Đánh giá thực trạng hoạt động xây dựng của công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Xây dựng Khánh Hòa (Trang 74)

8. Kết cấu đề tài

2.5.2.Đánh giá thực trạng hoạt động xây dựng của công ty

2.5.2.1 Đánh giá những lợi thế trong vấn đề cạnh tranh của công ty.

- Với sự đoàn kết, nhất trí, nổ lực phấn đấu của cán bộ, công nhân viên, trong công ty đã nỗ lực vươn lên để khẳng định vị trí của mình trong cơ chế thị trường và đạt được một số kết quả tốt như việc trúng thầu thi công các công trình lớn với chất lượng cao, tạo uy tín và giữ được chỗ đứng trên thị trường trong nước và có xu hướng phát triển mạnh.

- Đã đánh giá đúng vị trí của công tác dự thầu, ngày càng tạo ra được nhiều chuyển biến tốt về mặt tổ chức quản lý và thực hiện, đặc biệt trong lĩnh vực quan hệ với bên ngoài, như với các tổ chức tài chính, các nhà cung ứng, các đối tác kinh doanh và chủ đầu tư.

- Công ty đã đầu tư đúng trọng điểm về năng lực máy móc thiết bị thi công, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh, điều đó thể hiện một định hướng sản xuất kinh doanh đúng đắn.

- Công tác quản lý được thực hiện theo chế độ khoán theo nhân công, tiền lương. Qua cơ chế khoán, đảm bảo được tiền lương, thu nhập của cán bộ công nhân, từ đó nâng cao nhiệt tình, hăng say lao động, đảm bảo tiến độ và chất lượng, nâng cao hiệu quả công tác.

2.5.2.2 Những hạn chế của công ty (W).

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, thì Công ty Cổ phần xây dựng Khánh Hòa vẫn còn có những vấn đề còn tồn tại ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty. Cụ thể là:

b1. Mô hình tổ chức quản lý của công ty.

Mô hình quản lý doanh nghiệp hay công ty có vai trò quyết định tới sự phát triển và phá sản của doanh nghiệp hoặc công ty, đây được xem như là một cơ quan đầu não điều khiển mọi hoạt động của doanh nghiệp, phối hợp hoạt động giữa các bộ phận, tác động tới người lao động và từ đó tác động đến năng suất lao động của doanh nghiệp.

Đối với mô hình quản lý ở công ty hiện nay, theo tác giả nhận xét là không phù hợp với năng lực và tiềm năng của công ty khi hoạt động và sản xuất kinh doanh giữa thị trường rộng lớn như ở Khánh Hòa và các tỉnh lân cận khác, cụ thể như sau:

- Sự phối hợp giữa các phòng ban với nhau chưa được chặt chẽ trong giải quyết mọi vấn đề liên quan đến nhau. Nhiều phòng ban còn thiếu trách nhiệm và sẵn sàng đổ lỗi cho nhau khi có sự cố bất thường xảy ra. Sự phụ thuộc vào các cấp lãnh đạo còn cao, chưa phát huy ý thức tự giác và nêu cao tinh thần làm việc theo đúng chủ trương của công ty. Nhiều cán bộ, công nhân viên trong phòng còn ngại ngùng về trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ ngành, học hỏi lẫn nhau.

Ví dụ: Khi có kế hoạch lập hồ sơ dự thầu, nhiệm vụ của ban giám đốc phân công các phòng ban phải phối hợp nhau để cùng nhau giải quyết mọi vấn đề. Thông thường, phòng kế hoạch giao phòng đầu tư đi khảo sát tại nơi công trình sẽ xây dựng và tìm kiếm hợp đồng cung cấp vật tư cho công trình và các công tác khác…công việc này chỉ được tiến hành khi trưởng phòng kế hoạch làm văn bản giao việc phòng đầu tư. Tuy nhiên, đôi khi trưởng phòng kế hoạch đi công tác, nhân viên phòng kế hoạch nhờ nhân viên phòng đầu tư thì không nhận được sự trợ giúp. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn trong tiến độ lập hồ sơ dự thầu của công ty.

- Chức năng, nhiệm vụ theo lĩnh vực kinh doanh của các Phó TGĐ chưa rõ ràng.

b2. Hạn chế trong việc thu thập thông tin.

Hoạt động tìm kiếm thông tin, nghiên cứu thị trường đóng vai trò ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình thực hiện và triển khai công tác hoạt động xây dựng. Qua tình hình phát triển và sản xuất kinh doanh, công ty còn hạn chế qua những chi tiết sau:

- Thông tin về chủ đầu tư: thị trường khu vực tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh lân cận là thị trường nhỏ, nên cần có nhiều mối quan hệ, tiếp xúc với chủ đầu tư, thông tin phân bổ vốn về các cơ sở có dự án hoặc công trình được đầu tư về từng địa phương. Đây là điểm hạn chế của công ty, chưa được xem xét, quan tâm đến vấn đề nắm bắt thông tin….về chủ đầu tư, công trình…..

Ví dụ: Mỗi năm, ngân sách nhà nước đều có phân bổ vốn về từng địa phương có nhu cầu xây mới hoặc cải tạo…..Cụ thể, theo kế hoạch phân bổ vốn năm 2013 của Sở Gíao dục và Đào tạo tỉnh Khánh Hòa, phân bố xây dựng và cải tạo các cơ sở trường học, nếu công ty không quan hệ với Chủ đầu tư là Sở giáo dục, thì công ty sẽ không biết năm 2013 sẽ phân bổ vốn xây dựng hoặc cải tạo công trình cho cơ sở đào tạo nào? Từ đó, công ty sẽ mất đi cơ hội công trình xây dựng Trường THPH Trần Cao Vân.

- Thông tin về đối thủ cạnh tranh: Công tác đánh giá năng lực đối thủ cạnh tranh trong từng dự án, công trình cụ thể. Tuy nhiên, công ty chỉ đánh giá sơ bộ về thông tin công ty nào cùng tham gia cạnh tranh với mình thôi, công ty chưa tìm hiểu kỹ về những điểm mạnh, điểm yếu của công ty là gì ? thậm chí, có thể tìm hiểu khả năng tài chính của công ty như thế nào? Từ đó, có thể khắc phục hoặc có chiến lược phù hợp thì mới đạt kết quả cao được.

Ví dụ: Trong gói đấu thầu gói thầu dự án Khu ký túc xá cho sinh viên tỉnh Khánh Hòa, có các nhà thầu tham dự như Công ty cổ phần xây dựng Khánh Hòa, Công ty TNHH THT, Công ty TNHH xây dựng Trường An, Công ty cổ phần Liên danh đều tham dự gói thầu. Do ta khảo sát không kỹ trong vấn đề bỏ giá nên công ty đã không trúng thầu. Sau khi gói thầu được thi công do Công ty cổ phần Liên danh bỏ giá thấp vì có 2 lý do. Thứ nhất là họ muốn đạt công trình này bằng mọi giá. Thứ hai, họ nhận thấy, nếu công trình này bỏ giá thấp vẫn mang lợi nhuận về cho công ty rất nhiều.

b3. Hạn chế về máy móc, thiết bị phục vụ thi công.

- Công cụ sử dụng quản lý bằng máy vi tính giúp công ty giải quyết được công việc nhanh hơn. Nếu trang thiết bị được trang bị tốt thì phát huy năng lực của mỗi cán bộ, công nhân viên trong vấn đề giải quyết công việc sẽ mang lại hiệu quả cao.

Ví dụ: Riêng ở phòng kỹ thuật, công ty trang bị cho phòng 02 máy vi tính bàn cố định, có cấu hình tương đối cao ( Cấu hình máy 01, Main : Gigabyte G31M ES2L, Cpu Dual core E5200 (2.5GHz/2m/800), Ram 2G/800 Kingmax chính hãng, Hdd 160G Seagate) và được cài phần mềm bản quyền hitosoft cho 02 máy này. Số máy còn lại của phòng kỹ thuật đa số cấu hình máy là pentium 4, CPU: 3.0Ghz Socket 775/ Bus 800), Mainboard: G31 Giga hoặc Asus 1600Mhz, HDD: 80Gb Sata II, RAM: 1Gb Kington hoặc Kingmax Bus 800. Qua quá trình sử dụng lâu dài, một số máy có hiện tượng tự động tắt máy, khởi động không lên…đã làm tốn rất nhiều thời gian của nhân viên và hiệu quả công việc.

- Đối với các thiết bị máy phục vụ thi công, so với các công ty xây dựng vừa và nhỏ, Công ty cổ phần xây dựng Khánh Hòa có ưu thế hơn về năng lực máy móc, trang thiết bị thi công. Nhưng phần lớn, các trang thiết bị của công ty đã được mua từ lâu hoặc một số thiết bị được mua lại với dạng hàng cũ đã qua sử dụng. Chất lượng làm

việc của các thiết bị máy thi công đó chưa đồng đều nên việc sử dụng máy móc thiết bị còn chưa thực sự hiệu quả.

Ví dụ: Máy đào bánh xích Hitachi, sản xuất năm 2007. Được công ty mua lại ngày 26 tháng 8 năm 2008 với hóa đơn số 0186114 do Công ty TNHH thiết bị nặng Tất Hồng bán với giá 1.042.261.570 đồng (Một tỷ, không trăm bốn mươi hai triệu, hai trăm sáu mươi mốt nghìn, năm trăm bảy mươi đồng). Hoặc thiết bị máy đào bánh lốp hiệu DAEWOO, sản xuất 1997. Được mua lại ngày 04 tháng 8 năm 2008 với hóa đơn số 0046138 do Công ty CP vật tư và dịch vụ kỹ thuật TP.HCM (Matimex) với giá 805.000.000 đồng (Tám trăm lẻ năm triệu đồng chẵn ). Qua đó, vấn đề bão dưỡng các thiết bị thi công gặp nhiều khó khăn về kinh tế…(Chỉ mới dần dần, áp dụng thử nghiệm một số thiết bị hiện đại )….

Do nhu cầu tiến độ của công trình, công ty có thuê thêm một số trang thiết bị của các công ty khác để phục vụ thi công và đương nhiên việc thuê ngoài thì giá thành bao giờ cũng sẽ cao hơn so với chi phí máy móc thiết bị thuộc sở hữu của công ty. Điều này làm cho giá dự thầu tăng lên ảnh hưởng đến khả năng thắng thầu của công ty.

Sử dụng công nghệ thông tin (CNTT), internet để tìm kiếm, xác định đánh giá đối thủ và áp dụng CNTT, phần mềm trong phân tích, đánh giá nắm bắt thông tin về chủ đầu tư, đối thủ … để lập hồ sơ lưu trữ.

b4. Hạn chế về tài chính.

Những năm gần đây, tình hình hoạt động kinh doanh, sản xuất sản phẩm xây dựng gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng tình hình kinh tế chung của đất nước và khu vực. Một phần, các công trình của công ty đa số đều thuộc vốn của cơ quan nhà nước, thời gian quyết toán công trình phải mất thời gian dài (Trong quá trình thi công vẫn được tạm ứng thanh toán theo khối lượng). Mặt khác, giá trị và số lượng các công trình trúng thầu ngày càng giảm dần, cũng ảnh hưởng đến tài chính của công ty. Điều quan trọng hơn, là do công ty hùn vồn, đầu tư bất động sản ở khu vực phía Bắc TP Nha Trang. Hiện tại, thị trường bất động sản đang bị đóng băng, thậm chí có những sàn giao dịch bất động sản bị phá sản…..Vì thế, nhìn một cách tổng quan thì tài chính của công ty đang gặp rất nhiều khó khăn, vốn tài chính đôi khi cũng chưa đáp ứng được theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu của các công trình có giá trị, quy mô và tính chất lớn, cũng

như chưa có khả năng cạnh tranh với các công ty đã hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nhiều năm.

Ví dụ 1: Công trình Trụ sở Thành ủy Nha Trang được khởi công năm 2006 và hoàn thành năm 2009 với giá trị quyết toán 11.7 tỷ đồng. Nhưng đến thời điểm năm tháng 11 năm 2012 mới được quyết toán công trình. Hoặc Trung tâm huấn luyện liên hợp thể thao Khánh Hòa khởi công năm 2007 với giá trị theo hợp đồng 7 tỷ. Và công trình hoàn thành vào năm 2010 với giá trị quyết toán là 8 tỷ đồng. Đến nay, hồ sơ chưa được quyết toán công trình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ 2: Công ty đầu tư dự án Chung cư An Sinh, theo dự kiến vài năm sau, sẽ là nơi trung tâm phát triển, do đó, công ty đầu tư vào nơi đây. Nhưng hiện giờ, công trình vẫn chưa được khởi công vì vướng thủ tục đất đại. Chính vì vậy, công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh của công ty.

2.5.2.3 Những cơ hội của công ty.

- Tỉnh Khánh Hòa và các khu vực lân cận là thị trường xây dựng có nhiều tiềm năng, ngày càng nhiều công trình xây dựng với quy mô lớn.

- Khách hàng ngày càng có ấn tượng và uy tín tốt đến các sản phẩm mà công ty đã và đang thi công thi công trong thời gian vừa qua.

- Nhà nước ngày càng quan tâm đến năng lực các công ty xây dựng, thông qua các văn bản, nghị định, thông tư, từ đó tạo sân chơi lành mạnh giữa các công ty với nhau.

2.5.2.4 Những thách thức ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.

- Hiện nay, nền kinh tế đang gặp khó khăn, cạnh tranh trong lĩnh vực hoạt động xây dựng ngày càng diễn ra gay gắt.

- Giá nguyên vật liệu không ổn định trên thị trường, ảnh hưởng rất lớn đến công tác điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng công trình.

- Các công ty lớn ngày có nhiều chính sách lớn như maketing, quảng cáo thương hiệu, tuyển dụng lao động có trình độ chuyên môn hóa cao, đồng thời ngày càng thu hút lực lượng nhân tài có kinh nghiệm tập trung về các công ty lớn.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Xây dựng Khánh Hòa (Trang 74)