5. Phân tích đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ tiệc cưới của nhà hàng khách
5.6.5. So sánh ý kiến đánh giá của khách hàng đối với giá cả tiệc cưới
Bảng 22: Kiểm định ANOVA sự khác biệt ý kiến đánh giá của khách hàng về giá cả
Tiêu chí Mức ý nghĩa theo các nhóm
(giá trị P) Giới tính Độ tuổi Nghề nghiệ p Thu nhập 1. Giá cả phù hợp 0,191 0,238 0,205 0,595 2. Khuyến mãi hấp dẫn 0,768 0,789 0,050 0,580
3. Có nhiều mức giá để lựa chọn 0,596 0,842 0,562 0,721
4. Nhìn chung hài lòng với giá cả của tiệc
cưới 0,316 0,217 0,203 0,501
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra năm 2011)
Chú thích:
P <= 0,01: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê cao
P <= 0,05: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trung bình P <= 0,1 : Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê thấp
P > 0,1: Không có ý nghĩa thống kê
- Giới tính: Kết quả ở bảng cho thấy không có sự khác biệt nào về đánh
giá của khách hàng có giới tính khác nhau đối với tấc cả các tiêu thức của nhóm này (P > 0,1).
- Độ tuổi: Không có sự khác biệt nào về đánh giá của khách hàng có độ
tuổi khác nhau đối với tấc cả các tiêu thức của giá cả tiệc cưới (P > 0,1).
- Nghề nghiệp: Theo kết quả phân tích cho thấy đối với tiêu thức 2 thì có
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trung bình về đánh giá của khách hàng có nghề nghiệp khác nhau (P <= 0,05). Các tiêu thức 1, 3 và 4 thì không có sự khác biệt nào về đánh giá của khách hàng có nghề nghiệp khác nhau (P > 0,1).
- Thu nhập: Kết quả ở bảng cho thấy không có sự khác biệt nào về đánh
giá của khách hàng có thu nhập khác nhau đối với tấc cả các tiêu thức của nhóm này (P > 0,1).
Tóm lại về phía khách sạn cần có sự tính toán kỹ lưỡng để có được mức giá cạnh tranh nhất, thu hút nhiều khác hàng hơn cho dịch vụ tiệc cưới của mình, cần nắm bắt được tâm lý tiêu dùng của thị trường mục tiêu, để có mức giá phù hợp hơn, có những hình thức khuyến mãi hấp dẫn đi kèm trong tiệc cưới.