Ma trận hình ảnh cạnh tranh

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Xây dựng Khánh Hòa (Trang 37)

8. Kết cấu đề tài

1.4.3.Ma trận hình ảnh cạnh tranh

Để đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp, cần phải xác định được các yếu tố phản ánh năng lực cạnh tranh từ những lĩnh vực hoạt động khác nhau và cần thực hiện việc đánh giá bằng cả định tính và định lượng.

Trên thực tế không một doanh nghiệp nào có đủ khả năng thỏa mãn đầy đủ tất cả những yêu cầu của khách hàng. Thường thì doanh nghiệp có lợi thế về mặt này và sẽ bất lợi ở mặt khác. Vấn đề cơ bản là, doanh nghiệp phải nhận biết được điều này và cố gắng phát huy tốt những điểm mạnh đang có để đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của khách hàng. Những điểm mạnh và điểm yếu bên trong một doanh nghiệp được biểu hiện thông qua các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp như giá cả sản phẩm và dịch vụ; chất lượng sản phẩm và bao gói; kênh phân phối sản phẩm và dịch vụ bán hàng; thông tin và xúc tiến thương mại; năng lực nghiên cứu và phát triển; thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp; trình độ lao động; thị phần sản phẩm doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng thị phần; vị thế tài chính; năng lực tổ chức và quản trị doanh nghiệp.

Theo một cuộc nghiên cứu về việc thực hiện theo dõi cạnh tranh của 1.200 công ty thì có hơn 10 thông tin được tìm kiếm nhiều nhất :

Bảng 1.3. Một số thông tin đặc biệt cần tìm kiếm về cạnh tranh Loại thông tin Thứ tự (Tầm

quan trọng)

Tỷ lệ các doanh nghiệp đồng ý về tầm quan trọng của thông

tin (%) Chính sách giá cả 1 79 Kế hoạch phát triển 2 54 Các chiến lược 3 52 Dữ liệu về chi phí 4 47 Thống kê bán hàng 5 46

Nghiên cứu và phát triển 6 41 Thiết kế sản phẩm 7 31 Quy trình sản xuất 8 30 Bằng sáng chế 9 22 Tài chính 10 20 Chính sách tiền lương và sự

quan tâm của các cấp lãnh đạo 11 20

Nguồn: Nguyễn Thị Kim Anh (2007), Quản trị chiến lược

Tuy nhiên, do nhu cầu đặc thù từng doanh nghiệp, nên có thể chia ra những thông tin chủ yếu quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, cụ thể như sau.

Bảng 1.4. Một số thông tin cần tìm kiếm theo lĩnh vực TT Lĩnh vực Các thông tin cần tìm kiếm

Giá cả, chiết giá, thời hạn hợp đồng và bán hàng

Khối lượng bán, lịch sử và quá trình phát triển sản phẩm Số lượng và chất lượng sản phẩm

Chủng loại sản phẩm Thị phần

Chính sách và kế hoạch Marketing Quy mô và việc sử dụng lực lượng bán.

1 Marketing

Các kênh, chính sách và phương pháp phân phối Quy trình sản xuất

Công nghệ Chi phí sản xuất Khả năng sản xuất

Vị trí, quy mô của nhà máy và kho hàng Bao gói sản phẩm

Giao hàng

2 Sản xuất

Khả năng nghiên cứu và phát triển Đặc điểm của cán bộ chủ chốt Phẩm chất của cán bộ chủ chốt

Điều kiện tài chính và quá trình vận động của chúng Các chương chình phát triển và mua sắm

3

Tổ chức tài chính và các thông tin khác

Các dự án nghiên cứu.

Nguồn: Nguyễn Thị Kim Anh (2007), Quản trị chiến lược

Nhiều doanh nghiệp hiện nay, thông qua phương pháp so sánh trực tiếp các yếu tố nêu trên để đánh giá năng lực cạnh tranh của mình so với đối tác cạnh tranh. Đây là phương pháp truyền thống và phần nào phản ánh được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là không cho phép doanh nghiệp đánh giá tổng quát năng lực cạnh tranh của mình với đối thủ cạnh tranh mà chỉ đánh giá được từng mặt, từng yếu tố cụ thể.

Để khắc phục nhược điểm trên, việc nghiên cứu vận dụng ma trận hình ảnh cạnh tranh (Competitive Profile Matrix), qua đó giúp doanh nghiệp so sánh năng lực cạnh tranh tổng thể của mình với các đối thủ trong ngành là một giải pháp mang tính khả thi cao.

Vấn đề đặt ra là cần xây dựng thang điểm và thang đo hợp lý. Đồng thời, trên cơ sở các số liệu điều tra từ nhà quản trị doanh nghiệp, các chuyên gia tư vấn, hay tập hợp ý kiến trực tiếp của khách hàng, doanh nghiệp có thể đánh giá khách quan tầm quan trọng của các yếu tố được đưa vào ma trận hình ảnh cạnh tranh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ma trận hình ảnh cạnh tranh cho ta nhận diện những đối thủ cạnh tranh chủ yếu cùng những ưu thế và nhược điểm của họ. Các bước cụ thể để xây dựng công cụ ma trận đánh giá các yếu tố môi trường nội bộ doanh nghiệp, gồm:

Bước 1: Lập danh mục các yếu tố có vai trò quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong một ngành kinh doanh (thông thường là khoảng từ 10 đến 20 yếu tố).

Bước 2: Ấn định tầm quan trọng bằng cách phân loại từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (quan trọng nhất) cho mỗi yếu tố. Cần lưu ý, tầm quan trọng được ấn định cho các yếu tố cho thấy tầm quan trọng tương đối của yếu tố đó với thành công của các doanh nghiệp trong ngành kinh doanh. Như thế, đối với các doanh nghiệp trong ngành thì tầm quan trọng của các yếu tố được liệt kê trong bước 1 là giống nhau.

Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố đại diện (có thể định khoảng điểm rộng hơn). Cho điểm yếu nhỏ nhất khi phân loại bằng 1, điểm yếu lớn nhất khi phân loại bằng 2, điểm trung bình khi phân loại bằng 3, điểm mạnh lớn nhất khi phân loại bằng 4. Như vậy, đây là điểm số phản ánh năng lực cạnh tranh từng yếu tố của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Bước 4: Tính điểm cho từng yếu tố bằng cách nhân mức độ quan trọng của yếu tố đó với điểm số phân loại tương ứng.

Bước 5: Tính tổng điểm cho toàn bộ các yếu tố được đưa ra trong ma trận bằng cách cộng điểm số các yếu tố thành phần tương ứng của mỗi doanh nghiệp. Sử dụng phương pháp chuyên gia tổng số điểm này cho thấy, đây là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, theo đó:

- Nếu tổng số điểm của toàn bộ danh mục các yếu tố được đưa vào ma trận từ 3,0 trở lên, thì doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh trên mức trung bình

- Nếu tổng số điểm của toàn bộ danh mục các yếu tố được đưa vào ma trận nhỏ hơn 3,0 thì doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh thấp hơn mức trung bình.

Bảng 1.5. Ma trận hình ảnh cạnh tranh Công ty cạnh tranh mẫu Công ty cạnh tranh 1 Công ty cạnh tranh 2 Các yếu tố Mức độ quan trọng Phân loại Điểm quan trọng Phân loại Điểm quan trọng Phân loại Điểm quan trọng

Liệt kê các yếu

tố

Tổng số điểm:

Hình 1.3. Sơ đồ qui trình đánh giá ma trận hình ảnh cạnh tranh 1.4.4. Ma trận điểm yếu – điểm mạnh – cơ hội – nguy cơ (SWOT).

Ma trận phân tích SWOT là một trong những công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định cho mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức nào. SWOT viết tắt của 4 chữ: Strengths (những điểm mạnh), Weaknesses (những điểm yếu), Opportunities (các cơ hội), Threats (các nguy cơ). SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng năng lực kinh doanh hoặc cạnh tranh của một doanh nghiệp. SWOT là kỹ thuật phân tích rất tốt trong việc xác định Điểm mạnh, Điểm yếu để từ đó tìm ra Cơ hội và Nguy cơ. Để xây dựng ma trận SWOT cần phải liệt kê tất cả các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức thông qua

ĐẶT VẤN ĐỀ

(Xác định đối tượng, mục tiêu đánh giá)

XÂY DỰNG CÁC YẾU TỐ ĐÁNH GIÁ

(Thông thường khoảng từ 10 đến 20 yếu tố)

XÁC ĐỊNH THANG ĐIỂM, TRỌNG SỐ

THU THẬP, PHÂN TÍCH, KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CỦA CHUYÊN GIA

(Tiến hành xử lý, tính toán)

ma trận theo các thứ tự ưu tiên. Tiếp đó là phối hợp tạo ra các nhóm tương ứng với mỗi nhóm này là các chiến lược thực thi.

Bảng 1.6: Ma trận SWOT

Ma trận SWOT Cơ hội (O) Thách thức (T)

Mặt mạnh (S) Phối hợp (S/O) Phối hợp (S/T)

Mặt yếu (W) Phối hợp (W/O) Phối hợp (W/T) Mô hình SWOT được sử dụng để đưa ra 4 chiến lược cơ bản:

 S/O: chiến lược dựa trên các ưu thế của doanh nghiệp để tận dụng các cơ hội của thị trường.

 W/O: chiến lược dựa trên khả năng vượt trội, vượt qua điểm yếu của doanh nghiệp để tận dụng cơ hội của thị trường.

 S/T: chiến lược dựa trên ưu thế của doanh nghiệp để tránh các nguy cơ của thị trường.

 W/T: chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các điểm yếu của doanh nghiệp để tránh các nguy cơ của thị trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để thực hiện việc phân tích SWOT cho vị thế cạnh tranh của một doanh nghiệp, người ta thường đặt các câu hỏi như sau:

- Các điểm mạnh: Lợi thế, ưu thế của doanh nghiệp là gì? Công việc nào làm tốt nhất? Đâu là điểm mạnh của doanh nghiệp trên thị trường? Các ưu thế thường được hình thành khi so sánh với đối thủ cạnh tranh.

- Các điểm yếu: Doanh nghiệp cần phải cải thiện gì? Lĩnh vực nào? Cần tránh làm gì? Vấn đề gì đang được xem như là điểm yếu của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trên cơ sở xem xét các vấn đề cả bên trong và bên ngoài. Vì sao đối thủ cạnh tranh có thể làm tốt hơn mình?

- Các cơ hội: Các cơ hội tốt đang ở đâu? Xu hướng đáng quan tâm nào mà doanh nghiệp mong đợi? Cơ hội có thể xuất phát từ sự thay đổi công nghệ và thị trường dù là quốc tế hay phạm vi hẹp, từ sự thay đổi trong chính sách của nhà nước có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, từ sự thay đổi khuôn mẫu của xã hội, cấu trúc dân số hay cấu trúc thời trang, từ các sự kiện diễn ra trong khu vực. Phương thức tìm kiếm hữu ích nhất là rà soát lại những ưu thế của mình và tự đặt câu hỏi liệu các ưu thế đó có mở ra cơ hội nào mới không?

- Các nguy cơ: Những trở ngại hiện tại? Các điểm yếu nào đang đe dọa doanh nghiệp? Các đối thủ cạnh tranh đang làm gì? Những đòi hỏi khác về công việc, về sản phẩm hay dịch vụ có thay đổi gì không? Thay đổi công nghệ có nguy cơ gì với doanh nghiệp hay không? Có vấn đề gì liên quan đến dòng tiền? Các phân tích này thường giúp tìm ra những việc cần phải làm và biến yếu điểm trở thành triển vọng.

Ma trận SWOT thích hợp cho việc đánh giá hiện trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thông qua việc phân tích tình hình bên trong và bên ngoài doanh nghiệp và thực hiện chiến lược thông tin theo một trật tự dễ hiểu và dễ xử lý hơn. Các yếu tố bên trong cần phân tích có thể là: văn hóa doanh nghiệp, hình ảnh doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức, nhân lực chủ chốt, khả năng sử dụng các nguồn lực, kinh nghiệm đã có, hiệu quả hoạt động, năng lực hoạt động, danh tiếng thương hiệu, thị phần, nguồn tài chính, hợp đồng chính yếu, bản quyền và bí mật thương mại.

Các yếu tố bên ngoài cần phân tích có thể là: khách hàng, đối thủ cạnh tranh, xu hướng thị trường, nhà cung cấp, đối tác, thay đổi xã hội, công nghệ mới, môi trường kinh tế, môi trường chính trị pháp luật.

Chất lượng phân tích SWOT phụ thuộc vào chất lượng thông tin thu nhập được. Cần tránh cái nhìn chủ quan từ một phía, nên tìm kiếm thông tin từ mọi phía: ban giám đốc, khách hàng, đối tác, nhà cung cấp, đối tác chiến lược, tư vấn…SWOT cũng có phần hạn chế khi sắp xếp các thông tin với xu hướng giản lược. Điều này làm cho nhiều thông tin có thể bị gò ép vào vị trí không phù hợp với bản chất của vấn đề. Nhiều đề có thể bị trung hòa hoặc nhầm lẫn giữa hai thái cực S – W và O – T do quan điểm của nhà phân tích.

Ưu điểm của phân tích SWOT là đơn giản, dễ hình dung và bao quát các yếu tố cả trong và ngoài doanh nghiệp. Sử dụng thông tin bất đối xứng để ra quyết định sẽ rất gay go. Bởi vậy, việc xây dựng chiến lược kinh doanh và đưa ra các giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh cần phải phân tích tổng thể các mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội, thách thức tác động đến doanh nghiệp mà không nên chỉ phân tích điểm mạnh, cơ hội đem đến với doanh nghiệp mà bỏ qua phân tích điểm yếu, thách thức của doanh nghiệp.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 đưa ra tổng quan về tình hình nghiên cứu, một số khái niệm về cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó thì chương này, cũng đưa ra các công cụ để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chương tiếp theo sẽ trình bày về thực trạng về năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xây dựng Khánh Hòa.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG KHÁNH HÒA

2.1. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần xây dựng Khánh Hòa. 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty.

Từ tháng 03/2004: Thành lập chi nhánh trực thuộc Công ty Lắp máy điện nước và xây dựng lấy tên là Xí Nghiệp đầu tư và xây dựng theo giấy đăng ký kinh doanh số 4.113.014.519 ngày 26 tháng 03 năm 2004.

Từ tháng 12 năm 2006 nâng cấp xí nghiệp đầu tư và cổ phần hóa DNNN lên thành Công ty cổ phần xây dựng Khánh Hòa (đăng ký kinh doanh số 4.103.005.801 ngày 27/12/2006) và được tách từ Công ty Lắp máy điện nước và xây dựng theo quyết định số 03/CT-HĐCĐ ngày 16/12/2006.

Từ tháng 11/2009, Công ty cổ phần xây dựng Khánh Hòa đã tăng vốn điều lệ lên 60.000.000.000 đồng (Sáu mươi tỷ đồng), đăng ký kinh doanh số 0304756408 ngày 04/11/2009.

Công ty cổ phần xây dựng Khánh Hòa không ngừng phát triển và đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, từng bước chuyển dịch cơ cấu từ nhà thầu xây lắp sang lĩnh vực đầu tư, kinh doanh các dự án phát triển nhà và sản xuất kinh doanh bê tông tươi trong xây dựng, từng bước khẳng định vị thế của mình trên thị trường xây dựng trong nước. Nhờ có chiến lược phát triển đúng đắn, nắm bắt được nhu cầu của thị trường nên doanh thu hàng năm của Công ty tăng trưởng cao.

Với ngành nghề kinh doanh như vậy đã tạo ra tính đặc thù về sản phẩm của công ty với giá trị rất lớn, sản phẩm là đơn chiếc. Thành quả của cán bộ công nhân viên của công ty đã góp phần tích cực vào sự phát triển của đất nước, góp phần làm cho nền kinh tế của đất nước ngày càng phồn thịnh, giao lưu hàng hoá giữa các vùng được thông suốt, góp phần mở rộng quan hệ giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Địa chỉ công ty

- Tên công ty : Công ty Cổ phần xây dựng Khánh Hòa.

- Trụ sở chính: Số 43 Nguyễn Thị Minh Khai–TP. Nha Trang–tỉnh Khánh Hòa. - Số điện thoại: 058.3510278

- Email : xaydungkhjsc@gmail.com

2.1.2. Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý và cơ cấu tổ chức sản xuất. 2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của công ty.

- Cơ cấu của công ty được tổ chức theo phòng nghiệp vụ, đội công trình, hoặc công trình trực thuộc công ty .

- Căn cứ Quyết định số 03/CT-HĐCĐ ngày 16/12/2006 của Hội đồng quản trị công ty về việc thành lập Công ty Cổ phần xây dựng Khánh Hòa và quy chế của công ty về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động công ty như sau:

* Ban giám đốc công ty.

Đứng đầu Công ty là Hội đồng quản trị. Tổng Giám đốc là người đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch hội đồng quản trị và pháp luật về điều hành quản lý toàn bộ hoạt động của Công ty. Việc xây dựng cơ chế chính sách, định

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Xây dựng Khánh Hòa (Trang 37)