Giới thiệu mô hình IPA

Một phần của tài liệu đánh giá chất lượng dịch vụ cung cấp điện tại điện lực ninh hòa (Trang 31)

Mô hình IPA (phân tích tầm quan trọng của thuộc tính chất lượng và sự thực hiện chúng) được phát triển và ứng dụng trong lĩnh vực Marketing vào những năm 70 của thế kỷ XX. Theo các tác giả Martilla & James [24] cũng như Keyt và cộng sự [22], mô hình IPA giúp tổ chức xác định các điểm mạnh, điểm yếu của thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ mà mình cung cấp trên thị trường. Cụ thể, quá trình xác định các điểm mạnh, điểm yếu được thực hiện bằng cách so sánh hai tiêu chuẩn dùng để hình thành nên quyết định lựa chọn của khách hàng. Các tiêu chuẩn đó là: (1) Tầm quan trọng tương đối của các thuộc tính chất lượng được đưa ra và (2) đánh giá của khách hàng về sự thực hiện các thuộc tính đó. Slack [30] chỉ ra rằng mức độ đạt được kết quả của sự thực hiện (Performance) đối với các thuộc tính sản phẩm/dịch vụ cụ thể nên được so ánh với tầm quan trọng (Importance) của chúng. Mặt khác, tầm quan trọng của các thuộc tính chất lượng được coi là sự phản ánh giá trị tương đối của nó đối với nhận thức của khách hàng. Theo Barsky [12], mức độ quan trọng thấp hơn của một thuộc tính chất lượng chỉ ra rằng nó có khả năng ít ảnh hưởng tới nhận thức chung về chất lượng của khách hàng. Ngược lại, nếu mức độ quan trọng của thuộc tính đó cao hơn, nó được xem là có ảnh hưởng lớn đến việc xác định sự thỏa mãn của họ. Thêm nữa, kỹ thuật IPA cho phép tổ chức xác định các thuộc tính nào hoặc sự phối hợp của chúng ảnh hưởng nhiều hay ít đến hành vi mua hàng của khách hàng. Đây được xem là thông tin có giá trị cho việc phát triển chiến lược Marketing trong tổ chức cũng như quá trình hình thành các công cụ quản lý hữu ích [19].

Một phần của tài liệu đánh giá chất lượng dịch vụ cung cấp điện tại điện lực ninh hòa (Trang 31)