0
Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Những lợi Ých mang lại cho Việt Nam từ việc tham gia tổ chức.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN VIỆT NAM - QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP THÔNG QUA CÁC TỔ CHỨC KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI 1986 - 2006 (Trang 29 -29 )

Gia nhập ASEAN và tham gia vào chương trình hợp tác của hiệp hội, Việt Nam thu được nhiều lợi Ých quan trọng. Quan hệ buôn bán và đầu tư giữa nước ta với các nước ASEAN ngày càng phát triển.

Trước hêt về chính trị, gia nhập ASEAN vao tháng 7/1995 là một quyết định đúng đắn và kịp thời của Đảng và Nhà nước ta, phù hợp với xu thế hòa bình, ổn định và phát triển. Thành tựu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng là Việt Nam đã phá được thế bao vây, cấm vận của Mĩ, thu hẹp sự khác biệt giữa Việt Nam và các nước thành viên ASEAN, hạn chế những mặc cảm, nghi kị do lịch sử để lại.

Cô thể như Việt Nam đã tiến hành đàm phán và kí hiệp định biên giới với Lào, thảo luận và khai thác chung với Malaisia trên vùng chồng lấn, phân định vùng chồng lấn với Thái Lan, tiếp tục đàm phán với Inđônêxia về phân định thềm lục địa, đàm phán với Campuchia để giải quyết những vấn đề tồn đọng về biên giới lãnh thổ. Với các nước láng giềng là Lào và Campuchia nước ta tiếp tục duy trì mối quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài. Tính đến năm 2007 Việt Nam là nước đầu tư lớn thứ hai vào Lào với tổng số vốn đăng ký đã được cấp giấy phép đạt trên 500 triệu USD, tập trung vào các lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, giao thông vận tải. Với Campuchia, hai bên đã đạt được thỏa thuận cụ thể tăng cường hợp tác trên 8 lĩnh vực : nông nghiệp, thương mại và đầu tư, điện lực, khai khoáng, hàng không, ngân hàng, thăm dò dầu khí, du lịch. Đặc biệt, hai bên nhất trí nâng kim ngạch thương mại hai nước lên 2 tỷ USD vào năm 2010, Việt Nam đầu tư trồng và chế biến cao su, xây dựng các nhà máy thủy điện trên sông Sê San.

Tư cách thành viên ASEAN cũng tạo điều kiện cho Việt Nam trong việc cải thiện mối quan hệ với các cường quốc như Nhật Bản, Trung Quốc và liên minh châu Âu ( EU).

Hoạt động ngoại giao cũng góp phần quyết định vào đấu tranh chống âm mưu và hành động lợi dụng chiêu bài nhân quyền, dân chủ, tự do tín ngưỡng để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Những hoạt động nêu trên tạo dựng môi trường tương đối ổn định để Việt Nam xây dựng và bảo vệ đất nước.

Về kinh tế, quan hệ buôn bán và đầu tư giữa nước ta với các nước ASEAN ngày càng phát triển. Môi trường đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam được cải thiện, Việt Nam được cung cấp vốn, công nghệ, tri thức, kinh doanh cần thiết để bắt kịp với các nước xung quanh trong quá trình phát triển.Tốc độ đầu tư của các nước vào Việt Nam tăng lên nhanh, đặc biệt trong 2 năm 1992- 1993. Bên cạnh đó, Việt Nam còn kí kết 44 hiệp định hợp tác với các nước ASEAN trong các lĩnh vực thương mại, ngân hàng, xây dựng hạ tầng cơ sở, hàng không, hàng hải, dầu khí, hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, trao đổi khoa học kĩ thuật. Hàng năm còn có phái đoàn các nhà kinh doanh của Việt Nam và ASEAN đi tìm hiểu thị trường và thăm dò khả năng hợp tác, đầu tư lẫn nhau. Tính đến tháng 10/2004 Việt Nam có trên 360 dự án đầu tư của 5 nước thành viên cũ của ASEAN với tổng số vốn đăng kí đạt gần 11 tỷ USD. Trong lĩnh vực thương mại, tính đến năm 2002 thương mại Việt Nam ASEAN đạt 7 tỷ USD, xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN chiếm 18% và nhập khẩu từ ASEAN chiếm 29% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Với mét số thành tựu chủ yếu trên đây chứng tỏ Việt Nam gia nhập vào tổ chức ASEAN là hoàn toàn đúng đắn. Sự tham gia tích cực và những đóng góp của Việt Nam khiến nhà lãnh đạo các nước ASEAN thấy hài lòng khi chào mừng Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á- ASEAN.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN VIỆT NAM - QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP THÔNG QUA CÁC TỔ CHỨC KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI 1986 - 2006 (Trang 29 -29 )

×