Hội nhập kinh tế quốc tế giúp Việt Nam mở rộng mối quan hệ với các nước.

Một phần của tài liệu tiểu luận Việt Nam - quá trình hội nhập thông qua các tổ chức khu vực và thế giới trong thời kỳ đổi mới 1986 - 2006 (Trang 59)

với các nước.

Đại thắng mùa xuân 1975 đă đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên nền kinh tế nước ta vẫn lâm vào khủng hoảng kéo dài với tốc độ tăng trưởng thấp và không ổn định. Trước tình hình đó, tháng 12/1986, Đại hội VI của Đảng đã quyết định đường lối đổi mới toàn diện mang tính chiến lược, mở ra thời kỳ mới cho sự phát triển kinh tế nói chung và hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng.

Trước hết, nhờ vào các chính sách cải cách kinh tế trong nước và các biện pháp mở của hội nhập, nước ta đã vượt qua được cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội vào những năm đầu thập kỷ 1980 và dần được phục hồi. Với đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng, Việt Nam từng bước phá được thế bao vây cấm vận của các nước tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là Mỹ ( 11/07/ 1995 ), mở rộng mối quan hệ song phương và đa phương với các nước.

Với việc nối lại mối quan hệ với hai tổ chức là Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), cánh cửa hội nhập quốc tế của Việt Nam được khai thông. Đây là cơ sở để các nước lớn đến tài trợ cho Việt Nam, mối quan hệ với các nước được thiết lập trở lại như tháng 11/1991 Việt Nam chính thức bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, mối quan hệ giữa hai nước trở nên gắn bó và ổn định lâu dài. Tháng 07/1995 nước ta và liên minh châu Âu ( EU ) đã ký hiệp định chung về hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học kỹ thuật.

Những điều kiện thuận lợi trên đây tạo ra những chuyển biến theo chiều hướng có lợi cho nước ta, nhiều nước đã bắt tay thiết lập mối quan hệ hữu nghị cùng phát triển.

Với ASEAN, chóng ta đã mở rộng hợp tác với tất cả các nước trong khu vực Đông Nam Á bao gồm 9 nước : Thái Lan, Singapo, Inđônêxia, Malaisia, Philippin, Brunây, Việt Nam, Lào, Mianma, Campuchia. Gia nhập tổ chức này đã tác động đến mối quan hệ với Việt Nam. Nếu năm 1990 nước ta đã thiết lập mối quan hệ với 50 nước thì đến tháng 11/1996 con số đó tăng lên là 163 nước lớn nhỏ, tháng 07/2000 Việt Nam tiếp tục thiết lập quan hệ hợp tác kinh tế với hơn 170 nước và vùng lãnh thổ và đến năm 2005 là 221 nước. Như vậy ta có thể thấy tốc độ liên kết kinh giữa Việt Nam với các nước diễn ra tương đối nhanh chóng.

Không những thế Việt Nam còn tham gia hợp ở nhiều lĩnh vực khác nhau như trong kinh tế, khoa học công nghệ, giáo dục…Ở một khía cạnh thì nước ta cũng có những đóng góp nhất định góp phần thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp với các nước. Từ đây vị thế của đất nước được nâng cao, tạo cơ hội mở rộng mối quan hệ ra phạm vi lớn hơn.

Năm 1996, việc tham gia vào Diễn đàn hợp tác Á _ Âu tạo cơ hội cho Việt Nam hợp tác với nhiều nước ngoài khu vực, bởi đây là một tổ chức liên khu vực giữa châu Á và châu Âu. ASEM bao gồm 26 nền kinh tế thành

viên, trong đó có những cường quốc kinh tế hùng mạnh, nền công nghệ cao như Nhật Bản, Đức, Pháp, Anh, Ý … đồng thời cũng có cường quốc mới nổi như Trung Quốc, những nền kinh tế phát triển nhanh như Inđônêxia, Malaisa, Thái Lan …Đây là điều kiện hết sức thuận lợi với Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước. Ở đây nước ta có cơ hội tiếp xúc với nhiều nền kinh tế phát triển, các nền văn hóa lâu đời, những tôn giáo lớn. Những lợi Ých nhiều mặt Êy đã trở thành môi trường thuận lợi để Việt Nam chủ động, tích cực trong quan hệ hợp tác với các nước.

APEC là một diễn đàn kinh tế lớn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, một sân chơi lớn không chỉ có cường quốc số một là Mỹ, cường quốc kinh tế số hai là Nhật Bản mà còn có Trung Quốc, các nước ASEAN, Ôxtrâylia, Niu Zilân. Các quốc gia này có yếu tố sản xuất và kết cấu ngành nghề khác nhau, nhưng lại bổ sung lẫn nhau về kinh tế đã tạo thành cơ sở vật chất quan trọng cho việc phát triển hợp tác kinh tế khu vực. Tham gia tổ chức này năm 1998, Việt Nam có thêm một diễn đàn phục vụ cho lợi Ých đối ngoại của mình, đồng thời giảm thiểu tình trạng bị các nước lớn phân biệt đối xử, mở ra nhiều cơ hội để nước ta có thể trao đổi và giải quyết các vấn đề quan tâm, thúc đẩy quan hệ song phương với các đối tác quan trọng.

Với Mỹ, sau khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao, hai bên đã cố gắng nối lại quan hệ, từng bước bắt tay hợp tác trong phát triển kinh tế. Việc Hiệp định Thương mại Việt _ Mỹ đã được Quốc hội hai nước phê chuẩn và có hiệu lực từ ngày 11/12/2001 đang tạo ra môi trường thuận lợi cho quan hệ thương mại giữa hai nước mở rộng và phát triển. Năm 2006 Tổng thống G. W. Bu-sơ cùng hàng trăm doanh nhân Mỹ đã đến Việt Nam tham dự Tuần lễ Hội nghị cấp cao XIV. Sau sự kiện này Mỹ đã thông qua quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn ( PNTR ) với Việt Nam. Quan

hệ Việt Nam _ Hoa Kỳ bước sang một thời kỳ mới, đánh dấu sự bình thường hóa hoàn toàn giữa hai nước.

Với Nhật Bản, quan hệ kinh tế giữa hai nước được khôi phục và phát triển mạnh kể từ năm 1986. Hai nước đã ký nhiều hiệp định hợp tác song phương về kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, khoa học kỹ thuật…Có thời điểm Nhật Bản đã trở thành bạn hàng buôn bán quan trọng hàng đầu của Việt Nam.

Một thành công lớn trong việc mở rộng mối quan hệ với các nước trong năm 2006 là Việt Nam trở thanhd thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Một nước nhỏ như Việt Nam đã ra biển lớn sẽ có nhiều cơ hội để tiếp xúc thường xuyên với tất cả các nền kinh tế trên thế giới. Những rào cản trong phát triển kinh tế nước ta đã giảm đáng kể, Việt Nam đã thực sự hội nhập vào sân chơi mang tầm cỡ quốc tế. Mặc dù còn nhiều thách thức ở phía trước nhưng phải cho rằng đây chính là thời cơ tốt để Việt Nam thực hiện thành công sự nghiệp phát triển đất nước.

Tóm lại Việc mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước trong khu vực và thế giới có ý nghĩa quan trọng và sâu sắc, tạo điều kiện thuận lợi để nước ta thực hiện thành công công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu tiểu luận Việt Nam - quá trình hội nhập thông qua các tổ chức khu vực và thế giới trong thời kỳ đổi mới 1986 - 2006 (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w