Cơ cấu nguồn khách đến khách sạn theo quốc tịch sau 3 năm (2009-2010)

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TIỆC CƯỚI CỦA NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN SAIGON MORIN (Trang 51)

4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khách sạn Saigon Morin qua 3 năm (2008-

4.2. Cơ cấu nguồn khách đến khách sạn theo quốc tịch sau 3 năm (2009-2010)

Huế là một trong những điểm đến an toàn nhất của thế giới, vì thế được nhiều người chọn là điểm dừng chân của mình khi đi du lịch. Khách du lịch đến Huế rất đa dạng, từ những khách muốn khám phá nét văn hóa của Huế, đến những khách đi du lịch để nghỉ ngơi, chữa bệnh, họ đến từ những quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau, vì thế việc nghiên cứu nguồn khách sẽ giúp khách sạn có được chiến lược kinh doanh hợp lý, phù hợp với thị trường khách mục tiêu của khách sạn. Từ khi khách sạn đi vào hoạt động cho đến nay, thị trường khách châu Âu luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng lượt khách quốc tế đến với khách sạn, tiếp đến là khách châu Mỹ, châu Úc và châu Á. Thị trường khách châu Phi chiếm tỷ trọng rất nhỏ, không đáng kể.

Thị trường khách châu Âu: Là nguồn khách chủ yếu của khách sạn. Trong năm 2008, lượng khách châu Âu lưu trú tại khách sạn là 21016 lượt khách, trong đó cao nhất là khách Pháp với 8356 lượt và khách Đức với 5346 lượt. Qua năm 2009, lượng khách của thị trường này đạt được 18146 lượt, so với năm 2008 giảm 2870 lượt, tương ứng giảm 13,66%, trong đó lượng khách từ Pháp và Đức vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2010, lượng khách châu Âu lưu trú tại khách sạn là 19013 lượt, tăng lên 867 lượt khách so với năm 2009, tương ứng tăng 4,78%, trong đó khách Pháp vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng lượng khách của thị trường châu Âu, đây là thị trường khách mục tiêu của khách sạn. Người Pháp rất thích đi du lịch, nhất là những đất nước giàu truyền thống văn hóa, họ đến Huế ngoài mục đích du lịch thuần túy còn muốn tìm hiểu về văn hóa Huế nói riêng và Việt Nam nói chung, một nền văn hóa có sự gần gũi và ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi nền văn hóa Pháp. Những nước khác như Ý, Tây Ban Nha tuy chiếm ít hơn nhưng cũng là nguồn khách truyền thống của khách sạn.

Thị trường khách Châu Mỹ: Là thì trường quan trọng, đứng thứ 2 sau thị trường khách Châu Âu. Năm 2008, lượng khách của thị trường châu Mỹ lưu trú tại khách sạn đạt được 9136 lượt, chủ yếu là khách đến từ Mỹ với 7336 lượt, chiếm hơn 80% lượng khách của thị trường châu Mỹ. Năm 2009 đạt 6199, giảm 2937 lượt khách so với năm 2008, tương ứng giảm 32,15%, trong đó khách Mỹ là 4645 lượt, khách Canada chiếm 879 lượt, và các nước khác trong khu vực châu mỹ là 675 lượt. Năm 2010, tổng lượt

khách thị trường Châu Mỹ đạt 7015 lượt, tăng lên 816 lượt so với năm 2009, tương ứng tăng 13,16%, kết quả của sự tăng lên này chủ yếu là nhờ vào thị trường khách Mỹ với 5412 lượt, tăng lên 767 lượt khách so với năm 2009. Tuy tổng lượt khách quốc tịch Mỹ năm 2010 có tăng lên so với năm 2009, tuy nhiên lại không bằng năm 2008.

Thị trường khách Châu Úc: Đứng vị trí thứ 3 sau 2 thị trường là châu Âu và châu Mỹ. Châu Úc được đánh giá là một thị trường tiềm năng. Khách châu Úc đến khách sạn chủ yếu là khách mang quốc tịch Úc. Lượng khách thị trường này lưu trú ở khách sạn qua 3 năm có sự tăng lên và giảm xuống, tuy nhiên lượng không đáng kể. Tổng lượt khách thị trường Úc qua 3 năm lần lượt là: năm 2008: 4680 lượt; năm 2009: 4252 lượt, giảm 428 lượt so với năm 2008, tương ứng giảm 9,15%; năm 2010: 4263 lượt, so với năm 2009 tăng 11 lượt, tương ứng tăng 0,26%.

Thị trường khách châu Á: Đây cũng là một trong những thị trường khách quan trọng của khách sạn. Những năm gần đây, nhu cầu đi du lịch của khách châu Á tăng cao hơn và trở thành thị trường tiềm năng của các khách sạn. Qua 3 năm, lượng khách của thị trường này tăng lên đáng kể, trong đó chủ yếu là khách Việt Nam. Năm 2008 tổng lượt khách của thị trường châu Á là 3083 lượt khách, năm 2009 con số này là 6227 lượt khách, so với năm 2008 thì tăng lên 3144 lượt khách, tương ứng tăng lên 101,98%. Năm 2010 khách sạn đón được 8031 lượt khách đến từ khu vực châu Á, so với năm 2009 tăng lên 1804 lượt khách, tương ứng tăng lên 28,67%. Trong đó tỷ trọng khách Việt Nam là cao nhất, tiếp đến là Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan…

Thị trường khách châu Phi: Qua 3 năm 2008 – 2010 lượng khách châu Phi đến khách sạn luôn chiếm tỷ trọng rất nhỏ nhưng có xu hướng tăng dần lần lượt là: Năm 2008: 137 lượt khách; năm 2009:316 lượt khách, so với năm 2008 thì tăng lên 179 lượt khách, tương ứng tăng 130,65%, tuy tỷ lệ tăng lớn nhưng lượng khách này chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng lượng khách của khách sạn; năm 2010: 329 lượt khách, so với năm 2009 thì tăng lên 13 lượt khách, tương ứng với 4,11%. Do các quốc gia ở Châu Phi chủ yếu có nền kinh tế kém phát triển nên việc đi du lịch là rất ít so với các nước ở châu Âu và Châu Mỹ.

Tóm lại, qua phân tích ta thấy rằng, thị trường khách mục tiêu của khách sạn là khách châu Âu và châu Mỹ, trong đó chú yếu là khách Pháp và khách Mỹ. Đây là những quốc gia có nền kinh tế phát triển, yêu cầu về chất lượng dịch vụ cao hơn so với các quốc gia khác, vì vậy khách sạn cần đánh giá được chất lượng dịch vụ hiện có của mình và tìm cách nâng cao chất lượng, có như vậy mới có thể cạnh tranh được trong môi trường kinh doanh gay gắt như hiện nay, việc thu hút khách và giữ khách và vấn đề sống còn và rất khó khăn. Bên cạnh việc nhằm vào các thị trường khách này, khách sạn cần phải thực hiện các biện pháp nhằm thu hút khách Úc, khách châu Á có thu nhập cao như Nhật Bản, Thái Lan…

Bảng 6: Cơ cấu khách theo quốc tịch của khách sạn Sài Gòn Morin (2008 – 2010) Đơn vị tính: Lượt khách Quốc tịch SL 2008 % SL 2009 % SL 2010 % +/–2009/2008% +/–2010/2009% Tổng lượt khách 38.052 100 35.140 100 38.651 100 -2.912 92,35 3.511 109,99 1. Châu Âu 21.016 55,23 18.146 51,64 19.013 49,19 -2.870 86,34 867 104,78 - Pháp 8.356 21,96 7.063 20,10 7.243 18,74 -1.293 84,53 180 102,55 - Đức 5.346 14,05 4.849 13,80 5.265 13,62 -497 90,70 416 108,58

- Tây Ban Nha 3.722 9,78 3.233 9,20 3.321 8,59 -489 86,86 88 102,72

- Ý 2.591 6,81 2.600 7,40 2.700 6,99 9 100,35 100 103,85 - Các nước khác 1.001 2,63 401 1,14 484 1,25 -600 40,06 83 120,70 2. Châu Mỹ 9.136 24,01 6.199 17,64 7.015 18,15 -2.937 67,85 816 113,16 - Mỹ 7.336 19,28 4.645 13,22 5.412 14,00 -2.691 63,32 767 116,51 - Canada 1.081 2,84 879 2,50 915 2,37 -202 81,31 36 104,10 - Các nước khác 719 1,89 675 1,92 688 1,78 -44 93,88 13 101,93 3. Châu Úc 4.680 12,30 4.252 12,10 4.263 11,03 -428 90,85 11 100,26 - Úc 4.578 12,03 4.182 11,90 4.191 10,84 -396 91,35 9 100,22 - Các nước khác 102 0,27 70 0,20 72 0,19 -32 68,63 2 102,86 4. Châu Á 3.083 8,10 6.227 17,72 8.031 20,78 3.144 201,98 1.804 128,97 - Việt Nam 2.352 6,18 4.498 12,80 6.025 15,59 2.146 191,24 1.527 133,95 - Nhật Bản 438 1,15 1.273 3,62 1.384 3,58 835 290,64 111 108,72 - Thái Lan 118 0,31 246 0,7 256 0,66 128 208,47 10 104,07 - Đài Loan 156 0,41 140 0,4 169 0,44 -16 89,74 29 120,71 - Các nước khác 19 0,05 70 0,2 197 0,51 51 368,42 127 281,43 5. Châu Phi 137 0,36 316 0,90 329 0,85 179 230,66 13 104,11

(Nguồn: Khách sạn Saigon Morin

Huế)

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TIỆC CƯỚI CỦA NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN SAIGON MORIN (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w