XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ DƯ LƯỢNG

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón của rau trên địa bàn tỉnh khánh hòa và giải pháp hạn chế (Trang 97)

VỆ THỰC VẬT, PHÂN BÓN TRONG RAU ĐƯỢC TRỒNG TRÊN CẠN

Để hạn chế dư lượng thuốc BVTV và PBHH trong rau trồng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa và rau trồng từ nơi khác mang về tiêu thụ tại Khánh Hòa nhằm đảm bảo cho sức khỏe và an toàn của người ăn, một số giải pháp được đề xuất như sau:

Phân công quản lý nhà nước giữa các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giữa tỉnh và địa phương theo hướng cụ thể, rõ ràng, không chồng chéo, bỏ sót.

Quy hoạch các vùng sản xuất rau an toàn tập trung, ổn định, đảm bảo đủ sản lượng rau cung cấp cho nhu cầu của thị trường. Xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ chi phí phân tích mẫu và chi phí chứng nhận Viet GAP, chi phí xúc tiến thương mại...

Tổ chức sản xuất rau an toàn theo chuỗi, gắn kết trách nhiệm của người sản xuất và tiêu thụ. Tăng diện tích sản xuất rau trong nhà có mái che, nhà màn, nhà lưới... để hạn chế sâu bệnh, điều kiện bất lợi.

Tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho nông dân về sử dụng thuốc BVTV khi phòng trừ dich hại bảo vệ cây trồng cần phải đảm bảo nguyên tắc 4 đúng:

Chọn thuốc BVTV đúng với từng loại sâu bệnh; Chọn thời gian phun thuốc hợp lý;

Pha, phun thuốc đúng nồng độ, liều lượng, thuốc phun phải tơi, bám đều trên mặt lá và các bộ phận khác của cây trồng;

Đảm bảo thời gian cách ly (tính từ lần phun cuối cùng đến khi thu hái sản phẩm) đối với từng loại thuốc BVTV. Thời gian thu hái sản phẩm là yếu tố quan trọng để đảm bảo dư lượng thuốc BVTV trong nông sản thấp hơn dư lượng tối đa cho phép.

Hướng dẫn nông dân không sử dụng thuốc BVTV cấm, thuốc BVTV ngoài danh mục, thuốc BVTV kém chất lượng, thuốc BVTV quá hạn sử dụng… để phun cho cây trồng. Chú trọng hướng dẫn bà con nông dân sử dụng các loại thuốc sinh học, thảo mộc, thuốc BVTV thế hệ mới ít độc, phân giải nhanh.

Tập huấn, hướng dẫn nông dân đa dạng hoá các biện pháp canh tác như luân canh hợp lý, xen canh đa dạng nhiều loại cây trồng khác họ trên cánh đồng nhằm hạn

chế sự tích luỹ, phát sinh của dịch hại. Mở rộng mô hình trồng cây trong nhà lưới toàn phần hoặc che lưới trong giai đoạn cuối (giai đoạn thu sản phẩm) để ngăn chặn sự phát sinh gây hại của dịch hại, như vậy sẽ hạn chế được việc sử dụng thuốc BVTV của nông dân ngay trên đồng ruộng.

Thực hiện các mô hình sản xuất đi liền với tiêu thụ sản phẩm nông sản an toàn trên thị trường nhằm nâng cao thu nhập của người nông dân sản xuất ra sản phẩm an toàn, trong đó có an toàn về thuốc BVTV và PBHH, đi đôi với việc hoàn thiện hệ thống kiểm tra nhanh dư lượng thuốc BVTV và PBHH trên thị trường là biện pháp hữu hiệu trong quản lý sử dụng thuốc BVTV và PBHH, từ những kết quả đạt được nhân ra diện rộng để nông dân tự giác áp dụng thực hiện trên thửa ruộng của họ.

Thường xuyên lồng ghép trong các chương trình đào tạo, tổ chức tập huấn quy trình sản xuất rau an toàn, sản xuất rau theo Viet GAP cho nông dân; đẩy mạnh công tác truyền thông qua nhiều kênh khác nhau để người tiêu dùng thấy được việc sử dụng rau an toàn, rau được chứng nhận GAP là sự lựa chọn thông minh.

Phải tạo sự chuyển biến đồng bộ từ khâu sản xuất, kinh doanh đến tiêu dùng rau an toàn theo chuỗi mang tính chuyên nghiệp; coi trọng việc áp dụng công nghệ cao; đầu tư hạ tầng và xử lý chất thải nguy hại phải được ưu tiên để giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm trước, trong và sau thu hoạch;

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng, giá cả vật tư đầu vào như thuốc BVTV, phân bón và chất lượng rau trên thị trường.

Bên cạnh đó, mở rộng cần có chính sách về kho tàng, bến bãi cụ thể cho các tổ chức kinh doanh thuốc BVTV và PBHH trên địa bàn. Điều tra, thống kê toàn bộ các tổ chức cá nhân kinh doanh thuốc BVTV và PBHH trên địa bàn tỉnh. Đồng thời tuyên truyền, mở các đợt tập huấn ngắn hạn, dài hạn cho các tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh thuốc BVTV và PBHH về những kiến thức và văn bản mới.

Áp dụng nhiều giải pháp và chủ động khâu nối hình thành các liên kết ổn định giữa doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ hoặc xuất khẩu rau với các HTX, nông dân vùng sản xuất rau an toàn tập trung. Phát triển mạng lưới tiêu thụ rau an toàn với nhiều kênh phân phối đa dạng (qua siêu thị, đại lý, cửa hàng bán lẻ) gắn với chứng nhận theo Viet

GAP phải có bao bì nhãn mác, đóng gói theo quy định và địa chỉ rõ ràng theo thương hiệu của nhà sản xuất với giá cả hợp lý để giúp người tiêu dùng phân biệt được sản phẩm an toàn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Dựa vào kết quả nghiên cứu đã được trình bày ở phần trên, có thể kết luận đề tài của luận văn đã tập trung giải quyết được một số vấn đề sau:

1. Đã khảo sát tình hình sản xuất, tiêu thụ rau trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa: - Hầu hết các cơ sở sản xuất, kinh doanh rau đều không có chứng nhận điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn theo quy định của pháp luật;

- Sử dụng thuốc, phân bón nằm ngoài danh mục được phép sản xuất kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam hoặc quá hạn sử dụng theo quy định của pháp luật.

- Nông dân hiểu biết về bệnh hại còn thấp: Đa số người dân sản xuất rau thường có trình độ thấp nên tìm hiểu khoa học kỹ thuật trong sản xuất rau bị hạn chế do đó việc phun thuốc, bón phân theo thói quen và kinh nghiệm là chính.

- Không đảm bảo thời gian cách ly theo hướng dẫn trên nhãn sản phẩm của nhà sản xuất hoặc khuyến cáo của cơ quan chuyên môn.

2. Đã khảo sát đánh giá tình hình kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV, PBHH trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

- Nhiều cơ sở bán thuốc BVTV, PBHH có vấn dề về chất lượng.

- Mua bán thuốc, phân bón nằm ngoài danh mục được phép sản xuất kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam hoặc quá hạn sử dụng theo quy định của pháp luật.

- Hàm lượng các hoạt chất có tính độc cao hơn ghi trên nhãn, dẫn đến người dân sử dụng liều lượng thuốc, phân bón vượt quá mức cho phép mà không biết: người dân sản xuất rau thường sử dụng thuốc, phân bón quá mức cho phép của nhà sản xuất ghi trên bao bì sản phẩm.

- Thị trường thuốc BVTV đa dạng khó quản lý.

3. Đã khảo sát dư lượng thuốc BVTV, PBHH của một số loại rau sản xuất và tiêu thụ trên địa bàn tỉnh khánh Hòa bao gồm: cải xanh, rau muống, rau ngót, rau mùng tơi, xà lách. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Dư lượng thuốc BVTV và PBHH trên một số loại rau ăn lá sản xuất và tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có ở hầu hết các loại rau phân tích như rau cải xanh, rau ngót, xà lách, ngoại trừ rau mùng tơi chưa phát hiện dư lượng thuốc BVTV vượt quá mức cho phép.

- Dư lượng thuốc BVTV: có 55% rau trồng tại Khánh Hòa không phát hiện dư lượng; 28% có dư lượng nhưng nằm dưới giới hạn cho phép; 17% có dư lượng vượt quá giới hạn cho phép. Các hoạt chất phát hiện gồm Acephate, Chlorpyrifos, Diazinon, Cypermethrin, Fipronil, Propoxur. Dư lượng tìm thấy cao quá giưới hạn cho phép (MRL) từ 0,84 đến hơn 12 lần

- Tỷ lệ phần trăm rau cũng như dư lượng thuốc BVTV và PBHH vượt giới hạn cho phép của rau tiêu thụ cao hơn rau sản xuất. Bên cạnh đó có những mẫu còn chứa đồng thời nhiều nhóm thuốc BVTV.

5. Đã đề xuất một số biện pháp hạn chế dư lượng thuốc BVTV, PBHH trong rau được trồng tại Khánh Hòa (mục 4.3.2)

Kiến nghị:

Cơ quan quản lý sớm ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển RAT hàng hóa: hỗ trợ giống mới, ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu sản xuất, hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn, hỗ trợ khắc phục rủi ro trong sản xuất.

Sớm rà soát, quy hoạch hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới gắn với quy hoạch vùng sản xuất RAT, tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh dồn điền đổi thửa, hình thành các nông trại, trang trại sản xuất với sản lượng lớn, chất lượng tốt.

Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm...

Tạo điều kiện để liên kết trường, Viện nghiên cứu sản xuất thiết bị kỹ thuật mới, giống rau... để phát triển sản xuất RAT.

Hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng từ tỉnh đến cơ sở để thực hiện thường xuyên, chặt chẽ hơn trong việc đảm bảo ATTP trên rau. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tại các cơ sở sản xuất, sơ chế, tiêu thụ rau.

Các đơn vị quản lý nhà nước cần tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất rau đặc biệt là RAT trên các phương tiện thông tin đại chúng và khuyến khích nông dân áp dụng quy trình sản xuất rau an toàn nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm.

Tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy định pháp luật của Nhà nước trong kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV, phân bón cho các đối tượng tham gia kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV, phân bón. Đối với cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV người bán hàng phải có trình độ chuyên môn, trong độ tuổi lao động. Tuyệt đối không để người già tham gia kinh doanh thuốc BVTV.

Có nhiều loại thuốc BVTV được nhập lậu từ biên giới Trung Quốc về tiêu thụ ở Khánh Hòa và các tỉnh khác. Do đó, việc ngăn chặn ngay từ cửa khẩu để thuốc không tràn về các địa phương, trong đó có Khánh Hòa cũng là một biện pháp quan trọng. Để công tác này được giải quyết tốt thì các ngành như Hải quan, Công an, Bộ đội Biên phòng và các tỉnh biên giới… đóng vai trò chính.

Tỉnh chỉ đạo có quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng có biện pháp xử phạt nặng đối với những người trồng rau phun thuốc BVTV và sử dụng PBHH không đảm bảo thời gian cách ly.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Đào Trọng Ánh (2000), “Cơ sở khoa học cho việc sử dụng an toàn và hiệu quả thuốc BVTV để phòng trừ dịch hại cây trồng trong tình hình mới”, Luận án Tiến sĩ nông nghiệp.

2. Nguyễn Văn Bộ (2000), “Nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam: Thách thức và cơ hội”, Hội thảo "Hướng tới các cơ hội mở rộng xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp hưu cơ ở Việt Nam”, Hà Nội.

3. Bộ Nông nghiệp và PTNT (1998), Quy định tạm thời về sản xuất rau an toàn.

4. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (2000), Hội thảo khoa học về kiểm soát an toàn hoá chất.

5. Cục Bảo vệ thực vật (2006), Tổng quan quản lý thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam và các nước, Tài liệu báo cáo kết quả thực hiện dự án cấp ngành.

6. Cục Bảo vệ thực vật (2007), Chiến lược kiểm soát và quản lý có hiệu quả thuốc bảo vệ thực vật đến năm 2010, Tài liệu báo cáo kết quả thực hiện dự án cấp ngành.

7. Đào Ngọc Chính, Lê Thanh Tùng (2013), Một số nhận định về sản xuất và tiêu thụ rau an toàn, Tài liệu báo cáo Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn. 8. Bùi Sĩ Doanh và nnk (2000), “Diễn biến dư lượng, PHI và thời gian bán huỷ của

thuốc trừ sâu Cypermethrin trong một số cây trông ở điều kiện Việt Nam”,

Proceedings Workshop on Management, Use and Assessment of Environmental Pollution of Pesticides, Hanoi University and Swiss Agency for Development and Cooperation. Hanoi. p. 55 - 70.

9. Hoàng Hà (2009), Thực trạng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong một số loại rau trên địa bàn Hà Nội và đề xuất một số giải pahps quản lý thuốc bảo vệ thực vật, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Nông nghiệp.

11. Lê Thị Kim Oanh (2002), “Tình hình sử dụng thuốc trừ sâu ở vùng trồng rau họ thập tự ngoại thành Hà Nội và phụ cận”, Tạp chí BVTV số 2/2002.

12. Phạm Thị Phong và CTV (1992), “Ngưỡng dư lượng và PHI của Fenvalerate”,

Tạp chí BVTV số 1/1992.

13. Quyết định 46/2007/QĐ-BYT, Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hoá học trong thực phẩm, ban hành ngày 19/12/2007của Bộ Y tế.

14. Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN, Quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn, ban hành ngày 15/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. 15. Nguyễn Trường Thành (2002), “Thực trạng và giải pháp cho sản xuất rau an (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

toàn hiện nay ở Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo quốc gia về khoa học và công nghệ bảo vệ thực vật, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

16. Nguyễn Trường Thành và nnk (2002). “Nghiên cứu các biện pháp làm giảm thiểu dư lượng thuốc BVTV trong nông sản ở vùng sản xuất rau Hà Nội và phụ cận”, Tập san Nông nghiệp và PTNT.

17. Nguyễn Trường Thành (2003), “Nghiên cứu biến động dư lượng thuốc bảo vệ thực vật sau khi xử lý trên đồng ruộng và xác định PHI cần thiết trong điều kiện Việt Nam nhằm phục vụ sản xuất rau an toàn”, Hội thảo tại Hội Hoá học Việt Nam.

18. Lê Thị Kim Tiến, Nguyễn Văn Ly (2012), Phân tích và đánh giá hàm lượng nitrit trong một số thực phẩm chế biến lưu hành ở thành phố Huế, tạp chí Khoa học, Đại học Huế, Tập 74B, số 5, 185-191.

19. TCVN 5139:2008 (CAC/GL 33-1999), Phương pháp khuyến cáo lấy mẫu để xác định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật phù hợp với các giới hạn dư lượng tối đa (MRL).

20. TCVN 7991:2009 (TCVN 5247: 1990) Xác định Nitrate trong thực phẩm bằng phương pháp so màu So màu/ Quang phổ UV – VIS.

21. Nguyễn Duy Trang (1996), “Nghiên cứu xấy dựng quy trình phòng trừ dịch hại trong sản xuất rau sạch”, Hội nghị rau sạch toàn quốc, Hà Nội.

22. Lê Trường (1985), Thuốc bảo vệ thực vật và sinh cảnh, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

23. Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Công an (2004), Nghiên cứa lựa chọn kỹ thuật thích ứng để kiểm tra nhanh dư lượng một số thuốc trừ sâu trên rau phục vụ tiêu dùng ở Hà Nội, Báo cáo khoa học tại Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội 4/2005.

24. Trung tâm khuyến nông quốc gia, Sản xuất rau an toàn, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội 2008.

25. Phùng Thị Thanh Tú, Nguyễn Thị Hồng Tú, Hoàng Đình Hồi (1996), Sổ tay sử dụng hóa chất trừ sâu an toàn, bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng, Nha Trang 10/1996.

26. UBTV Quốc hội (2004), Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm, NXB Y học.

27. Viện Bảo vệ thực vật (1988), Kết quả thực hiện dự án "Điều tra thực trạng ô nhiễm môi trường ở các vùng trồng rau quả Hà Nội và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ sinh học trồng thí điểm rau sạch ở Hà Nội" (1995 - 1997), Báo cáo khoa học.

28. Viện Bảo vệ thực vật (1998), Báo cáo đề tài KHCN 11-08 “ Nghiên cứu ảnh hưởng của các hóa chất độc hại dùng trong nông nghiệp đến sức khỏe con người, các biện pháp khắc phục”, Hà Nội.

29. Viện Bảo vệ thực vật (2005), Kỹ thuật sản xuất rau an toàn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

30. Cheah U.B. (2001), “Effect of washing, peeling”, Proceedings on final residues in food, December 2001, Beijing, China.

31. Asean Cooperation in Food, Agriculture and Forestry (2004), Asean hamonizided maximum residue limits (MRLs), Crops Publication No.1/2004.

32. CCE - Cornell Center for Environment (1999), Pesticide residue monitoring and food safety, BCERF, USA.

33. Charles M.B. (2004), "The pesticide residue question ", Eco-farm Conference in Monterey, USA.

34. IUPAC - KSBS, (2003)¸ “Harmonization of data requirements and evaluation”,

International worshop on pesticides, Changsa June 2003, China.

35. Marcus T. (2004), “The development of new crop protection products up front

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón của rau trên địa bàn tỉnh khánh hòa và giải pháp hạn chế (Trang 97)