Tăng cường phát huy nội lực trong nước.

Một phần của tài liệu tiểu luận Việt Nam - quá trình hội nhập thông qua các tổ chức khu vực và thế giới trong thời kỳ đổi mới 1986 - 2006 (Trang 67)

Hội nhập tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, cơ hội thị trường ngày càng rộng mở cho các doanh nghiệp trong nước.Tuy nhiên khi

tham gia hoạt động kinh tế của khu vực và thế giới, thị trường nội địa phải có sự điều chỉnh phù hợp với xu thế phát triển nói chung. Các rào cản thuế quan còng nh phi thuế quan được giảm bớt và loại bỏ, các doanh nghiệp nước ngoài được tự do kinh doanh buôn bán, cung cấp dịch vô nh doanh nghiệp trong nước trên cơ sở bình đẳng, không phân biệt đối xử. Với cơ chế này giúp nước ta xóa bỏ chế độ cũ, lạc hậu chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trong khi hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu do nước ngoài cung cấp đa dạng, phong phú, với chất lượng và giá cả thấp hơn. Trước những thách thức đó, tham gia vào sân chơi khu vực và quốc tế buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải thức thời có những thay đổi về cả trình độ và năng lực quản lý, trang thiết bị hiện đại… nhằm nâng cao sức cạnh tranh, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, giá thành rẻ, đem đến những lợi Ých cho người tiêu dùng. Chính quá trình hội nhập đặt ra yêu cầu cho các doanh nghiệp phải đổi mới tư duy, nhạy bén với tình hình mới, lùa chọn những mặt hàng kinh doanh thích hợp đáp ứng đòi hỏi của thị trường , nâng cao khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đây vừa là thách thức, đồng thời cũng là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam vươn lên khẳng định mình.

Ngày nay khi khoa học công nghệ đang phát triển vượt bậc, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế thế giới tăng trưởng mạnh. Đời sống của nhân dân được cải thiện và nâng cao, do đó yêu cầu, đòi hỏi của họ với sản phẩm làm ra phải đạt chất lượng và giá thành rẻ. Trước xu thế đó đặt ra thách thức cho các doanh nghiệp là phải thay đổi cơ cấu ngành nghề và sản phẩm mới. Một số ngành nghề truyền thống không đủ sức cạnh tranh đã dần nhường chỗ cho những nghề mới ra đời. Tuy nhiên đây cũng là một cơ hội để các làng nghề truyền thống tự thay đổi mẫu mã sản phẩm nhằm thu hót thị hiếu của khách hàng.

Các ngành nghề dịch vụ cũng phát triển, thậm chí một số doanh nghiệp đã có khả năng vươn ra hoạt động có hiệu quả ngoài lãnh thổ Việt Nam trong các lĩnh vực dịch vụ xây dựng, thương mại, vận tải biển, đường bộ, chế biến gỗ, khai thác và chế biến hải sản.

Nền kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển đổi cơ cấu quan trọng như nhiều khu công nghiệp mới, nhiều ngành công nghiệp mới với trang thiết bị hiện đại đã xuất hiện ( khai thác dầu khí, chế biến nông thủy sản, tin học, viễn thông, sản xuất hàng tiêu dùng…) hình thành nên bộ mặt mới cho ngành công nghiệp và nền kinh tế Việt Nam.

Một phần của tài liệu tiểu luận Việt Nam - quá trình hội nhập thông qua các tổ chức khu vực và thế giới trong thời kỳ đổi mới 1986 - 2006 (Trang 67)