Môi trường bên ngoài:

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Xây dựng Khánh Hòa (Trang 51)

8. Kết cấu đề tài

2.2.1Môi trường bên ngoài:

2.2.1.1 Môi trường vĩ mô:

* Môi trường chính trị - pháp luật

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có nền chính trị ổn định nhất trong khu vực và trên thế giới. Hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư yên tâm để tham gia đầu tư trong các lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí hoạt động một cách có hiệu quả và ổn định. Điều đó đồng nghĩa với việc, thị trường xây dựng khởi sắc.

Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2013 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa:

- Nhiệm vụ an ninh quốc phòng năm 2013 từ tỉnh đến cơ sở đã được tập trung chỉ đạo thường xuyên.

- Các vấn đề nổi lên liên quan đến an ninh nông thôn, an ninh kinh tế, văn hóa, tư tưởng cơ bản đã được giải quyết tốt. Bảo vệ tốt an ninh, trật tự trong địa bàn tỉnh, các hoạt động chính trị - xã hội, các lễ hội lớn trong tỉnh, các đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đoàn khách quốc tế đến Khánh Hòa.

- Đã chủ động triển khai nhiều đợt tấn công, truy quét các loại tội phạm và tệ nạn xã hội trong địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Đồng thời, cũng đã triển khai nhiều giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Kìm giữ được tốc độ gia tăng của các loại tội phạm, làm giảm được một số loại tội phạm về trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa; công tác đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy, kinh tế đạt hiệu quả cao trong năm qua; các tổ chức hoạt động theo kiểu “xã hội đen” đã được trấn áp; tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trong năm qua cũng đã thuyên giảm đáng kể.

Như vậy, tỉnh Khánh Hòa nói chung và thành phố Nha Trang nói riêng là một điểm đến an toàn để đầu tư, nghỉ dưỡng hay tham gia vào hoạt động xây dựng.

Hiện nay, ngành xây dựng đang được nhà nước quan tâm. Nhiều Thông tư, Nghị định được ban hành nhằm đưa các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam vào khuôn khổ, tạo sân chơi công bằng nhằm nâng cao chất lượng và chống lãng phí mà vẫn thu

được lợi nhuận cao. Tỉnh Khánh Hòa là một thành phố du lịch, các công trình cao tầng ngày càng phát triển, chính quyền địa phương đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi nhằm kêu gọi đầu tư. Tính đến thời điểm này, có hàng trăm nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đã đầu tư vào tỉnh nhà, góp phần nâng cao ngân sách cho tỉnh Khánh Hòa. Công ty cổ phần xây dựng Khánh Hòa phát triển từ DNNN nên công ty có lợi thế hơn các doanh nghiệp khác về lĩnh vực quản lý nhà nước, thường xuyên cập nhật và nghiên cứu kỹ các Thông tư, Nghị định, các văn bản pháp lý hiện hành trong lĩnh vực xây dựng nhằm tạo thế chủ động và thực thi theo đúng pháp luật.

* Môi trường văn hóa – xã hội

Khánh Hòa được mệnh danh là thiên đường nghỉ dưỡng, với khí hậu ôn hòa - non nước hữu tình, thu hút nhiều du khách và nhà đầu tư trên cả nước và thế giới. Với đặc thù như vậy, nhiều công trình cao tầng hay các khu nghỉ dưỡng được đầu tư xây dựng ngày càng nhiều, tạo thành cơ hội cho các doanh nghiệp xây dựng trong và ngoài nước tham gia đầu tư, góp phần làm thị trường xây dựng sinh động hơn.

* Môi trường tự nhiên

Thiên nhiên đã ban tặng cho Nha Trang – Khánh Hòa tất cả những gì mà một vùng duyên hải có thể có: từ những hòn đảo ngoài khơi tới những bãi tắm cát trắng mịn, từ những rạn san hô kì ảo dưới lòng đại dương tới những ngôi đền Chăm cổ kính rêu phong trên núi, từ những làng chài xôn xao ven biển tới những bảo tàng tĩnh lặng giữa lòng thành phố. Những yếu tố đó đã tạo nên tính cách chân thành, thân thiện, hiếu khách và cần cù của người dân Khánh Hòa. Không kín đáo như người Hà Nội, không cầu kì như người Huế, và nhịp sống cũng chậm hơn người Sài Gòn, người Khánh Hòa có tính cách phóng khoáng mà giản dị, hệt như những đặc tính của vùng biển Khánh Hòa kín gió, sóng nhẹ (Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Khánh Hòa).

Là một tỉnh ven biển Nam Trung Bộ Việt Nam, Khánh Hòa có bờ biển kéo dài 385km, miền bờ biển bị đứt gãy tạo ra vùng lý tưởng nổi tiếng cho du lịch vì nhiều bãi tắm đẹp, cát trắng, nước biển trong xanh, không có các loài cá dữ và dòng nước xoáy ngầm. Những dãy núi cao nhấp nhô chạy dài ra biển Đông tạo thành các kỳ quan thiên nhiên và các đầm, vịnh kín gió, Khánh Hòa có khí hậu nhiệt đới, gió mùa chia ra làm hai mùa mưa - nắng rõ rệt. Mưa chỉ kéo dài trong hai tháng 10 và 11, còn lại 10 tháng trong năm chan hòa ánh nắng, làm cho cảnh quan thiên nhiên vốn đã rất đẹp lại thêm phần hấp dẫn.

Những lợi thế trên đã thu hút không ít du khách cũng như nhà đầu tư trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, địa chất ở tỉnh Khánh Hòa tương đối tốt, khí hậu thì quá ưu đãi với mùa nắng thì kéo dài, việc thuê nhân công cũng như chi phí sinh hoạt hàng ngày rẻ, nên rất thuận tiện để các nhà thầu trên cả nước đổ về, tạo nên sự khó khăn cho các nhà thầu tại địa phương khi cùng tham gia vào một sân chơi.

* Môi trường kỹ thuật - công nghệ

Xu hướng phát triển của nền kinh tế tri thức, khoa học công nghệ được ứng dụng ngày càng có hiệu quả và có sức lan tỏa vô cùng nhanh và rộng. Kinh nghiệm quản lý tiên tiến, công nghệ hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao làm thay đổi căn bản phương thức quản lý, đặc biệt công nghệ kỹ thuật cao được ứng dụng mạnh trong hoạt động xây dựng. Việt Nam có cơ hội đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng khi bắt kịp xu hướng và nhanh chóng tiếp thu công nghệ mới ứng dụng trong phát triển ngành xây dựng, giảm tiến độ thực hiện công việc, giúp các nhà đầu tư thu hồi vốn nhanh, tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Ngoài ra, khi công nghệ ngày càng tiên tiến thì việc các Nhà đầu tư tìm đến các công ty xây dựng trên cả nước càng dễ dàng, nhất là đối với các nước phát triển.

Việt Nam hiện là một thị trường xây dựng đầy tiềm năng để phát triển. Thực tế cho thấy Việt Nam đã thu hút được nhiều Nhà đầu tư từ nước ngoài vào đầu tư các dự án lớn như: Tổ hợp chung cư cao cấp và khách sạn Mường Thanh, Khách sạn Novotel, Khách sạn Sheraton, Khu nghỉ dưỡng Vinpearl Nha Trang, Khu nghỉ dưỡng Hòn Tằm Nha Trang, …Vì thế, đổi mới công nghệ, ứng dụng các công nghệ tiên tiến trên thế giới vào ngành xây dựng của chúng ta đang là yêu cầu bức thiết. Ngoài các công nghệ thi công từ trước đến nay, việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến và đổi mới thiết bị thi công là điều cần thiết hàng giờ, hàng ngày đối với công ty. Đó là yếu tố quyết định cho sự phát triển ổn định, bền vững trong những năm qua.

* Môi trường kinh tế

Từ nửa cuối năm 2011, “quả bóng” BĐS đã bị “xì hơi” mạnh trên diện rộng, “lớp băng dày” bao phủ toàn thị trường; nhiều cá nhân, doanh nghiệp BĐS lao đao … rất nhiều dự án BĐS đã phải tạm dừng hoặc giãn tiến độ do bị cắt vốn vay. Với mỗi dự án, thông thường số tiền đầu tư lên tới hàng trăm, hàng nghìn tỉ đồng thì Chủ đầu tư rất khó có thể thu xếp tiền để triển khai khi bị ngân hàng “đóng cửa”. Hiện nay thì nhiều dự án dù đã hoàn thiện, Chủ đầu tư tìm mọi biện pháp có thể vẫn không bán được hàng

nên nguồn thu rất khó khăn. Chính việc đầu tư tràn lan, lạm dụng đòn bẩy tài chính đã khiến nhiều doanh nghiệp lao đao khi thị trường thay đổi quá nhanh. Những điều gần tương tự cũng xảy ra với những người đầu cơ nhà đất bằng tiền đi vay.

Theo con số thống kê chính thức từ Bộ Xây dựng, trong năm 2012 có 17.000 doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh BĐS bị thua lỗ (năm 2011 là 14.998 doanh nghiệp).. Tổng số các doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh BĐS phải dừng hoạt động hoặc giải thể lên đến 2.637 doanh nghiệp (năm 2011 là 2.411 doanh nghiệp); trong đó có 2.110 doanh nghiệp xây dựng, 527 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. So với năm 2011, tỷ lệ doanh nghiệp xây dựng dừng hoạt động, giải thể tăng 6,2%, doanh nghiệp kinh doanh BĐS tăng 24,1%.

Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội ban hành ngày 24 tháng 02 năm 2011, mặc dù tình hình kinh tế vĩ mô đã ổn định hơn, lạm phát được kiềm chế, lãi suất cho vay đã giảm đáng kể so với cuối năm 2011, nhưng các doanh nghiệp ngành xây dựng phải đối mặt với những khó khăn thách thức lớn. Đó là thị trường BĐS – thị trường có sức lan tỏa, tác động mạnh đến tình hình hoạt động của các doanh nghiệp ngành xây dựng (xây lắp, sản xuất vật liệu xây dựng, tư vấn xây dựng,...) tiếp tục trầm lắng; các doanh nghiệp thiếu vốn nghiêm trọng cho sản xuất và đầu tư phát triển nhưng không đủ chuẩn để có thể tiếp cận tín dụng, lãi suất cho vay tuy đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao, nhiều doanh nghiệp không dám vay.

2.2.1.2 Môi trường vi mô: * Sức ép từ khách hàng

Đối với bất kỳ Nhà thầu xây dựng nào thì chất lượng công trình luôn là yếu tố được đặt lên hàng đầu và xuyên suốt trong quá trình thi công xây lắp. “Chất lượng” đồng nghĩa với “uy tín” của Nhà thầu. Chất lượng công trình phụ thuộc nguyên vật liệu, máy móc thiết bị sử dụng và trình độ công nhân thi công. Tuy nhiên, nhu cầu khách hàng ngày càng cao, luôn đặt áp lực với các nhà thầu về việc đẩy nhanh tiến độ nhưng phải đảm bảo chất lượng công trình. Do đó, để công trình đảm bảo tiến độ và đạt chất lượng thì cần phải có sự nghiên cứu tính toán kỹ từ khâu lập HSDT, tổ chức thực hiện xây dựng đến nghiệm thu bàn giao. Hiểu rõ vấn đề này, trong quá trình xây lắp Công ty luôn giám sát chặt chẽ ở các khâu:

- Vật tư đưa vào công trình phải có xuât xứ rõ ràng và đạt tiêu chuẩn, phải được kiểm tra trước khi sử dụng;

- Máy móc thiết bị phải được bảo quản nơi khô ráo và bảo trì thường xuyên; - Cán bộ kỹ thuật thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn và kinh nghiệm; - Công tác nghiệm thu phải thực hiện theo đúng quy định hiện hành.

* Quyền lực nhà cung cấp

Chịu ảnh hưởng trực tiếp từ tình hình kinh tế Thế giới và tình hình chung của nền kinh tế ở Việt Nam nhiều doanh nghiệp xây dựng thực sự gặp khó khăn, do đặc thù cuả ngành xây dựng là đòi hỏi vốn lớn vì khi bàn giao công trình mới được thanh quyết toán, chính vì vậy mà công ty có khối lượng vốn tín dụng thương mại lớn, trong khi đó lãi suất ngân hàng thì biến động. Bên cạnh tính ưu điểm về khả năng chiếm dụng vốn thì đây là một cơ cấu vốn nguy hiểm vì khi đến hạn phải trả mà công ty chưa có đủ khả năng trả nợ thì sẽ dẫn đến nguy cơ phá sản.

* Đối thủ cạnh tranh hiện tại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên thị trường xây dựng Việt Nam hiện nay có rất nhiều DNXD danh tiếng trong nước có cùng lĩnh vực kinh doanh giống Công ty. Theo thống kê của Sở Kế hoạch và đầu tư Khánh Hòa, có hơn 1000 doanh nghiệp xây dựng đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Kinh tế ngày càng khó khăn, các doanh nghiệp xây dựng thành lập ngày càng nhiều, tỉnh Khánh Hòa là một thị trường nhỏ, đòi hỏi các doanh nghiệp luôn vận động không ngừng, các công ty chạy đua bằng mọi cách để kiếm công trình về cho mình. Vì vậy, có thể thấy rằng Công ty có nhiều đối thủ cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi.

* Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:

Công ty cổ phần xây dựng Khánh Hòa hoạt động thi công xây dựng chủ yếu là thị trường ở Khánh Hòa và các tỉnh lận cận. Nhưng hiện nay, thị trường xây dựng Khánh Hòa đang là miếng mồi ngon cho các công ty xây dựng trên cả nước, đặc biệt là các công ty xây dựng tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà nẵng… do đó, các đối thủ cạnh tranh lĩnh vực xây dựng có số lượng rất lớn và có uy tín cao ví dụ như: Công ty Cổ phần xây dựng Cotecons (Cotecons), Tổng công ty đầu tư và phát triển công nghiệp – TNHH một thành viên ( Becamex IDC Co); Công ty 50- Bộ Quốc Phòng; Công ty cổ phần xây dựng số 5, Công ty Vật tư nông nghiệp …

Sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt, vì thế ta phải biết chọn lựa “sân chơi” cạnh tranh, và đối thủ cạnh tranh là như thế nào ? Công ty của mình có thể so sánh năng lực với họ được không ? ……điều đó cho ta thấy, nếu ta cạnh tranh các công ty lớn, thì tự mình làm khó mình, đưa mình vào bế tắc cho hướng phát triển của công ty mình? nên phải biết năng lực của mình, cạnh tranh với các công ty ngang mình hoặc mức độ chênh lệch năng lực không cao lắm.

* Đe đọa từ các sản phẩm thay thế

Việt Nam hiện là một thị trường xây dựng đầy tiềm năng để phát triển. Thực tế cho thấy Việt Nam đã thu hút được nhiều Nhà đầu tư từ nước ngoài vào đầu tư các dự án lớn. Vì thế đổi mới công nghệ, ứng dụng các sản phẩm mới vào thi công xây dựng đang là yêu cầu cấp thiết. Việc cạnh tranh gay gắt của thị trường xây lắp thì việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ vật liệu mới, tiên tiến vào thi công đó chính là điều cần thiết hàng giờ, hàng ngày đối với công ty. Đó là một trong những yếu tố quyết định cho sự phát triển ổn định, vững chắc cho công ty hiện nay va trong thời gian tới. Các công nghệ xây dựng hiện nay đang được các công ty lớn hướng tới, áp dụng, nhằm tiết kiệm chi phí, đẩy nhanh tiến độ, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng như: Công nghệ sàn rỗng C-Deck; gia cố nền đất yếu Top – Base; …

Phân tích Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài của Công ty cổ phần xây dựng Khánh Hòa.

Sau khi tham khảo các ý kiến của chuyên gia, tác giả xác định 10 yếu tố môi trường bên ngoài có ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xây dựng Khánh Hòa như sau:

- Chính sách của chính phủ - Vị trí địa lý

- Môi trường chính trị - pháp luật ổn định - Đặc điểm của địa phương

- Xu hướng chú trọng chất lượng của khách hàng

- Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế (Suy thoái, khủng hoảng…) - Sự phát triển của công nghệ

- Sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ trên địa bàn - Sự đóng băng của thị trường bất động sản

Qua trao đổi, tham khảo ý kiến của các chuyên gia, tác giả đã xây dựng được ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài (EFE) của Công ty cổ phần xây dựng Khánh Hòa như sau:

Bảng 2.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) của Công ty cổ phần xây dựng Khánh Hòa

STT Các yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến Công ty Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng 1 Chính sách của chính phủ 0,1051 2 0,2102

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Xây dựng Khánh Hòa (Trang 51)