Môi trường nội bộ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Xây dựng Khánh Hòa (Trang 57)

8. Kết cấu đề tài

2.2.2. Môi trường nội bộ

2.2.2.1 Năng lực về máy móc thiết bị.

Nhằm đáp ứng tiến độ của các công trình mà công ty đã và đang thi công, thì công ty phải đầu tư các thiết bị máy thi công phục vụ thi công sản xuất. Đây là yếu tố quan trọng góp phần vào tăng khả năng cạnh tranh của công ty.

Bảng 2.3 Bảng tổng hợp máy móc, thiết bị thi công STT THIẾT BỊ (NHÃN HIỆU) SỐ LƯỢNG NĂM SẢN XUẤT NƯỚC SẢN XUẤT THUỘC SỞ HỮU

1 Dàn ép cọc thủy lực 1 2003 Trung Quốc Công ty

2 Máy đào bánh xích

Komatsu 2 2003 Nhật Công ty

3 Máy ủi bánh xích DT601 1 2001 Nhật Công ty

4 Lu SAKAL 8-12T 2 2001 Nhật Công ty

5 Xe ben Huynđai tự đổ 4 2003 Hàn Quốc Công ty

6 Máy trộn bêtông 2 2005 Việt Nam Công ty

7 Máy đầm bêtông các loại 6 2006 Việt Nam Công ty 8 Máy xoa mặt bêtông

MIKASA 1 2002 Nhật Công ty

9 Máy kinh vỹ Nikon 1 2002 Nhật Công ty

10 Máy thuỷ bình C32 1 2000 Nhật Công ty

11 Máy chiếu Laser 1 2004 Mỹ Công ty

12 Máy phát điện 1 2001 Mỹ Công ty

13 Máy cắt bêtông 1 2003 Hàn Quốc Công ty

14 Máy cắt tôn 1 2001 Nhật Công ty

15 Máy uốn tôn 1 2001 Nhật Công ty

16 Máy uốn sắt 1 2009 Nhật Công ty

17 Máy bào liên hợp 2 1999 Nhật Công ty

18 Máy bơm nước các loại 3 2004 Đài Loan Công ty

19 Máy vận thăng 2 2004 Đức Công ty

20 Máy nén khí AB 200-510 1 2000 Ý Công ty

21 Coffa định hình M2 2003 Việt Nam Công ty

22 Coffa định hình sx cống Bộ 2010 Việt Nam Công ty 23 Dàn giáo thép

(100m2/1bộ) 20 bộ 2003 Việt Nam Công ty

24 Cây chống thép Þ42, Þ49 Cây 2003 Việt Nam Công ty 25 Dụng cụ kiểm tra và thí

nghiệm

+ Cân bàn các loại 03 2004 Việt Nam Công ty

+ Bún nẩy 01 2003 Nhật Công ty

+ Đo độ sụt bê tông 02 1999 Nhật Công ty

+ Khuôn thép lấy mẫu 05 2001 Việt Nam Công ty

26 Thước các loại 10 2006 Nhật Công ty

27 Máy cầm tay các loại 05 2002 Nhật Công ty

28 Máy phun vữa bê tông 01 2009 Đức Công ty

29 Xe cẩu tự hành 15 tấn 02 2008 Nhật Công ty

30 Xe xúc lật 01 2007 Nhật Công ty

31 Trạm trộn bê tông 40

m3/h. 01 2010 Việt Nam Công ty

Qua bảng tổng hợp thiết bị thi công, ta thấy, máy móc thiết bị của công ty tương đối nhiều và đa dạng về chủng loại phục vụ cho việc thi công, có khả năng tham gia

các công trình xây dựng một cách liên tục, độc lập. Mặt khác, các máy móc này hầu như đều được từ những hãng có uy tín như: Nhật, Hàn Quốc, Việt Nam… nên có thể yên tâm về chất lượng, độ an toàn. Do đó, để muốn nâng cao hiệu quả, chất lượng công trình chuẩn bị thi công và các công trình trong thời gian sắp tới thì công ty cần đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại hơn nữa để đáp ứng nhu cầu của các công trình, dự án trong thời gian tới.

2.2.2.2. Năng lực về nguồn nhân lực.

Đội ngũ lao động là một trong những tiêu chuẩn để cạnh tranh, nó có ảnh hưởng đến việc nhiều lĩnh vực trong xây dựng nói chung và trong quá trình đấu thầu nói riêng. Do đó, muốn thắng thầu khi tham gia dự thầu thì công ty phải có một đội ngũ công nhân lành nghề, có năng lực, trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề cao.

Hiện nay, Công ty cổ phần xây dựng Khánh Hòa có 99 cán bộ, công nhân viên. Trong đó, số cán bộ có trình độ từ đại học trở lên chiếm 43%. Số cán bộ có trình độ cao đẳng chiếm 29 %, và trình độ trung cấp 28 %. Với cơ cấu lao động như vậy có thể thấy công ty có một lực lượng lao động với chất lượng tương đối cao, có sự phân công chuyên môn phù hợp với các phòng ban. Hiện nay, lực lượng chủ chốt của công ty đều có trình độ đại học và kinh nghiệm lâu năm. Dự kiến trong năm tới, Công ty sẽ cử một số cán bộ nguồn đi học tập trong nước và nước ngoài để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nhằm áp dụng công nghệ mới trong quá trình tham gia vào lĩnh vực hoạt động xây dựng, giúp đẩy nhanh tiến độ thực hiện, tiết kiệm và thu hồi vốn nhanh. Đồng thời cũng tạo điều kiện về thời gian và tiền bạc để số cán bộ có trình độ cao đẳng và trung cấp hoàn chỉnh hệ đại hoc. Đây tuy chỉ là một đãi ngộ nhỏ nhưng góp phần khích lệ rất lớn cho đội ngũ cán bộ công ty để không ngừng vươn lên và cống hiến cho công ty.

2.2.2.3. Năng lực tài chính của công ty.

Để khẳng định năng lực của công ty mình trên thị trường xây dựng khu vực và vùng thì chúng ta không thể nhắc đến yếu tố tài chính, sự phồn vinh hay khó khăn đều khẳng định qua năng lực tài chính. Nó thể hiện công ty có đủ khả năng để hoàn thành công trình đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng hay không?

Bảng 2.4 Bảng tổng hợp báo cáo tài chính năm 2011 -2013 ( Đơn vị : 1.000 đồng ) Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 CHỈ TIÊU 2011 2012 2013 +/- % +/- % Tổng tài sản 51.946.986 46.064.771 52.909.960 -5.882.215 -11,32% 6.845.189 14,86% Tài sản lưu động 45.883.074 40.743.663 45.698.079 -5.139.411 -11,20% 4.954.416 12,16% Tổng số nợ phải trả 40.778.279 35.343.371 42.003.259 -5.434.908 -13,33% 6.659.708 18,84% Nợ phải trả trong kỳ 40.778.279 35.343.371 42.003.259 -5.434.908 -13,33% 6.659.708 18,84% Doanh thu 69.403.283 68.284.090 85.502.479 -1.119.193 -1,61% 17.218.389 25,22%

Lợi nhuận trước thuế 2.086.203 866.099 1.395.509 -1.220.104 -58,48% 529.410 61,13%

Lợi nhuận sau thuế 1.680.215 626.639 1.009.001 -1.053.576 -62,70% 382.362 61,02%

Nhận xét:

Năm 2012 là năm tình hình kinh tế xây dựng khó khăn, hệ lụy từ bất động sản đóng băng từ năm 2011. Năm 2013, tình hình bắt đầu khả quan hơn. Năm 2012, tổng tài sản giảm 5.882.215 nghìn đồng, tương đương giảm 11,32% so với năm 2011. Năm 2013, tổng tài sản tăng 6.845.189 nghìn đồng, tương đương tăng 14,86% so với năm 2012. Tuy nhiên, so với năm 2011 thì tổng tài sản năm 2013 chỉ tăng 962.974 nghìn đồng, tương đương tăng 1,85% so với năm 2011, nguyên nhân do tình hình kinh tế năm 2013 mới bắt đầu khởi sắc từ những khó khăn của năm 2012. Tương tự với tài sản lưu động của công ty, năm 2012 giảm so với năm 2011 là 5.139.411 nghìn đồng, tương đương giảm 11,2%; năm 2013 tăng so với năm 2012 là 4.954.416 nghìn đồng, tương đương tăng 12,16%.

Nhìn cơ cấu tài sản của công ty, tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn khoảng 88%, tài sản cố định chỉ 12%; tổng số nợ phải trả và không biến động nhiều khoảng 78%, vốn chủ sở hữu chỉ 22%, qua các năm công ty sử dụng nguồn vốn kinh doanh chính là từ khoản nợ phải trả trong kỳ. Điều này sẽ gây khó khăn và ảnh hưởng cho công ty khi thị trường bất động sản đóng băng, công ty không có nguồn tiền để hoạt động, buộc phải đi vay, khiến chi phí tăng cao, làm lợi nhuận giảm.

Nhưng đến năm 2012, doanh thu giảm 1.119.193 nghìn đồng, tương đương giảm 1,61% so với năm 2011; như vậy, lợi nhuận giảm 1.220.104 nghìn đồng, tương đương giảm 58,48%.

Năm 2013, khi nền kinh tế phục hồi, doanh thu tăng 17.218.389 nghìn đồng, tương đương tăng 25,22%; lợi nhuận tăng 529.410 nghìn đồng, tương đương tăng 61,13%.

2.2.2.4. Tiến độ thi công.

Trải qua 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công xây lắp, Công ty cổ phần xây dựng Khánh Hòa luôn ý thức được rằng: Cam kết thực hiện đúng tiến độ là cách tốt nhất để nâng cao uy tín, đồng thời tạo lòng tin cho Chủ đầu tư. Vì vậy, Công ty đã thực hiện biện pháp tổ chức và thi công trên công trường một cách khoa học, có hiệu quả đồng thời đã có biện pháp khen thưởng kiệp thời để động viên tinh thần làm việc của CB-CNV nên 80% các hạng mục công trình và các công trình được thi công đúng tiến độ đã ký kết với Chủ đầu tư.

2.2.2.5. Uy tín của công ty trên thị trường.

Khách hàng biết đến Công ty cổ phần xây dựng Khánh Hòa nhờ vào uy tín của Công ty trên thị trường xây dựng. Do xuất thân từ DNNN nên sự tuân thủ pháp luật cũng như sự chú trọng chất lượng được đặt lên hàng đầu; bên cạnh đó, Công ty luôn cam kết đạt sớm hơn hoặc đúng tiến độ đã đề ra nên uy tín của công ty ngày càng được nâng cao. Mặc dù, từ trước đến nay, marketing của Công ty chưa được chú trọng đúng mức, chưa có bộ phận chuyên trách về vấn đề này.

2.2.2.6. Kinh nghiệm thi công.

Trên thị trường tỉnh Khánh Hòa, Công ty cổ phần xây dựng Khánh Hòa được xem là một trong những doanh nghiệp xây dựng có tiếng tăm về uy tín chất lượng sản phẩm công trình. Đã trải qua 20 năm kinh nghiệm trong nghề, Công ty luôn được biết đến với vị trí hàng đầu trong lĩnh vực thi công xây dựng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa với đội ngũ kỹ sư và công nhân có nhiều năm kinh nghiệm, tay nghề cao.

2.2.2.7. Liên danh, liên kết.

Để có thị phần trên thị trường xây dựng, để khách hàng biết đến nhiều hơn với Công ty cổ phần xây dựng Khánh Hòa, để kiếm cơ hội trên thị trường lớn, … Công ty đã và đang cùng liên danh với một số doanh nghiệp xây dựng có tiếng trên thị trường xây dựng tỉnh Khánh Hòa như: Công ty TNHH xây dựng Trường An; Công ty TNHH THT; Công ty TNHH Xây dựng và đầu tư; …

2.2.2.8. Công tác quản lý kỹ thuật, giám sát thi công.

Phòng Kế hoạch kỹ thuật giúp Chủ tịch Hội đồng thành viên, Ban Giám đốc công ty thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước trong việc kiểm tra, giám sát về thủ tục đầu tư, chất lượng công trình, tiến độ thi công hoàn công đưa công trình vào sử dụng. Để đạt được chất lượng và tiến độ như mục tiêu dề ra, đòi hỏi Công ty luôn chú trọng và giám sát chặt chẽ các khâu từ bước tiếp cận đến bước nghiệm thu đưa vào sử dụng. Trước và sau mỗi công trình, các đội thường hay họp để phân công nhiệm vụ, trao đổi kinh nghiệm nhằm đưa công trình đạt hiệu quả cao.

2.2.2.9. Công tác kế hoạch.

- Xây dựng và bảo vệ kế hoạch hàng năm của toàn công ty, các chỉ tiêu doanh thu - chi phí cho doanh nghiệp hoạt động ổn định.

- Thực hiện công tác tư vấn thiết kế, công tác nhận thầu, đấu thầu các công trình, kiểm tra hồ sơ thiết kế dự toán, lập hồ sơ đấu thầu trình Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc duyệt;.

- Lập hồ sơ nhận thầu, đấu thầu các công trình thuộc ngành nghề Công ty đã đăng ký kinh doanh.

2.2.2.10. Thông tin trong việc đấu thầu.

- Thông tin về chủ đầu tư: Trước khi tham gia tranh thầu bất kỳ một gói thầu nào, Công ty cổ phần xây dựng Khánh Hòa luôn tìm hiểu rõ những yếu tố bên ngoài như:

+ Đối tượng (Chủ đầu tư) là ai? + Yêu cầu ra sao?

+ Đối thủ cạnh tranh?

+ Phạm vi trong lĩnh vực nào?

- Thông tin về giá dự thầu: Thông thường, khả năng thắng thầu sẽ nghiêng về Nhà thầu có giá chào thấp nhất. Hiểu rõ được vấn đề này, Công ty luôn chủ động kiểm soát giá thầu, trong trường hợp cần thiết có thể không tính giá cho một số công việc phụ (phụ gia, giấy nhám, đinh, …) với khối lượng khoongn hiều, đồng thời linh hoạt điều chỉnh giá một số công việc chủ chốt có khối lượng lớn (thép, đá, xi măng, …). Hoặc đưa ra một số chính sách như có thể chấp nhận thanh toán chậm, ứng vốn cho thi công, … Đối với mỗi gói thầu, Công ty đều tìm cách đưa ra mức giá dự thầu cạnh tranh nhất.

Phân tích Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên trong của Công ty cổ phần xây dựng Khánh Hòa.

Sau khi tham khảo ý kiến của các chuyên gia, tác giả đã xác định 10 yếu tố môi trường bên trong có ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xây dựng Khánh Hòa như sau:

- Máy móc thiết bị thi công - Năng lực về nguồn nhân lực - Năng lực tài chính của công ty - Tiến độ thi công

- Uy tín của công ty trên thị trường - Kinh nghiệm thi công

- Liên danh, liên kết

- Công tác quản lý kỹ thuật, giám sát thi công - Công tác kế hoạch

- Thông tin trong việc đấu thầu

Qua trao đổi, tham khảo ý kiến của các chuyên gia, tác giả đã xây dựng được ma trận đánh giá các yếu tố môi trường nội bộ (IFE) của Công ty cổ phần xây dựng Khánh Hòa như sau:

Bảng 2.5 Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ (IFE) của Công ty cổ phần xây dựng Khánh Hòa

STT Các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến Công ty Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng

1 Máy móc thiết bị thi công 0,1301 2 0,2602

2 Năng lực về nguồn nhân lực 0,0632 4 0,2528

3 Năng lực tài chính của công ty 0,2342 2 0,4684

4 Tiến độ thi công 0,0205 3 0,0615

5 Uy tín của công ty trên thị trường 0,1882 3 0,5645

6 Kinh nghiệm thi công 0,0734 2 0,1468

7 Liên danh, liên kết 0,0792 2 0,1584

8 Công tác quản lý kỹ thuật, giám sát thi công 0,0297 2 0,0594

9 Công tác kế hoạch 0,1583 4 0,6332

10 Thông tin trong việc đấu thầu 0,0232 3 0,0697

Tổng số 1,0000 2,6749

Nhận xét:

Theo ma trận IFE trên thì “Nguồn vốn cho công ty” và “Uy tín của Công ty trên thị trường” là hai yếu tố môi trường nội bộ quan trọng nhất ảnh hưởng đến Công ty cổ phần xây dựng Khánh Hòa, với mức độ quan trọng lần lượt bằng 0,2342 và 0,1882. Theo ý kiến của các chuyên gia thì công ty phản ứng với 2 yếu tố này tương đối cao, cho thấy năng lực cạnh tranh của công ty khá vững mạnh.

Tổng điểm quan trọng là 2,6749 (so với mức trung bình là 2,5), điều này cho

thấy công ty có phản ứng tương đối trong việc nỗ lực tận dụng các điểm mạnh và hạn chế các điểm yếu ở mức tương đối cao.

2.3 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xây dựng Khánh Hòa.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Xây dựng Khánh Hòa (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)