Những giải pháp chủ yếu

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Xây dựng Khánh Hòa (Trang 86)

8. Kết cấu đề tài

3.2.1.Những giải pháp chủ yếu

3.2.1.1 Nâng cao năng lực quản lý tổ chức thi công.

Yếu tố con người khi thực hiện một dự án hoặc công trình là mục tiêu hàng đầu để thực hiện dự án với nguồn lực để đạt chất lượng theo yêu cầu trong thời gian. Do đó, tất cả các thành viên thuộc dự án phải quán triệt ngay các nguyên tắc, biện pháp thực hiện sau:

- Tính toán và xác định các tài nguyên thi công công trình theo từng giai đoạn thi công. Trong đó, có thể tính toán nhiều phương án khác nhau.

- Việc cung ứng vật tư trong quá trình thi công phải đúng số lượng, qui cách, chủng loại, chất lượng theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng với chủ đầu tư. Khi cung cấp vật tư đến công trình cần phải báo cáo cho tư vấn giám sát duyệt, khi có sự thay đổi phải báo cáo với chủ đầu tư.

- Trong quá trình thi công, phải thực hiện theo đúng thiết kế được duyệt, quy trình, quy phạm, quy trình kỹ thuật, áp dụng đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng đã định.

- Tổ chức nghiệm thu nội bộ từng giai đoạn, từng hạng mục khi đảm bảo chất lượng thì mới thi công tiếp tục những công việc tiếp theo yêu cầu của chủ đầu tư.

- Hồ sơ thi công tới phần nào, thì cố gắng hoàn thiện các hồ sơ chất lượng, nhật ký công trình phải được ghi chép đầy đủ và thường xuyên, các loại chứng từ trong quá trình thi công cần phải cất giữ cẩn thận, tránh thất lạc.

Như vậy việc thực hiện tốt các biện pháp trên giúp Công ty chủ động trong việc thi công công trình, đảm bảo các nội dung của hợp đồng đã ký kết với chủ đầu tư.

3.2.1.2. Thành lập phòng marketting.

* Sự cần thiết, vai trò, tác động của việc thành lập phòng marketing

Trong cơ chế thị trường, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững thì trước hết cần phải có thị trường ổn định, đảm bảo công ăn việc làm. Năm 2014 và thời gian sắp đến, công ty có nhiều thách thức, cạnh tranh ở thị trường xây dựng rộng lớn. Điều đó cần phải có sự định hướng đúng đắn, tập trung chỉ đạo, mở rộng thị trường, ngành nghề liên doanh. Đồng thời phải luôn chủ động sáng tạo, đổi mới phương thức hoạt động đáp ứng nhu cầu thị trường và thị hiếu của khách hàng. Vì thế, việc thành lập phòng marketing trong thời điểm hiện tại này là điều cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

- Vai trò của phòng marketing đối với công ty.

Khi phòng marketing được thành lập sẽ phát huy được vai trò trong việc giải quyết được một số công tác như sau:

+ Giảm tải khối lượng công việc, gây áp lực cho phòng kỹ thuật thông qua những công tác gắn liền với chuyên môn marketing hơn. Khắc phục những vấn đề tồn tại của công ty từ trước tới thời điểm hiện tại.

+ Phòng marketing có vị trí quan trọng trong công ty, có chức năng, nhiệm vụ và vai trò của phòng được đặt ngang hàng như phòng kỹ thuật, phòng kế toán và phòng vật tư…. tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Là một phòng ban chuyên tham mưu, đề xuất các kế hoạch chiến lược trong kinh doanh. Đề xuất xây dựng, mô hình quản lý. Từ đó, nâng cao sức mạnh, và hiệu quả hoạt động của công ty.

- Tác động của phòng marketing đối với công tác đấu thầu và hoạt động công ty Nếu phòng marketing phát huy hiệu quả thì sẽ tác động tích cực đến vấn đề cạnh tranh nói chung và công tác đấu thầu nói riêng của công ty như:

+ Mở rộng hoạt động Marketing, nghiên cứu thông tin về đối thủ cạnh tranh, về các dự án mới, nguồn nguyên vật liệu, phương pháp kỹ thuật thi công tiên tiến và hiện đại nhằm tìm kiếm giải pháp tối ưu cho công ty.

+ Phối hợp hoạt động của các phòng ban của công ty để có thể nhận biết được các biến động có thể gặp phải trên thị trường. Qua đó có biện pháp kịp thời đối phó một cách chủ động có hiệu quả.

+ Giải quyết khiếu nại của khách hàng: nhằm nâng cao uy tín cho công ty, tạo lòng tin đối với các đơn vị có công trình dân dụng và giao thông cho công ty thi công, công ty sẽ tiếp nhận. Việc giải quyết khiếu nại do Giám đốc phân công. Đối với các khiếu nại không thuộc trách nhiệm của công ty thì công ty cũng sẽ tiến hành trao đổi, giải thích rõ ràng các vấn đề cho khách hàng hiểu.

* Xây dựng mô hình quản lý của phòng

Cơ cấu mô hình quản lý của phòng marketing (đề xuất)

Phân tích nhiệm vụ của các cán bộ sẽ phân công cụ thể như sau:

- Trưởng phòng (01 người): Có nhiệm vụ phụ trách chung và trực tiếp tham gia việc hoạch định chiến lược của công ty. Tham mưu cho ban giám đốc về chiến lược kinh doanh. Phân tích những đối thủ cạnh tranh. Yêu cầu chuyên ngành: Quản trị kinh doanh, Kinh nghiệm trên 05 năm, tuyển dụng mới.

- Nhân viên nghiên cứu thị trường (01 người): Có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường và hoạch định chiến lược, bao gồm các công việc chủ yếu như: Tìm kiếm thông tin về công trình cần đấu thầu, thu thập và xử lý thông tin về thị trường cũng như các đối thủ cạnh tranh, xây dựng chiến lược tranh thầu, thực hiện các giải pháp Marketing, thông tin quảng cáo. Yêu cầu chuyên ngành Marketing tổng hợp, tuyển dụng mới.

Trưởng phòng NV NC thị trường NV thu hồi vốn NV quan hệ DN NV theo dõi, TH

- Nhân viên thu hồi vốn (01 người): Có nhiệm vụ quan hệ các đối tác, chủ đầu tư …nhằm giúp công ty giải quyết công tác thu hồi vốn một cách thuận lợi. Tạo nguồn vốn lưu động cho công ty phát triển. Ngoài ra, nhân viên này có thể nhận các công việc của phòng kỹ thuật giao cho như: Đọc bản vẽ và bóc tách khối lượng, xây dựng biện pháp thi công, đề xuất các giải pháp kỹ thuật. Yêu cầu chuyên ngành Kỹ sư xây dựng, kinh nghiệm vị trí tương đương trên 04 năm. Điều chuyển từ phòng kỹ thuật qua phòng marketing.

- Nhân viên quan hệ doanh nghiệp (01 người): Có nhiệm vụ xây dựng các mối quan hệ đối với các chủ đầu tư, ngân hàng…..đồng thời, xây dựng chiến lược tranh thầu, thực hiện các giải pháp Marketing, thông tin quảng cáo. Yêu cầu chuyên ngành quản trị kinh doanh, tuyển dụng mới.

- Nhân viên theo dõi, tổng hợp: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình hoạt động của công ty. Tổng hợp báo cáo hàng tháng, hàng quý cho ban giám đốc, quản lý hồ sơ, dữ liệu của phòng. Yêu cầu chuyên ngành cao đẳng quản trị kinh doanh, tuyển dụng mới

Việc bố trí nhân sự cho phòng marketing trước hết phải căn cứ vào số cán bộ công nhân viên hiện có đang tham gia vào thực hiện công tác tại công ty.

Để tạo điều kiện cho phòng marketing hoạt động có hiệu quả. Công ty cần trang bị cho phòng các thiết bị phục vụ công việc như : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ 02 máy vi tính bàn có cấu hình Intel E7400, dòng Core 2 Duo ,CPU: Intel Core 2 Duo E7400 (2CPU: 2x2.8Ghz), - Main G31 full onboard . - DDRam : 1GB , HDD : 80Gb, Màn hình LCD 17 inch sáng đẹp, Giá bán : 2,5 triệu/ 1 bộ, 01

+ 01 máy in Canon 2900

+ 01 điên thoại bàn (mạng nội bộ) + Văn phòng phẩm…..

- Căn cứ vào thực trạng hoạt động của công ty, nhu cầu công tác và hiệu quả của phòng marketing của công ty, phát triển hiệu quả thì em lập khái toán ở dưới bao gồm chi phí xây dựng và chi phí lương cho nhân sự của phòng marketing. Là cơ sở để công ty tham mưu, lấy ý kiến của ban giám đốc công ty về việc thành lập phòng.

Vị trí / thiết bị Đơn vị Số lượng Trình độ Tiền lương Tuyển dụng Nhân viên cũ Ghi chú Nhân sự Trưởng phòng Người 1 ĐH 4.000.000 x NV nghiên cứu thị trường Người 1 ĐH 3.000.000 x

NV thu hồi vốn Người 1 ĐH - x Lương

cũ NV theo dõi, tổng kết Người 1 CĐ 3.000.000 x NV quan hệ doanh nghiệp Người 1 ĐH 3.500.000 x A 13.500.000 Thiết bị

Máy tính bàn Máy 2 5.000.000 Mua

mới

Máy in Canon 2900 Máy 1 2.500.000 Mua

mới

Văn phòng phẩm tháng 1 500.000 Mua

mới

B 8.000.000

A + B 21.500.000

Qua bảng khái toán về nhân lực và các thiết bị khi vận hành của phòng marketing trong lần đầu thành lập thì mất chi phí khoảng 21.500.000 đồng (Hai mươi mốt triệu, năm trăm ngàn đồng chẵn). Như vậy, công ty hoàn toàn có thể thực hiện được và lợi ích của công ty sẽ tăng nhiều lần so với trước nếu bộ máy này phát huy hết vai trò và chức năng theo quy chế của công ty quy định.

3.2.1.3. Xây dựng và đề xuất các chiến lược cạnh tranh trong hoạt động xây dựng.

Chúng ta phải ưu tiên những chiến lược nào cấp thiết, phù hợp với tình hình phát triển của công ty nhất hiện nay. Việc xây dựng và vận dụng linh hoạt các chiến lược sẽ có tác dụng rất lớn đối với việc tăng khả năng thành công của công ty. Do vậy, trong quá trình thực hiện, công ty nên coi việc xây dựng chiến lược là một nhiệm vụ cần thiết, cụ thể như sau:

* Chiến lược thị trường cạnh tranh.

Thông qua nghiên cứu thị trường, công ty phân khúc thị trường xây dựng. Nhận xét thị trường nào nên đầu tư vào và thị trường nào gặp khó khăn và hạn chế. Cụ thể hơn, công ty đưa ra thị trường nhiều tiềm năng là tỉnh Khánh Hòa và các khu vực lân cận như Phú Yên, Đăklăk, Phan Rang…..Từ đó, đưa ra những chính sách, biện pháp

phù hợp với tình hình thực tế để tìm cơ hội phát huy sức mạnh và nâng cao khả năng thắng thầu, góp phần vào sự phát triển của công ty

* Chiến lược cạnh tranh.

Mỗi công ty đều có chiến lược riêng và đặc thù riêng của công ty nhằm cạnh tranh đưa ra những gì có lợi nhất, chiếm ưu thế nhất để đạt được gói thầu, do đó, đây cũng là thách thức lớn cạnh tranh với nhiều đối thủ mạnh trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp, giao thông và hạ tầng kỹ thuật. Chính vì lẽ đó, trong thời gian tới trong chiến lược cạnh tranh của mình Công ty cần xác định rõ ràng đối thủ cạnh tranh trên thị trường tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh lân cận .

* Chiến lược công nghệ và tổ chức xây dựng.

Nếu thực hiện được chiến lược này thì công ty có khả năng giành thắng lợi với độ tin cậy cao. Thực chất của chiến lược này là khi lập kế hoạch đấu thầu, công ty phải đặt sức vào việc thiết kế tổ chức xây dựng hợp lý dựa trên các công nghệ xây dựng có hiệu quả. Việc công ty đưa ra được một công nghệ độc đáo duy nhất mà chủ đầu tư đang cần cho việc thi công công trình thì khả năng cạnh tranh trong dự thầu sẽ tăng lên.

* Chiến lược quảng cáo thương hiệu trên thị trường xây dựng.

Tăng cường công tác truyền thông, quảng cáo về năng lực của công ty đến các nhà đầu tư và khách hàng, phát triển thương hiệu uy tín của công ty, tạo chỗ đứng vững chắc cho công ty trên thị trường. Có thể thấy hình ảnh và uy tín của công ty có tác động không nhỏ đến khả năng thắng thầu của công ty.

Chính vì thế, công ty phải thường xuyên tăng cường công tác quảng cáo giới thiệu sự phát triển và thế mạnh của công ty trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm tăng thêm uy tín và giới thiệu các sản phẩm của Công ty.

Ví dụ: Hiện nay, nhiều công ty tại các thành phố lớn như: Công ty cổ phần xây dựng Cotecons, Công ty cổ phần Lắp máy điện nước và xây dựng, Công ty CP Xây dựng & Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình …..rất chú trọng về vấn đề maketting, quảng bá thương hiệu của mình bằng nhiều hoạt động. Một trong những hoạt động có hiệu quả rất cao là ta thường thấy mỗi công trình của mình đều có logo công ty thật to, treo vị trí dễ quan sát nhằm giới thiệu năng lực công ty….

Logo công ty được treo tại công trình ở vị trí dễ quan sát của công ty Cotecons (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.1.4. Nâng cao năng lực thiết bị thi công và áp dụng công nghệ.

Trong nền kinh tế thị trường, muốn tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tăng lợi nhuận cho công ty thì phải cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo sản phẩm mới. Đổi mới công nghệ năng lực máy móc, thiết bị mạnh thì càng có nhiều cơ hội trúng thầu do đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của chủ đầu tư về tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng cũng như tiến độ của công trình xây dựng. Đây là tiêu chuẩn được quan tâm hàng đầu khi xét thầu.

Do đó, để đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của yêu cầu thị trường công ty phải có phương án quản lý, sử dụng máy móc thiết bị cũng như đổi mới máy móc thiết bị và trang bị thêm cho công ty (Cụ thể là các công trình của công ty đang thực hiên và triển khai thi công) những trang thiết bị hiện đại và mới. Nhằm nâng cao năng suất sản xuất và rút ngắn thời gian thi công công trình. Để đạt được như thế, công ty cần thực hiện những công tác như sau:

* Quản lý máy móc thiết bị.

Công ty cần xây dựng cơ cấu máy móc hợp lý, khai thác đồng bộ, triệt để máy móc thiết bị. Từ đó, có thể quan sát được những máy móc thiết bị nào còn hoạt động tốt, cái nào chưa phát huy được hiệu quả để kịp thời thanh lý, nhượng bán để từ đó có thể tái đầu tư máy móc thiết bị mới khác nhằm hoạt động có hiệu quả hơn của máy móc thiết bị. Trong quá trình hoạt động cần phải có kế hoạch kiểm tra bảo dưỡng máy móc thiết bị theo định kỳ. Trước khi tiến hành sửa chữa cần phải xem xét hiệu quả hoạt động của chúng để đưa ra quyết định đúng đắn. Từ đó tạo khả năng phát huy tối đa hiệu quả hoạt động của máy móc thiết bị.

Đối với những người trực tiếp quản lý bảo quản và sử dụng máy móc thiết bị để tránh tình trạng mất mát hư hỏng trước thời hạn cần phải xây dựng một đội ngũ cán bộ

quản lý kiểm tra giám sát những trang thiết bị máy móc chuyên dụng. Từ đó có kế hoạch biện pháp khắc phục và thay thế những thiết bị kịp thời.

Đối với máy móc thiết bị dùng cho an toàn lao động đòi hỏi phải có sự quan tâm thường xuyên, kiểm tra thường xuyên trước khi sử dụng. Đồng thời có biện pháp khắc phục kịp thời khi có sự cố xảy ra trong quá trình sử dụng.

* Vấn đề sử dụng máy móc thiết bị.

Công ty đưa ra nhiều phương án tối ưu, so sánh, lựa chọn phương án tối ưu, phù hợp theo tiến độ thi công, phân bố máy theo các địa điểm xây dựng và mặt bằng thi công hợp lý, điều phối máy giữa các công trình. Đề ra phương pháp cải tiến sử dụng máy móc thiết bị hợp lý, nhằm nâng cao hệ số sử dụng máy theo công suất, theo thời gian và đầu máy hoạt động.

Đưa ra phương án khấu hao máy móc thiết bị phù hợp với kỳ kế hoạch sao cho vừa đảm bảo tính cạnh tranh giá thành của sản phẩm cũng như tạo điều kiện để đổi mới kỹ thuật sản xuất của công ty.

* Vấn đề mua sắm thiết bị máy móc mới.

Máy móc thiết bị là tài sản cố định của công ty. Do vậy khi quyết định đầu tư vào máy móc thiết bị cần phải dựa vào kế hoạch hàng năm của công ty để vẫn đảm bảo cơ cấu vốn của công ty và chỉ nên đầu tư mua sắm những thiết bị máy móc mà công ty còn thiếu hoặc thực sự cần thiết. Không nên đầu tư tràn lan gây tốn kém và không khai thác, sử dụng có hiệu quả. Công ty có thể tăng cường máy móc thiết bị thông qua

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Xây dựng Khánh Hòa (Trang 86)