0
Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Việt Nam gia nhập APEC Diễn đàn hợp tác châu Á Thái Bình Dương.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN VIỆT NAM - QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP THÔNG QUA CÁC TỔ CHỨC KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI 1986 - 2006 (Trang 43 -43 )

Bình Dương.

Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc vào cuối thế kỷ XX, hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Thay cho xu thế đối đầu giữa hai cực Liên Xô - Mĩ là sự phát triển kinh tế trong môi trường tương đối hoà bình, ổn định. Trong bối cảnh quốc tế Êy, kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng phát triển khá nhanh, tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của châu Á - Thái Bình Dương đạt trên 6%, cao gấp đôi so với mức tăng trưởng của các khu vực khác trên thế giới. Xu thế hợp tác kinh tế ở khu vực này còn phát triển nhanh hơn nữa vì không chỉ có cường quốc kinh tế số một là Mĩ (về nguồn vốn, thực lực khoa học kĩ thuật, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, thị trường rộng lớn), cường quốc kinh tế thứ hai là Nhật Bản mà còn có Trung Quốc với nguồn lao động cực kì phong phú, bốn "con rồng" châu Á (Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Philippin) các nước ASEAN và các nước Đông Dương...

Các quốc gia trên có yếu tố sản xuất và kết cấu ngành nghề khác nhau nhưng lại bổ sung cho nhau tạo cơ sở vật chất quan trọng cho phát triển kinh tế trong khu vực.

Trước những biến động Êy, nhu cầu thành lập một tổ chức mang tính chất liên khu vực trở nên bức thiết và tháng 11/1989 Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương ra đời đáp ứng yêu cầu và lợi Ých của nền kinh tế trong khu vực vốn ngày càng phụ thuộc lẫn nhau vì mục tiêu phát triển chung.

Tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 3 ở Seoul (Hàn Quốc) năm 1991 đã đề ra những mục tiêu cơ bản của tổ chức APEC:

+ Duy trì tăng trưởng và phát triển của khu vực vì lợi Ých chung của các dân téc trong khu vực và bằng cách đó đóng góp vào sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế thế giới.

+ Phát huy thế mạnh của khu vực để khuyến khích các luồng hàng hoá, vốn và công nghệ của nước ngoài, tạo đà cho sự phát triển kinh tế.

+ Phát triển và tăng cường hệ thống thương mại đa phương mở vì lợi Ých của các nước châu Á - Thái Bình Dương và các nền kinh tế khác.

+ Cắt giảm những hàng rào cản trở việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ và đầu tư giữa các thành viên, phù hợp với các nguyên tắc của WTO/GATT ở những lĩnh vực thích hợp mà không làm tổn hại đến các nền kinh tế khác.

Tóm lại mục tiêu của APEC là thực hiện tự do thương mại và đầu tư tại châu Á - Thái Bình Dương đối với các nền kinh tế phát triển vào năm 2010 và đối với các nền kinh tế đang phát triển là năm 2020.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN VIỆT NAM - QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP THÔNG QUA CÁC TỔ CHỨC KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI 1986 - 2006 (Trang 43 -43 )

×