Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Một phần của tài liệu tiểu luận Việt Nam - quá trình hội nhập thông qua các tổ chức khu vực và thế giới trong thời kỳ đổi mới 1986 - 2006 (Trang 69)

Với chủ trương đường lối đổi mới của Đảng đã đề ra từ năm 1986, Việt Nam đã tham gia vào các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới một cách chủ động và linh hoạt. Điều đó góp phần làm tăng bạn bớt thù, duy trì hòa bình, ổn định và tạo môi trường thuận lợi cho việc khai thác các điều kiện thuận lợi bên ngoài. Thông qua các tổ chức Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành công, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao.

Trong công cuộc đổi mới nền kinh tế Việt Nam có nhiều khởi sắc, nổi bật là sản xuất lương thực, giảm tốc độ tăng dân số, xóa đói giảm nghèo, xóa mù chữ. Điều đó củng cố vai trò lãnh đạo của Đảng, năng lực quản lý của Nhà nước, đảm bảo chủ quyền quốc gia trong điều kiện mở.

Quá trình Việt Nam hội nhập trong 20 năm qua đã góp phần quan trọng phá thế bị bao vây, cô lập của nước ta , tạo thế và lực vững chắc hơn cho đất nước thông qua mối quan hệ đan xen nhiều chiều, nhiều tầng, vừa hợp tác vừa đấu tranh giữa nước ta với các nước và các tổ chức quốc tế.Qua đó tạo ra tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư khi quyết định tập trung vốn vào Việt Nam, cung cấp trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, công nghệ, đào tạo và nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động ở Việt Nam. Việc tham gia ASEAN và AFTA đã tạo thêm điều kiện cho ta triển khai

quan hệ đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa với các nước và các tổ chức trong phạm vi rộng.

Không những thế, Việt Nam trong quá trình tham gia các hoạt động của tổ chức trong khu vực và thế giới đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng kể như đã đưa ra những sáng kiến có giá trị, tổ chức thành công các hội nghị quốc tế (ASEM IV năm 2004, APEC XIV năm 2006 …). Đặc biệt trong năm 2006, nước ta tổ chức thành công Hội nghị các nhà lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC XIV và tuần lễ APEC 2006, đồng thời trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Từ đó dẫn đến một thành công tiếp theo là Việt Nam được cả châu Á đề cử là ứng cử viên chính thức vào Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2008_ 2009. Đây là một thành công lớn vì để được tham gia vào tổ chức này là rất khó khăn, các nước tham gia tranh cử đã có lúc phải sau 155 vòng bỏ phiếu kéo dài hơn ba tháng, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc mới bầu được một thành viên không thường trực mới của Hội đồng Bảo an. Khi trở thành thành viên của tổ chức này, Việt Nam cùng 14 thành viên khác tham gia quyết định những vấn đề quan trọng liên quan đến chiến tranh và hòa bình, chống khủng bố…Để đánh giá về vị thế của Việt Nam trong thời đại mới nhà ngoại giao Lê Lương Minh đã nhận xét : “ …Mặc dù chúng ta đang phải phấn đấu rất nhiều để phát triển kinh tế, nhưng tôi nghĩ lòng tự hào dân téc vào vị thế của Việt Nam là cần thiết và chính đáng. Tôi tin rằng việc hoàn thành trách nhiệm cao cả trước cộng đồng quốc tế và qua đó nâng cao vị thế của Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho chóng ta trong công cuộc phát triển đất nước”. Đó là điều mà Việt Nam đã làm được và trong tương lai sẽ làm tốt hơn.

Nhờ vào những thành tựu đã đạt được, với sự hỗ trợ quốc tế, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao, bộ mặt đất nước thay đổi theo hướng văn minh, hiện đại, công bằng xã hội từng bước được bảo

đảm.Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy được xây dựng mới, nâng cấp vươn tới mọi miền đất nước với chất lượng ngày càng cao. Tốc độ thu nhập của người dân tăng, tỷ lệ hộ nghèo giảm đi đáng kể. Đời sống tinh thần ngày càng trở nên phong phó.

Nh vậy, hội nhập kinh tế quốc tế đã có một số tác động tích cực đến quá trình đổi mới của đất nước. Trên đà phát triển Êy Việt Nam sẽ đạt nhiều thành công hơn nữa, ngày càng có nhiều ảnh hưởng trong khu vực và trên thế giới.

KẾT LUẬN

Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những nội dung của đường lối đổi mới được tiến hành ở nước ta từ năm 1986. Nói tới hội nhập kinh tế quốc tế trước tiên là nói tới việc tham gia vào các tổ chức kinh tế, tài chính khu vực và thế giới, thực hiện tự do hoá thương mại, mở cửa thị trường, gia tăng các luồng giao lưu quốc tế về vốn đầu tư tài chính, công nghệ… với các nước, các khu vực trên thế giới dưới hình thức quan hệ song phương và địa phương.

Nhận thức đầy đủ đặc điểm kinh tế - xã hội và những yêu cầu khách quan của đất nước, Đảng ta đã đề ra kế hoạch và lé trình hợp lý cho quá trình hội nhập. Xuất phát từ chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng sau hơn 20 năm đổi mới nước ta đã đạt được những thành tựu cơ bản, xoá bỏ mọi rào cản trên bước đường phát triển kinh tế, như nguyên phó thủ tướng Vũ Khoan đã trả lời phỏng vấn trên báo Tiền Phong (2/1/2007) "cần dọn sạch " sái đá" ngáng trở đường phát triển".

Năm 1993, Việt Nam đã khai thông quan hệ với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế: IMF, WB, ADB. Đây được đánh giá là một sự kiện rất quan trọng, Việt Nam đã phá được thế bao vây cấm vận của Mỹ, chính thức mở rộng cánh cửa hội nhập, tham gia vào các tổ chức trong khu vực và thế giới. Tháng 7/1995 Việt Nam tham gia vào hội nhập quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) - mét tổ chức lớn trong khu vực. Bước thực hành đầu tiên trong hội nhập kinh tế là đòn bẩy giúp Việt Nam có những bước tiến dài trong phát triển kinh tế. Trên đà phát triển Việt Nam tiếp tục hội nhập sâu hơn vào các tổ chức liên khu vực. Tháng 3/1996, Việt Nam bước vào Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) với tư cách là mét thành viên sáng lập. Nội dung hợp tác chủ yếu của Diễn đàn này là tập trung vào làm thuận lợi hoá thương mại và đầu tư, tăng cường hợp tác giữa các nhà doanh nghiệp Á - Âu. Tháng 11/1998 Việt Nam trở thành thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương. Việc mở rộng hội nhập ra ngoài khu vực Châu Á là một bước ngoặt lịch sử trong phát triển kinh tế nước nhà, nhiều nước đặt mối quan hệ hợp tác song phương và đa phương với Việt Nam, tạo đà cho tốc độ phát triển tăng nhanh. Với những nỗ lực không ngừng, năm 2006 Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO - mét tổ chức kinh tế lớn nhất thế giới. Ý nghĩa lớn của sự kiện gia nhập WTO là nó đánh dấu một giai đoạn phấn đấu quyết liệt của toàn Đảng, toàn dân ta, khẳng định thành quả to lớn sau 20 năm đổi mới. Thế và lực của dân ta được củng cố ngày càng vững mạnh tại khu vực và quốc tế. Đây là sự công nhận rộng rãi nhất của thế giới đối với đất nước và con người Việt Nam, bằng những nỗ lực phi thường, bằng trí tuệ và bản lĩnh vươn lên mạnh mẽ nhằm đạt được những bước phát triển mới tương đối toàn diện trong mét giai đoạn không dài trong cả lịch sử dân téc.

Chính từ quá trình hội nhập của Việt Nam ngày càng phát huy tác dông trong phát triển đất nước. Quan hệ đối ngoại với cả nước được mở

rộng, đặc biệt trong quan hệ với Mỹ, hàng loạt thoả thuận kinh tế, thương mại, đầu tư được ký kết giữa 2 nước. Năm 2006, dự luật về Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn đối với Việt Nam (PNTR) được thông qua. Bên cạnh việc phát triển hợp tác đối ngoại, Việt Nam còn thu hót một lượng lớn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, vốn ODA cung cấp, máy móc, trang thiết bị hiện đại vào sản xuất, thúc đẩy tăng năng suất. Đồng thời đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao đáp ứng nhu cầu hội nhập của đất nước.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, Việt Nam còn nhiều hạn chế nh chưa xây dựng được chiến lược hội nhập khu vực và quốc tế phù hợp. Sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa Việt Nam với các nước còn khá lớn. Sự bất cập về nguồn nhân lực giành cho phát triển và hội nhập. Hiện nay Việt Nam vẫn thiếu đội ngò công nhân lành nghề, kỹ sư giỏi, việc đầu tư cho nghiên cứu khoa học còn thấp. Ngoài ra nước ta còn phụ thuộc khá lớn vào vốn, công nghệ, thị trường nước ngoài. Một số phần tử lãnh đạo còn tham ô, tham nhòng làm thiệt hại ngân sách nhà nước.

Với những bất cập kể trên, theo ý kiến của cá nhân tôi, để Việt Nam hội nhập mạnh mẽ và thu được những kết quả lớn hơn thì nhà nước ta phải từng bước xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực dài hạn với những nguyên tắc rõ ràng, nhất quán, đào tạo ra những con người đủ sức đủ tài để phục vụ đất nước. Trong xu thế toàn cầu hoá, tính cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt, nên bản thân mỗi doanh nghiệp phải nhập cuộc, nâng cao sự hiểu biết về luật chơi trong các tổ chức khu vực và thế giới.

Kiến lập môi trường cạnh tranh công bằng, thúc đẩy cải cách thể chế thị trường khoa học công nghệ, thiết lập và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động nhằm tăng cường lao động nước ngoài. Đa dạng hoá các loại hình thông tin về cung cầu lao động như thông tin trên các

phương tiện thông tin đại chúng, thông báo tại các cơ quan, doanh nghiệp, tuyển dụng, tổ chức hội chợ việc làm và phân tích nhu cầu thị trường.

Chóng ta là những sinh viên, hiện đang ngồi trên ghế nhà trường phải năng động, linh hoạt với tình hình phát triển mới của xã hội để kịp thời trang bị cho bản thân những hiểu biết để có thể tham gia vào sân chơi khu vực và quốc tế một cách tự tin và giành thắng lợi.

Một phần của tài liệu tiểu luận Việt Nam - quá trình hội nhập thông qua các tổ chức khu vực và thế giới trong thời kỳ đổi mới 1986 - 2006 (Trang 69)