Theo định hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2010 – 2015 và tầm nhìn năm 2020 do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hòa lập, đến ngày 31 tháng 12 năm 2011 diện tích trồng rau của tỉnh là 4.645 ha, năng suất bình quân đạt 138 tạ/ha với sản lượng là 64.101 tấn. Một số loại rau thông dụng được trồng trên địa bàn tỉnh có sản lượng tương đối lớn như sau:
1.4.1.1. Cải xanh (Brassica juncea L.)[24]
- Nguồn gốc sinh thái:
Cải xanh được gieo trồng ở nhiều nơi trên thế giới nhưng phổ biến và tập trung ở các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc. Cải xanh có khả năng chịu đựng cao với khí hậu nóng, ẩm. Trong mùa lạnh, cải xanh sinh trưởng nhanh và cho năng suất cao trên đất giầu mùn, thoát nước tốt.
- Phòng trừ sâu bệnh:
Các loại sâu bệnh hại chính như rệp các loại, bọ nhảy, sâu xám, sâu tơ, sâu xanh, bệnh thối nhũn. Sử dụng các loại thuốc để phun phòng trừ như: Sherpa 25 EC 0,15 - 0,20% hoặc thuốc trừ sâu sinh học BT 3%, cần kết hợp với biện pháp phòng trừ tổng hợp khác như vệ sinh đồng ruộng và có chế độ luân canh hợp lý.
1.4.1.2. Rau muống (Ipomoea aquatica)[24]
Hình 1.2. Rau muống
- Nguồn gốc sinh thái:
Cây rau muống có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Á, khu vực Nam và Đông Nam Á, vùng nhiệt đới châu Phi, Trung Á và Nam Mỹ, châu Đại Dương. Rau muống là cây ngày ngắn, sinh trưởng tốt và cho năng suất cao ở nhiệt độ cao, đủ ánh sáng trong vùng nhiệt đới ẩm. Rau muống ít gặp ở khu vực có độ cao trên 700 m so với mặt biển và nếu có thì sinh trưởng kém. Nhiệt độ thấp dưới 230C, rau muống sẽ sinh trưởng chậm và cho năng suất thấp. Rau muống có thể trồng trên nhiều loại khác đất khác nhau (đất sét, đất cát, cát pha) nhưng cần ẩm ướt, giàu mùn hoặc được bón nhiều phân hữu cơ. Độ pH thích hợp nhất cho sự sinh trưởng của rau muống là 5,3 - 6,0.
- Phòng trừ sâu bệnh:
+ Sâu ba ba (Taiwania cirumdata) thường gây hại trên các ruộng rau muống nước, ruộng có độ ẩm cao, hoặc rau muống bè. Phòng trừ phải diệt được cả sâu non và trưởng thành, có thể sử dụng các loại thuốc Sherpa 25EC, Regent 80WG và Sumicidin.
+ Sâu khoang (Spodoptera litura) phát hiện sớm, bắt sâu bằng tay, ngắt ổ trứng và ổ sâu non mới mở, khi cần thiết mới phun thuốc, có thể sử dụng Sherpa 25EC, thuốc thảo mộc HCĐ 25 BTN, thuốc sinh học NPV.
+ Sâu xanh (Helicoverpa armigera) ít khi gây hại nặng. Khi cần phòng trừ có thể sử dụng các thuốc Sherpa 25EC, Cyperan 25EC, thuốc sinh học NPV.
+ Rầy xám (Tettigoniella sp.) thường hại nặng ở rau muống cạn, có thể phòng trừ bằng các loại thuốc: Bassa 50ND, Cyperan 25EC. Phun kỹ sau mỗi lần thu hoạch trên cả ruộng.
1.4.1.3. Cây mùng tơi (Basella spp.)[24]
Hình 1.3. Rau mồng tơi
+ Nguồn gốc sinh thái:
Hiện nay chưa xác định được chính xác nguồn gốc cây mùng tơi nhưng có nhiều ý kiến cho rằng dạng trồng phổ biến có quê hương ở khu vực Nam Á. Ngày nay cây mùng tơi được gieo trồng rộng rãi tại các nước vùng nhiệt đới châu Á, châu Phi, châu Mỹ và được coi là cây ngày ngắn ở một số khu vực khí hậu ôn đới.
Cây mùng tơi sinh trưởng tốt tại những nơi đất thấp trong vùng nhiệt đới lên đến độ cao 500m so với mặt biển, thậm chí có thể mọc cả ở những khu vực cao 3000m trong vùng ôn đới. Trong điều kiện ngày dài trên 13 giờ, mùng tơi sẽ không ra hoa. Mùng tơi có thể sinh trưởng ở nhiều loại đất, nhưng đất cát là thích hợp nhất, độ ẩm trong đất có tác dụng kích thích mùng tơi ra hoa.
+ Sâu hại: Thường bị sâu khoang (Spodoperalitura) và một số sâu ăn lá khác gây hại nhưng ít nghiêm trọng, cần sử dụng biện pháp thủ công bắt sâu và ngắt ổ trứng sâu. Trong trường hợp bị sâu hại nặng mới dùng thuốc NPV hoặc Sherpa 25EC.
+ Bệnh hại: Chủ yếu có bệnh đốm mắt cua (Cercospora sp), nếu chăm sóc tốt, cây phát triển mạnh sẽ hạn chế bệnh. Khi bệnh nặng mới dùng thuốc Rovra 50WP, Score 250EC, Anvil 5SC. Phun theo hướng dẫn trên nhãn bao bì của từng loại thuốc, thời gian cách ly tối thiểu là 10 ngày.
1.4.1.4. Cây xà lách (Lactuca sativa L.)[24 ]
Hình 1.4. Cải xà lách
+ Nguồn gốc sinh thái:
Vùng tiểu Á Trung Đông được xem là quê hương của cây xà lách. Hiện nay, cây xà lách đã được sử dụng và gieo trồng rộng rãi khắp các nước trên thế giới. Xà lách thích hợp trong khoảng nhiệt độ 15-20oC, với khoảng nhiệt độ này bắp hình thành và cuốn chặt, nếu nhiệt độ trên 28oC quá trình cuốn bắp sẽ không diễn ra. Khả năng chịu nhiệt của xà lách xoăn tốt hơn xà lách cuốn.
Bộ rễ của xà lách rất yếu, vì vậy cần trồng trên đất giầu dinh dưỡng, khả năng giữ nước tốt, đất pha cát hơi kiềm. Xà lách không chịu được hạn và đất chua (pH < 6). 1.4.4.2. Phòng trừ sâu bệnh:
Xà lách ít bị sâu bệnh hại, khi cây bị bệnh thì nên nhổ bỏ, tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật với loại cây trồng này.
1.5.1.5. Rau ngót ( Sauropus androgynus L.)[24]
Đến nay vẫn chưa biết rõ về nguồn gốc của rau ngót dù rằng nó được trồng khắp nơi từ Ấn Độ, Srilanka, miền nam Trung Quốc, các nước Đông Dương và hầu hết khắp vùng Đông Nam Á. Cũng trong khu vực này, đôi khi có thể gặp rau ngót trong trạng thái hoang dại.
Rau ngót là loại rau có giá trị dinh dưỡng cao với hàm lượng protein trong lá cao hơn hầu hết các loại rau xanh khác.
Cây rau ngót rất dễ trồng, thích hợp trên nhiều vùng đất, nhưng đất không bị nhiều phèn và mặn là được. Tốt nhất là trồng trên đất thịt nhiều bùn, thoát nước tốt.
+ Phòng trừ sâu bệnh:
* Sâu hại: Gồm một số sâu hại chính sau:
+Rầy xanh(Empoasca sp.): hại nặng khi bị khô hạn. Phòng trừ bằng các loại thuốc: Sherpa 20 EC, Regent 80 WG, Cyperan 25 EC...
+Nhện đỏ(Tetranychus sp.): hại nặng trong điều kiện khô hạn, sống tập trung dưới mặt lá. Cần phát hiện sớm để phòng trừ bằng các loại thuốc: Comite 73EC, Pegasus 500 SC, Ortus 5 SC.
+Bọ phấn(Bemisa myricae): vừa gây hại, vừa là môi giới gây bệnh virut, cần phòng trừ triệt để bằng các loại thuốc Sherpa 20 EC, Karate 2,5 EC...
+Bọ trĩ(Thrip sp.): phòng trừ bằng Admire 50EC, Confidor 100 SL, Gaucho 70 WS, Baythroid 50 SL.
* Bệnh hại: Gồm các bệnh chính sau:
+Bệnh phấn trắng(Erysiphe sp.): hại nặng trong điều kiện khô hạn, nắng ấm. Phòng trừ khi bệnh mới chớm bị, bằng các thuốc: Anvil 5SC, Score 250 EC, Bayfidan 25EC.
+Bệnh xoăn lá(virut): cần diệt trừ môi giới truyền bệnh là bọ phấn, nếu nặng thì phá bỏ trồng lại.
Việc sản xuất rau trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa hầu như tự phát nên việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác rất hạn chế. Ngành Nông nghiệp Khánh Hòa mà cụ thể Chi cục bảo vệ thực vật và các Trạm bảo vệ thực vật ở các huyện có tổ chức các lớp tập huấn cho người dân trong việc dùng thuốc, phân bón khi canh tác nhưng không nhiều. Lý do kinh phí Nhà nước cấp cho ngành hàng năm không nhiều.
Đa số người dân mua hạt giống từ các đại lý bán giống cây trồng trong vùng. Một số khác mua hạt giống trôi nổi trên thị trường. Số giống này thường không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, chưa được Nhà nước kiểm soát về chất lượng.
Tỉnh Khánh Hòa có 6 huyện, một thị xã là thị xã Ninh Hòa và hai thành phố là Nha Trang, Cam Ranh. Ngoại trừ Trường Sa là huyện đảo, các vùng còn lại là đồng bằng và miền núi nên việc trồng trọt các sản phẩm nông nghiệp có thực hiện. Tuy nhiên việc trồng các loại cây nông nghiệp có khác nhau tùy theo địa chất từng vùng trong tỉnh.
Trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa không có vùng trồng rau tập trung ở quy mô lớn nên rau lưu thông trên thị trường có nhiều nguồn khác nhau. Rau sản xuất trong tỉnh có, rau từ các tỉnh khác sang thậm chí có cả rau nhập lậu từ Trung Quốc. Do đó việc kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm trong đó có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón gặp nhiều khó khăn.
Các cơ sở sản xuất rau thường không có sổ sách ghi chép quá trình sản xuất. Việc mua phân bón, thuốc BVTV và sử dụng chúng chưa được người trồng rau quan tâm như quy định của ngành nông nghiệp. Sau khi dùng thuốc BVTV xong người dân thường bỏ luôn chai hoặc bao bì ngoài đồng ruộng. Một số khác lại ném xuống dòng nước đang chảy. Họ không ý thức được việc họ đang làm gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh.
Hình 1.6. Hình ảnh rửa rau ở cống nước thải
Tại chân các ruộng rau có thể tìm được khá nhiều vỏ thuốc vứt ngổn ngang với nhiều cái tên như: Apphe.666, Anvado 100Wp, Nimaxon 200SL, Amico, Catex 1.8Ec… Tất cả các loại thuốc trên đều có công dụng trừ sâu với những dòng khuyến cáo in đậm trên bao bì cực độc, cực mạnh, … Thời gian cách ly trước khi thu hoạch tối thiểu 7-15 ngày. Đặc biệt, các mẫu thuốc thu được đều chỉ sử dụng để trị bệnh cho lúa. Bà con cho rằng rau bị bệnh thì lại phun, rau mắc bệnh nào thì mua thuốc ấy mà phun. Cứ trộn 2-3 loại vào phun một đợt, vài ngày sau mưa gió, thuốc phai hết là thu hoạch được rồi.
Bảng 1.4. Số lượng rau sản xuất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trong ba năm từ năm 2010 đến năm 2012
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Diện tích Ha 1.034 1.910 1.630
Năng suất tạ/ha 119,87 97,15 93,72
Tổng các loại rau
Sản lượng tấn 12.395 18.556 15.276
Trong đó:
Diện tích Ha 240 280
Năng suất tạ/ha 67,46 85,52
Cải các loại
Sản lượng tấn 1.673 2.391
Diện tích Ha 1.034 857 880
Năng suất tạ/ha 119,87 130,18 133,71 Rau muống
Sản lượng tấn 12.395 11.156 11.769
Diện tích Ha 9 14
Năng suất tạ/ha 53,27 56,20
Mùng tơi
Sản lượng tấn 48 79
Diện tích Ha 128 168
Sản lượng tấn 693 1.477
Diện tích Ha 196 203
Năng suất tạ/ha 93,33 90,97
Rau ngót
Sản lượng tấn 1.829 1.847
Diện tích Ha 480 85
Năng suất tạ/ha 184,52 213,65
Các loại rau
khác Sản lượng tấn 8.857 1.816
Nguồn: Cục Thống kê Khánh Hòa