian: Bảng số liệu trên cho thấy, nguồn vốn huy động của chi nhánh chủ yếu là ngắn hạn. Do tình hình kinh tế biến động khó lường, lãi suất tiền gửi thay đổi liên tục, lãi suất huy động trong các năm qua kỳ hạn ngắn hạn có khi cao hơn kỳ hạn dài hạn, hoặc bằng nhau và hiện nay kỳ hạn dài lãi suất chỉ cao hơn ít, nên thực sự chưa thu hút được người gửi tiền. Chính vì vậy, tỷ trọng nguồn vốn huy động ngắn hạn qua các năm đều chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động trên 66%. Nguồn vốn này liên tục tăng qua các năm, cụ thể: Năm 2011 đạt 1.255 tỷ đồng tăng 432 tỷ đồng so với năm 2010. Năm 2012 đạt 1.468 tỷ đồng tăng 231 tỷ đồng so với năm 2011, tương đương tăng 18%.
Nguồn vốn không kỳ hạn không ổn định qua các năm. Đây là nguồn vốn mà khách hàng sử dụng để thanh toán do đó biến động liên tục. Những năm trở lại đây hoạt động sản xuất kinh doanh trở nên khó khăn hơn, chính vì thế mà các doanh nghiệp hay cá nhân đều tận dụng tối đa nguồn vốn có được, họ quản lý chặt chẽ và không để vốn lãng phí. Chính vì thế mà nguồn vốn này đã giảm dần đến năm 2012 chỉ còn 313 tỷ, tăng so với năm 2011 là 26 tỷ đồng và giảm 105 tỷ đồng so với năm 2010. Trong đó năm 2011 nguồn vốn không kỳ hạn đạt thấp nhất chỉ đạt 287 tỷ đồng. Đây cũng là năm đặt biệt khó khăn trong nên kinh tế.
Nguồn vốn trung dài hạn cũng tăng giảm không ổn định qua các năm. Tuy nhiên, so với tổng nguồn vốn thì nguồn vốn trung dài hạn vẫn ở mức thấp. Đây là nguồn vốn rất ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng và kế hoạch sử dụng vốn của chi nhánh. Vì thế chi nhánh cần có những biện pháp tích cực để thu hút thêm nguồn vốn này.
- Xét theo TPKT: Nguồn vốn huy động từ dân cư liên tục tăng qua các năm. Điều này xuất phát từ việc nhiều hộ dân cư có nguồn thu lớn từ tiền đền bù, bán đất đai và tình hình sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ của các hộ gia đình tại địa bàn tỉnh Kiên Giang ngày càng phát triển, mặt khác các tổ chức kinh tế đóng trên địa bàn tỉnh đa số đi vay là chủ yếu. Mặt khác, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang ngày càng có nhiều ngân hàng hoạt động sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt do đó thị phần cũng bị chia sẻ.
Trong thời gian qua công tác huy động vốn nội tệ ở các NHTM nói chung là rất khó khăn, điều này ảnh hưởng lớn về vốn kinh doanh: Trước tình hình đó, để giữ vững nguồn vốn, BIDV Kiên Giang luôn quan tâm tới việc nâng cao chất lượng nghiệp vụ huy động vốn: thường xuyên chỉ đạo cán bộ công nhân viên thực hiện tốt quy chế, lề lối làm việc, đặc biệt là chú trọng xây dựng văn hoá giao dịch với khách hàng, thường xuyên phát động các đợt thi đua huy động vốn trong tòan thể cán bộ, áp dụng các biện pháp tiếp thị khách hàng mới, chăm sóc khách hàng truyền thống như: áp dụng lãi suất huy động linh hoạt và hợp lý, tặng quà khuyến mại, tặng quà sinh nhật và các dịp lễ hội, thực hiện thu - chi tiền lưu động theo yêu cầu của khách hàng, thực hiện thao tác nhanh chóng, chính xác, an toàn cho khách hàng.
Thị phần huy động vốn của BIDV Kiên Giang nhìn chung có tăng qua các năm, tỷ lệ tăng từ 0,1%-0,2%, cụ thể: Năm 2011 thị phần huy động vốn là 10,9% tăng 0,1% so với năm 2010. Năm 2012 thị phần huy động vốn là 11,1% tăng 0,2% so với năm 2011 trên 26 tổ chức tín dụng trên địa bàn và thị phần đứng thứ 2 chỉ sau Ngân hàng Nông Nghiệp Phát triển Nông thôn tỉnh Kiên Giang chiếm 26,6% ( Do NH Nông Nghiệp lợi thế về mạng lưới họat động rộng khắp các huyện thị trong tỉnh). Điều này cho thấy Chi nhánh không ngừng nỗ lực và phấn đấu trong công tác huy động vốn, mặc dù các Ngân hàng TMCP ngày càng mở thêm Chi nhánh và mạng lưới các PGD, không những giảm thị phần huy động mà ngược lại Chi nhánh còn tăng thị phần huy động so với tổng số dư vốn huy động trên địa bàn.
Bảng số 2.2: Số liệu thị phần huy động vốn các Ngân hàng lớn trên địa bàn qua các năm
Tòan tỉnh VCB Công Thương Nông Nghiệp Sacombank
Số dư nguồn vốn huy động
2010 2011 2012 2010 2011 2012 2010 2011 2012 2010 2011 2012 2010 2011 2012
1. Theo kỳ hạn 11,550 14,967 18,375 955 1,180 1,400 780 1,560 1,290 2,235 2,900 3,380 1,245 1,165 1,490
- Nguồn vốn huy động ngắn hạn 9,656 11,281 12,709 595 795 820 520 590 840 1,270 1,975 2,375 855 695 1,135
- Nguồn vốn huy động trung,
dài hạn 779 2,116 3,350 115 64 137 35 520 115 277 213 260 50 45 35
- Nguồn vốn huy động không
kỳ hạn 1,115 1,570 2,316 245 321 443 225 450 335 688 712 745 340 425 320
2. Theo thành phần kinh tế 11,550 14,967 18,375 955 1,180 1,400 780 1,560 1,290 2,235 2,900 3,380 1,245 1,165 1,490
- Nguồn vốn huy động từ dân cư 8,072 11,074 13,503 464 685 754 450 695 603 1,572 2,283 2,683 748 810 872
- Nguồn vốn huy động từ tổ
chức kinh tế 3,478 3,893 4,872 491 495 646 330 865 687 663 617 697 497 355 618
- Nguồn vốn huy động từ các
TCTD
3. Thị phần huy động vốn 8.3% 7.9% 7.6% 6.8% 10.4% 7.0% 19.4% 19.4% 18.4% 10.8% 7.8% 8.1%
2.2.1.2 Đánh giá chung về công tác huy đ ộng vốn tại BIDV Kiên Giang - Nguồn vốn huy động liên tục tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng tổng huy động vốn năm sau so với năm trước luôn đạt tối thiểu trên 25%, đã tạo điều kiện cho ngân hàng chủ đ ộng mở rộng khả năng cho vay, đ áp ứng tốt nhất nhu cầu vốn cho nền kinh tế.
- Các sản phẩm dịch vụ huy động vốn đa dạng, phong phú với nhiều loại hình, kỳ hạn huy động khác nhau tạo nên sự linh hoạt và tiện lợi trong việc thu hút khách hàng gửi tiền. Bên cạnh đó ngân hàng còn áp dụng các chính sách về thu hút các khách hàng gởi kỳ hạn dài như: “tất toán trước hạn được hưởng lãi suất theo kỳ hạn liền kề với thời hạn thực gởi”, chính sách ưu đãi “lãi suất bậc thang” nhằm thu hút các khách hàng gởi số tiền lớn.
- Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn. Nguồn vốn này có ưu thế là chi phí rẻ, linh hoạt.
- Các hoạt đ ộng dịch vụ ngân hàng khác có liên quan như kinh doanh ngoại hối, dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ, đ ặc biệt là d ịch vụ thanh toán, chuyển tiền đ iện tử nhanh chóng, chính xác, an toàn và bảo mật đ ã góp phần quan trọng trong việc thu hút khách hàng mở tài khoản, giao dịch và thanh toán qua ngân hàng, là yếu tố cơ bản thúc đ ẩy nguồn vốn huy đ ộng dưới hình thức tiền gửi thanh toán tăng trưởng cao trong thời gian qua.
Những tồn tại và khó khăn trong công tác huy đ ộng vốn tại BIDV Kiên Giang:
- Cùng với sự đi lên của nền kinh tế đ ất nước, thị trường tài chính ngày càng phát triển theo hướng hoàn thiện (hình thành đầy đủ các loại thị trường: thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm, và các định chế tài chính phi ngân hàng,…). Chính vì lẽ đó mà các nhà đầu tư có nhiều kênh để lựa chọn đầu tư sao cho mang lại lợi ích kinh tế cao nhất. Dẫn đến vốn nhàn rỗi vào các ngân hàng cũng bị chi phối đáng kể.
- Sự cạnh tranh không tích cực giữa các NHTM với nhau có tác động ảnh hưởng rất lớn đ ến hoạt đ ộng và khả năng huy động vốn của BIDV Kiên Giang, bởi lẻ sự gia tăng lãi suất huy động vốn, kéo theo lãi suất đầu ra tăng, từ đó làm gia tăng mức độ tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động tín dụng, và ảnh hưởng đến thu nhập trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
- Việc mở rộng về quy mô và mạng lưới kinh doanh của các tổ chức tín dụng (đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần) đã làm cho hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng cạnh tranh quyết liệt.
- Đội ngũ cán bộ công nhân viên của Chi nhánh có sự thay đổi nhiều trong việc chủ động tìm kiếm bán các sản phẩm cho khách hàng nhưng chưa thật sự nặng động và nhạy bén so với các cán bộ của các NH TMCP khác trên cùng địa bàn. Điều này đã làm giảm đi phần nào hiệu quả trong công tác huy động vốn của Chi nhánh.
2.2.2. Hoạt động cho vay
Hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu của ngân hàng, nó quyết định phần lớn đến hiệu quả kinh doanh và quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng. Đối với BIDV Kiên Giang, thực trạng hoạt động này trong những năm qua được phản ánh bởi hệ thống các chỉ tiêu phân tích sau:
2.2.2.1. Phân loại dư nợ theo loại tiền tệ
Bảng 2.3: Tình hình dư nợ tín dụng theo loại tiền tệ giai đoạn 2010-2012
Đơn vị tính: tỷ đồng.
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chỉ tiêu cho vay
Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng
Tổng Cộng 1,869 100% 2,075 100% 2,351 100%
-VND 1,825 98% 2,005 97% 2,267 96%
-Ngọai tệ 44 2% 70 3% 84 4%
% tăng trưởng so với
năm trứơc 44% 11% 13%
(Nguồn: Số liệu tại BIDV Kiên Giang qua các năm)
Qua bảng số liệu cho thấy hoạt đ ộng tín dụng của BIDV Kiên Giang liên tục tăng trưởng qua các năm, cụ thể: Năm 2012, tổng dư nợ đạt 2.351 tỷ đồng, tăng 276 tỷ đồng so với năm 2011, tốc độ tăng 13% so với thời điểm năm 2011. So với chỉ tiêu kế hoạch đề ra cho năm 2012 là 2.324 tỷ đồng, dư nợ cho vay vượt 1% so với chỉ tiêu kế hoạch và đảm bảo giới hạn tín dụng TW cho phép. Trong đ ó dư nợ cho vay VNĐ đạt 2.267 tỷ đồng, tăng 262 tỷ đ ồng, chiếm tỷ trọng 96% trong tổng dư nợ. Dư nợ cho vay ngọai tệ năm 2012 là 84 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 4% trong tổng dư nợ, tăng 14 tỷ đồng so với năm 2011, tương đương 20%. Cho vay ngọai tệ chiếm tỷ trọng thấp so với tổng dư nợ, do các doanh nghiệp nhập khẩu trên địa bàn tỉnh không nhiều, chính sách cho vay ngoại tệ của Ngân hàng còn chặt chẽ, chỉ tập trung cho vay các doanh nghiệp nhập khẩu hoặc có nguồn ngoại tệ thu về từ xuất khẩu, lãi suất cho vay ngoại tệ chưa có tính cạnh tranh so với VCB.
2.2.2.2 Phân loại dư nợ theo kỳ hạn nợ
Mục đích của việc phân loại này là giúp chúng ta thấy được cơ cấu tỷ trọng