Một số kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước trong việc đổi mới công tác quản lýdự án

Một phần của tài liệu Nâng cao hoạt động quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Công ty cổ phần xây dựng số 1 Vinaconex – 1 (Trang 86)

a. Ban hành các văn bản về chống lãng phí, thất thoát trong đầu tư dự án

Thất thoát, lãng phí có thể xảy ra ở tất cả các khâu, các giai đoạn của quá trình đầu tư, từ chủ trương đầu tư, chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, cấp phát vốn đầu tư đến khâu nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng và quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình. Để tăng cường quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, chống thất thoát lãng phí, tiêu cực, nâng cao chất lượng và tiến độ công trình xây dựng, Bộ xây dựng cần ban hành nhiều văn bản để bổ sung và hoàn thiện cho công tác này. Các văn bản này cần phải hết sức chặt chẽ, hạn chế tớ mức tối đa các sai sót có thể có, cần phải chi tiết cụ thể để giúp cho các đơn vị thực hiện dễ dàng áp dụng và triển khai.

b. Hoàn thiện cơ chế, chính sách về việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

Nhà nước cần ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản nhằm tạo cơ sở pháp lý trong điều hành và quản lý dự án, các văn bản này cần tránh chồng chéo, phải có sự thống nhất, phù hợp với tình hình thực tế để thuận tiện cho việc áp dụng, từ đó dễ dàng cho việc hoàn chỉnh các thủ tục để triển khai dự án, nâng cao tiến độ thực hiện dự án.

Công tác chỉ định thầu đơn vị tư vấn cần thực hiện theo quy trình các bước sao cho thời gian là ngắn nhất để tránh mất nhiều thời gian.

Cơ chế, chính sách về tiền lương, nhân công, ca máy tránh thay đổi liên tục để không ảnh hưởng đến qua trình triển khai thực hiện dự án.

Ngoài công tác kiểm toán tài chính và kiểm toán tuân thủ, tích cực chuyển dần trọng tâm sang kiểm toán hoạt động, tăng cường kiểm toán trước đối với các dự án đầu tư, để tập trung phân tích tính đúng đắn của chủ trương đầu tư, sự phù hợp của hồ sơ thiết kế để có thể đưa ra những kiến nghị xử lý phù hợp. Có như vậy mới ngăn chặn kịp thời thiệt hại ngay trước khi quyết định đầu tư dự án, thi công công trình, tránh lãng phí nguồn lực.

Thường xuyên tổng kết thực tiễn kết quả kiểm tra dự án đầu tư xây dựng, phân tích ưu, nhược điểm trong quá trình kiểm tra các dự án đầu tư, trong đó cần chú trọng đến phân tích nguyên nhân gây ra thất thoát, lãng phí và những vấn đề trọng yếu có khả năng thất thoát, lãng phí, tiêu cực để rút kinh nghiệm, nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra chi phí cho đầu tư xây dựng.

Nâng cao năng lực, phát huy vai trò hoạt động của thanh tra xây dựng chuyên ngành, trong việc tham gia thanh tra, kiểm tra chất lượng công trình xây dựng.

KẾT LUẬN

Quản lý dự án xây dựng công trình ngày càng đóng vai trò hết sức quan trọng trong các doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam, công tác này giúp cho Công ty nói riêng và các công ty khác trong ngành nói chung nâng cao được chất lượng công trình, giảm thiểu được các loại chi phí phát sinh không cần thiết trong quá trình thi công. Và để vẫn nâng cao được năng lực cạnh tranh trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt khốc liệt như vậy thì đòi hỏi Công ty cần phải có những biện pháp để hoạt động quản lý dự án xây dựng công trình tại Công ty mình.

Công tác quản lý dự án xây dựng công trình ở Công ty cổ phần xây dựng số 1 Vinaconex – 1 trong thời gian gần đây đã có nhiều thay đổi tiến bộ so với trước nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tài một vài bất cập mà Công ty cần hoàn thiện để đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn. Thông qua việc nghiên cứu từ các tài liệu tham khảo em đã cố gắng phân tích một số vấn đề cơ bản trong công tác quản lý dự án tại Ban

quản lý dự án đầu tư sau đó đi sâu vào phân tích thực trạng của công tác này. Trên cơ sở đó, em đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị thích hợp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác này tại Công ty.

Mặc dù còn nhiều hạn chế trong quá trình nghiên cứu, nhưng em hy vọng đề tài sẽ có đóng góp ý nghĩa thực tiễn với Ban quản lý dự án đầu tư. Vì kiến thức chủ yếu có được từ học hỏi thầy cô và tìm hiểu giáo trình, kinh nghiệm thực tế còn chưa có nhiều nên bài báo cáo chuyên đề thực tập của em chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết nên em rất mong nhận được sự hướng dẫn từ cô giáo.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn ThS. Hoàng Thị Thanh Hương đã hướng dẫn, giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực tập này để em có thể hoàn thành bài báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT:

1. Giáo trình “ Quản lý dự án xây dựng.

Chủ biên: PGS.TS Lê Công Hoa.

NXB Đại học Kinh tế Quốc dân - năm 2005.

2. Giáo trình “ Quản trị xây dựng”. Chủ biên: PGS.TS Lê Công Hoa.

NXB Đại học Kinh tế Quốc dân – năm 2010.

3. Giáo trình “ Tài chính doanh nghiệp”. Đồng chủ biên: PGS.TS Lưu Thị Hương PGS.TS Vũ Duy Hào. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân – năm 2008.

4. Kinh tế, Quản lý kinh doanh xây dựng. Chủ biên: GS.TS Nguyễn Văn Chọn.

5. Thiết kế tổ chức thi công xây dựng.

NXB Thành phố Hồ Chí Minh – năm 1992. 6. Kinh tế xây dựng.

NXB Xây dựng – năm 1995.

7. Giáo trình “ Lập và quản lý dự án đầu tư”. Chủ biên: PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt.

NXB Đại học Kinh tế Quốc dân – năm 2008.

8. Nghị định số 112/2009/NĐ – CP của Chính Phủ về quản lý chi phí dự án đầu

tư xây dựng công trình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9. Nghị định số 209/2004/NĐ – CP của Chính Phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

B. TÀI LIỆU TIẾNG ANH:

1. Construction Management in Developing Countries.

London First Publiched – năm 1992.

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là bài nghiên cứu độc lập của bản thân tôi với sự hướng dẫn của giảng viên ThS. Hoàng Thị Thanh Hương. Những thông tin, số liệu, dữ liệu đưa ra trong bài viết được trích dẫn rõ ràng, đầu đủ về nguồn gốc. Những số liệu thu thập và tổng hợp của cá nhân đảm bảo tính trung thực và khách quan.

Sinh viên

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AC ( At Completion ) : Chi phí thực tế đã bỏ ra để hoàn thành công việc CV ( Cost Variance ) : Độ lệch về chi phí thực hiện

EVM ( Earned Value Method ) : Phương pháp giá trị đạt được

EV ( Earned Value ) : Giá trị dự toán cho khối lượng công việc thực tế hoàn thành WTO ( World Trade Organization ) : Tổ chức thương mại thế giới

Một phần của tài liệu Nâng cao hoạt động quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Công ty cổ phần xây dựng số 1 Vinaconex – 1 (Trang 86)