Tổ chức thương mại thế giới( WTO).

Một phần của tài liệu tiểu luận Việt Nam - quá trình hội nhập thông qua các tổ chức khu vực và thế giới trong thời kỳ đổi mới 1986 - 2006 (Trang 51)

Tổ chức Thương mại thế giới tên tiếng anh là World Trade Ogranization (WTO), được thành lập ngày 01/01/1995 là kết quả của vòng đàm phán Urugoay kéo dài suốt 8 năm. Sự ra đời của tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO) góp phần tiếp tục thể chế hóa và thiết lập trật tự mới trong hệ thống thương mại đa phương cuả thế giới. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, bên cạnh một số tổ chức đã được thành lập người ta có ý định thiết lập tổ chức thương mại quốc tế (ITO). Ý tưởng này đã không trở thành hiện thực và trong suốt gần 50 năm, phần lớn thương mại hàng hóa của thế giới được điều tiết bởi Hiệp định chung về thuế quan và thương mại ra đời năm 1947 (GATT). Tổ chức này vốn được coi là công cụ tạm thời trong khi chờ đợi sự ra đời của ITO. GATT đã thành công ở mức độ nhất định trong việc cắt giảm thuế quan trong thương mại hàng hóa. Tuy nhiên GATT không đưa nông sản và hàng dệt may vào khuôn khổ của mình. Sự kém hiệu quả của GATT bộc lé rõ ràng hơn khi các vấn đề như dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên quan trọng trong thương mại thế giới, nhưng lại không được điều chỉnh trong bất cứ khuôn khổ thương mại đa phương nào.

Sù ra đời của tổ chức thương mại thế giới giúp tạo ra cơ chế pháp lí điều chỉnh thương mại thế giới trong các lĩnh vực mới, đồng thời đưa thêm 2 lĩnh vực nữa là nông nghiệp và dệt may. Về cơ bản tổ chức WTO là sự kế thừa và phát triển của GATT chứ không phải là thay thế GATT. Tuy nhiên những quy định của WTO có tính ràng buộc và chặt chẽ hơn GATT.

Như vậy là tổ chức thương mại thế giới ra đời có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của các nước. Hiện nay tổ chức này đang kiểm soát trên 90% tổng khối lượng thương mại quốc tế, và các nhà kinh tế dự đoán rằng nhờ có tổ chức WTO mà đến năm 2020 phóc

lợi ròng của thế giới sẽ tăng khoảng 270 tỷ USD so với mức nó có thể đạt được, tính theo thời giá năm 1993 nếu như mức độ bảo hộ mậu dịch giữ nguyên không thay đổi. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của WTO đối với thương mại quốc tế, vì thế hiện nay không một quốc gia nào lại chọn ở ngoài cuộc trong xu thế hội nhập.

Không những thế, nếu được trở thành thành viên của tổ chức này, thì bất kì nước nào cũng được hưởng những lợi Ých sau:

Thứ nhất, không bị phân biệt đối xử trong quan hệ thương mại quốc tế, được hưởng chế độ tối huệ quốc và các đãi ngộ quốc gia khác, nhờ đó sẽ tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, đồng thời xóa bỏ những lÝ do để các cường quốc thương mại áp dụng các biện pháp phân biệt đối xử.

Thứ hai, ổn định thị trường xuất khẩu, tuy nhiên sự ổn định thị trường chỉ được đảm bảo trong điều kiện không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa.

Thứ ba, củng cố được hệ thống pháp luật trong nước sao cho phù hợp với luật pháp thông lệ quốc tế nhằm tăng cường sự ổn định trong môi trường kinh doanh, nâng cao hiệu quả và năng xuất lao động của toàn bộ nền kinh tế.

Thứ tư, là cơ hội để giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế, từ đó bảo vệ được lợi Ých thương mại chính đáng của mình mà không lo sợ bị các nước lớn chèn Ðp.

Thứ năm, nâng cao vị thế quốc tế và tạo thế vững chắc hơn trong quan hệ quốc tế.

Nói tóm lại, các nước đều nhận thức được một cách logic thương mại là động lực của sự phát triển kinh tế và thị trường, nếu không có thương mại thì kinh tế sẽ không phát triển được, từ đó dẫn đến an ninh, xã hội sẽ bị đe dọa. Trong khi đó WTO với tư cách là một tổ chức quốc tế đã và đang

quản lí, kiểm soát và tạo ra thị trường cho sự phát triển của thương mại toàn cầu.

2.5.2.Quá trình Việt Nam gia nhập tổ chức WTO.

Ngày 30/01/1995 Việt Nam nép đơn xin gia nhập tổ chức WTO, đồng thời thành lập ban công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam. Ngày 28/06/1996, Việt Nam đã hoàn thành bản” Bị vong lục về chế độ ngoại thương” được lập theo mẫu hướng dẫn của WTO và nép cho ban thư kí để luân chuyển đến các quốc gia thành viên. Trong bị vong lục nền kinh tế Việt Nam được giới thiệu một cách khái quát, trong đó, chính sách thương mại của Việt Nam được giới thiệu đầy đủ về mọi mặt: thương mại, hàng hóa, dịch vụ, các vấn đề đầu tư liên quan đến thương mại, quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại.

Ngày 07/05/1997, thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết dịnh thành lập đoàn đàm phán chính phủ về gia nhập WTO của Việt Nam do Thứ trưởng bộ thương mại làm trưởng đoàn. Tháng 07/1998 đoàn đàm phán đã tham gia phiên họp đầu tiên với Nhóm làm việc WTO tại Geneve và đã phải trả lời 1500 câu hỏi về các vấn đề liên quan đến minh bạch hóa chính sách thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ. Việt Nam đã hoàn thành về cơ bản quá trình minh bạch hóa chính sách sau khi tham gia 4 vòng đàm phán đa phương từ 1998 đến 2002.

Việt Nam cũng đã cung cấp bản chào ban đầu về đàm phán mở cửa thị trường trong vòng đàm phán thứ tư( 4/2002) và nới lỏng những điều kiện đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Trong thời gian này Việt Nam tiến hành đàm phán song phương với 10 đối tác.Vòng đàm phán thứ năm được tiến hành vào tháng 05/2003 với bản chào sửa đổi theo yêu cầu của các thành viên WTO về mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ. Tháng 12/2003 Việt Nam tham gia vòng đàm phán đa phương thứ sáu. Tại vòng này, Việt Nam đã đưa ra bản chào mới với mức giảm thuế trung bình 4,5%

cho các mặt hàng nông nghiệp và cả các mặt hàng công nghiệp với mức thuế quan trung bình cho các mặt hàng là 22%. Các đoàn đàm phán đã đánh giá cao thiện chí của Việt Nam và chấp nhận xem bản chào lần này là tài liệu quan trọng trong quá trình đi đến chuẩn bị kết nạp Việt Nam.

Ngày 15/06/2004, Việt Nam tham gia phiên đàm phán đa phương thứ bảy tại Geneve với sự tham gia của các nước lớn. Tại phiên họp này Việt Nam chấp thuận cuyển sang giai đoạn soạn thảo Báo cáo dự thảo cho Nhóm làm việc về những cam kết gia nhập. Phiên đàm phán thứ tám được tổ chức vào tháng 12/2004 với đề nghị của Việt Nam giảm thuế trung bình xuống còn18%. Các nước thành viên WTO tại phiên này đã yêu cầuViệt Nam phải loại bỏ trợ cấp sản xuất và xuất khẩu nông sản. Vòng đàm phán đa phương thứ chín họp vào tháng 04/2005 và vòng thứ mười đã kết thúc vào tháng 09/2005. Ngoài ra Việt Nam tiếp tục đàm phán song phương với khoảng 30 quốc gia có yêu cầu.

Sau 11 năm cố gắng, ngày 07/11/2006 tại Genenve (Thụy Sỹ ) đã diễn ra trọng thể lễ kí Nghị định thư về việc Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức Thương mại thế giới. Đây thực sự là bước ngoặt lịch sử, một vận hội mới mở ra cho dân téc. Vị thế của quốc gia dân téc Việt Nam ngày càng được củng cố vững chắc, kinh tế đất nước có điều kiện tăng trưởng và phát triển.

2.5.3.Mét số nhận xét, đánh giá chung.

Việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO là một thành công rất lớn của nước nhà. Điều này được ví như con tàu Việt Nam đã từ sông, từ biển lướt sóng trên đại dương bao la. Gia nhập WTO đem đến cả cơ hội và thách thức cho Việt Nam, nhưng cơ hội nhiều hơn thách thức, bởi nó tạo lối thoát cho nhiều ngành xuất khẩu của Việt Nam có ưu thế như may mặc, da giày, thủy hải sản…Còn đối với WTO, sù gia nhập của Việt Nam là một bổ sung quan trọng, một nền kinh tế có giá trị xuất khẩu đứng

thứ 28 trong số các nền kinh tế lớn trên thế giới và có thị trường với 84 triệu người tiêu dùng là nỗi ao ước của nhiều nhà sản xuất và bán lẻ trên thế giới. Vượt qua hơn 200 cuộc đàm phán song phương và đa phương đầy gian nan trong hành trình kéo dài 11 năm, Việt Nam đã về đích trong niềm hân hoan của toàn dân téc và bạn bè thế giới.

Tham gia vào tổ chức WTO, Việt Nam đứng trước những cơ hội sau: + Được tiếp cận với thị trường hàng hóa và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên, với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm, và các ngành dịch vụ mà các nước mở cửa theo các Nghị định thư gia nhập các tổ chức này không bị phân biệt đối xử. Điều đó tạo thuận lợi cho chóng ta mở rộng thị trường xuất khẩu. Với một nền kinh tế có độ mở lớn như nước ta (kim ngạch xuất khẩu luôn chiếm trên 60% GDP ) thì điều này là đặc biệt quan trọng, là yếu tố đảm bảo sự tăng trưởng.

+ Với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản lý theo quy định của WTO, môi trường kinh doanh của nước ta ngày càng được cải thiện. Đây là tiền đề quan trọng để phát triển nền kinh tế trong nước, đòng thời thu hót vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2006, đầu tư nước ngoài chiếm 37% giá trị sản xuất công nghiệp, gần 56% kim ngạch xuất khẩu 15.5 % GDP, thu hót hơn một triệu lao động trực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

+Nước ta có vị thế bình đẳng như các nước thành viên khác trong hoạch định các chính sách thương mại toàn cầu, có cơ hội đấu tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế mới công bằng hơn, hợp lý hơn, có điều kiện để bảo vệ lợi Ých của đất nước, của doan nghiệp.

+Mặc dù nước ta chủ trương tích cực, chủ động đổi mới, cải cách thể chế kinh tế ở trong nước để phát triển nội lực và hội nhập với bên ngoài, nhưng chính việc gia nhập WTO, hội nhập vào nền kinh tế thế giới cũng

thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước, bảo đảm cho tiến trình cải cách của nước ta diễn ra đồng bộ hơn, có hiệu quả hơn.

+ Việt Nam sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh. Tù do hóa thương mại tạo điều kiện cho hàng hóa các nước thành viên dễ dàng thâm nhập vào thị trường nội địa. Điều này gây sức Ðp lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngoài khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Các doanh nghiệp này phải chấp nhận mức độ cạnh tranh khốc liệt, làm cho họ trở nên năng động hơn trong việc tạo ra nhiều sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và cải tiến dịch vụ… Do vậy người dân có thể mua được nhiều sản phẩm chất lượng cao hơn với cùng một số tiền. Cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng hoàn thiện hơn. Những doanh nghiệp đủ mạnh, hoạt động hiệu quả sẽ đứng vững trên thị trường, còn các doanh nghiệp yếu kém, không năng động sẽ bị loại bỏ. Mặt khác do cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp sẽ tìm cho mình một ngành nghề, một quy mô kinh doanh, một mặt hàng phù hợp, do đó kéo theo nhiều ngành nghề thay đổi. Thị trường trong nước sẽ xuất hiện nhiều nhà phân phối lớn. Như vậy, một lần nữa người tiêu dùng sẽ được hưởng những dịch vụ cao, do đó đời sống của người dân được nâng cao.

+ Cùng với những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử sau 20 năm đổi mới, việc gia nhập WTO sẽ tạo điều kiện cho ta triển khai có hiệu quả đường lối đối ngoại theo phương châm :” Việt Nam mong muốn là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng thế giới vì hòa bình, hợp tác và phát triển”

Bên cạnh những thuận lợi, kinh tế Việt Nam đang đứng trước thách thức cần phải tập trung giải quyết:

+ Khi tham gia vao sân chơi WTO xu thế cạnh tranh diễn ra gay gắt hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn. Đây là sự cạnh tranh giữa sản phẩm của ta với sản phẩm các nước, giữa doanh nghiệp của ta với doanh ngiệp các nước thành viên không chỉ trên thị trưòng thế giới mà ngay cả trong thị trường nội địa. Đó là do thuế nhập khẩu phải cắt giảm từ mức trung bình 17.4% hiện nay xuống mức 13,4% trong vòng 3_ 5 năm. Cạnh tranh còn diễn ra mạnh hơn giữa nước ta với các nước trong việc hoạch định chính sách quản lý và chiến lược phát triển nhằm phát huy nội lực và thu hót vốn đầu tư nước ngoài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Trên thế giới, sự phân phối lợi Ých toàn cầu là không đồng đều. Những nước có nền kinh tế phát triển thấp được hưởng lợi Ýt hơn, hiện tượng này xảy ra ở mỗi một quốc gia, một bộ phận dân cư, thậm chí còn bị chịu tác động tiêu cực của toàn cầu hóa. Nguy cơ phá sản của một bộ phận doanh nghiệp và nguy cơ thất nghiệp sẽ tăng lên, phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt. Điều đó đòi hỏi nhà nước phải có chính sách phóc lợi và an sinh đúng đắn, phải quán triệt và thực hiện tốt chủ trương của Đảng: “Tăng trưởng kinh tế đi đôi với xóa đói giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển”

+ Hội nhập kinh tế trong một thế giới toàn cầu sẽ làm tăng tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước. Trong điều kiện tiềm lực đất nước có hạn, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, kinh nghiệm vận hành nền kinh tế chưa nhiều thì đây là khó khăn không nhỏ, đòi hỏi chúng ta phải phấn đấu vươn lên mạnh mẽ, với lòng tự hào và trách nhiệm rất cao đối với quốc gia dân téc.

+ Hội nhập quốc tế còn đặt ra những vấn đề mới trong bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa và truyền thống dân téc, chống lại lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền.

Như vậy, gia nhập WTO, hội nhập kinh tế quốc tế vừa có cơ hội lớn, vừa phải đối đầu với thách thức không nhỏ. Biết tận dụng những cơ hội sẽ tạo ra thế và lực mới để vượt qua và đẩy lùi thách thức, tạo ra cơ hội mới lớn hơn để phát triển đất nước. Ngược lại nếu như không biết chớp thời cơ trong thời kỳ hội nhập sẽ nhanh chóng bị loại khỏi cuộc chơi. Trong tình hình nước ta hiện nay, thời cơ và nguy cơ, cơ hội và thách thức luôn đan xen nhau và không bao giê nhất thành bất biến. Thời cơ hay cơ hội mà biết nắm bắt lấy, biết tận dụng, biết phát huy, thì sẽ trở thành một sức mạnh vật chất to lớn để tạo ra hiện thực phát triển sống động. Nếu để cơ hội tuột khỏi tay thì nguy cơ va thách thức sẽ lấn át và làm đảo ngược chiều hướng đi lên. Thực tại với Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, nhiều vận hội mới đang mở ra tạo điều kiện cho quốc gia dân téc Việt tiếp tục khẳng định mình trong một sân chơi mang tầm cỡ quốc tế này. “ Việt Nam ngôi sao đang lên của nền kinh tế thế giới”, đó không phải là sự tự nhận của người Việt Nam, mà là của ông Pascal Lamy- người đứng đầu tổ chức Thương mại thế giới lớn nhất hành tinh_ WTO trong lễ kết nạp Việt Nam vào tổ chức quan trọng này.

Một phần của tài liệu tiểu luận Việt Nam - quá trình hội nhập thông qua các tổ chức khu vực và thế giới trong thời kỳ đổi mới 1986 - 2006 (Trang 51)