0
Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Những lợi Ých của Việt Nam từ Diễn đàn hợp tác Á Âu (ASEM).

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN VIỆT NAM - QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP THÔNG QUA CÁC TỔ CHỨC KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI 1986 - 2006 (Trang 40 -40 )

2.3.3. Những lợi Ých của Việt Nam từ Diễn đàn hợp tác Á - Âu(ASEM). (ASEM).

Diễn đàn ASEM đã góp phần quan trọng và có ý nghĩa to lớn vào việc

nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, đưa đến những ảnh hưởng nhất định cụ thể như sau:

Về kinh tế, mặc dù không phải là một cơ chế hợp tác chính thức giữa châu Âu - châu Á, nhưng việc tham gia vào các chương trình hợp tác kinh tế của ASEM cũng giúp nước ta được hưởng lợi từ các nguồn lực đa phương của ASEM.

Việc tham gia tích cực vào kế hoạch hành động thuận lợi hoá mậu dịch và kế hoạch xúc tiến đầu tư của ASEM cũng đưa lại nhiều lợi Ých cho Việt Nam - Với việc các nước trong ASEM bỏ bớt các rào cản đối với mậu dịch và đầu tư, hàng hoá Việt Nam có thể tiếp cận các thị trường rộng của ASEM một cách dễ dàng hơn. Nhờ đó quan hệ buôn bán giữa Việt Nam với các đối tác ASEM đang ngày càng được mở rộng.

Trước hết là EU giữ vai trò ngày càng quan trọng trong thương mại và đầu tư của Việt Nam. Các nước lớn trong liên minh châu Âu (EU) như Anh, Pháp, Đức, Italia cũng như một số nước khác đánh giá cao công cuộc đổi mới của Việt Nam, và mong muốn thúc đẩy mối quan hệ hợp tác với nước ta. Năm 1995, Việt Nam đã ký với EU hiệp định khung hợp tác, từ năm 1999 đến nay liên minh châu Âu giành cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Chỉ tính riêng giai đoạn 1991-1997 xuất khẩu của Việt Nam vào các nước EU đạt 1,8 tỉ USD, tăng 16 lần so với trước đó. Đến năm 2002 con số đó tăng lên gần 3 tỷ USD, kim ngạch buôn bán hai chiều Việt Nam - EU tăng 5 tỉ USD, tăng gần 50 lần so với thời kỳ trước năm 1985 (là 100 triệu USD). Việc EU kết

nạp thêm 10 thành viên mới vào tháng 5-2004 đã mở ra nhiều cơ hội lớn cho Việt Nam khi thị trường của EU được mở rộng.

Thông qua các hoạt động đầu tư trực tiếp và các chương trình viện trợ chính thức (ODA), của EU, kinh tế Việt Nam có điều kiện phát triển, các dự án thực hiện đều khắp các ngành kinh tế Việt Nam như dầu khí, chế biến nông sản, dệt may... Qua đó giúp Việt Nam hội nhập có hiệu quả hơn trong thời đại ngày nay.

Ngoài EU, Việt Nam còn mở rộng hợp tác với các nước trong khu vực Đông Nam Á là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc trong khuôn khổ ASEM. Quan hệ thương mại giữa các nướcdiễn ra nhanh chóng và có nhiều thuận lợi. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào các nước trong tổ chức ASEM năm 2000 là 14.445 triệu USD, tăng gấp đôi so với năm 1996 là 7,255 triệu USD. Con sè 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với ASEM trong tổng số các khách hàng trên thế giới đã nói lên tầm quan trọng của diễn đàn này đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam. 944 dự án của ASEM đang đầu tư tại Việt Nam ( chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực xoá đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp và nông thôn, dầu khí, viễn thông...) thực sự có ý nghĩa đối với nước ta trong việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực cạnh tranh khu vực và thế giới.

Trong lĩnh vực chính trị, diễn đàn cũng mang lại cho Việt Nam nhiều thuận lợi. Về đối ngoại, với các nước lớn ở Tây Âu, hay Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam đã có thể cùng bàn thảo với họ trong các cuộc đối thoại chính trị với tư cách là một đối tác bình đẳng, cùng chia sẻ trách nhiệm. Cụ thể như trong vấn đề bán đảo Triều Tiên, Việt Nam đã cùng các nước thành viên ASEM soạn thảo và đưa ra tại các Hội nghị thượng đỉnh ASEM III và ASEM IV. Việt Nam cũng tích cực đề xuất và ủng hộ ASEM kết nạp 3 thành viên còn lại của ASEAN là Lào, Campuchia và Mianma, đồng thời cam kết mạnh mẽ với ASEM giải quyết các vấn đề khác như chủ nghĩa

khủng bố, phản đối chiến tranh, chống tội phạm xuyên quốc gia, buôn lậu ma tuý...

Không những thế tham gia ASEM vị thế chính trị của Việt Nam được nâng cao trong khu vực và trên thế giới.

Nếu trước đây, Việt Nam được thế giới biết đến với tư cách là một dan téc anh hùng, thì nay với việc tổ chức thành công hội nghị quốc tế đặc biệt là Hội nghị cấp cao ASEM V, một sự kiện có tầm cỡ quốc tế, hình ảnh Việt Nam đã trở nên toàn diện hơn, đầy đủ hơn trước toàn thể cộng đồng thế giới. Từ đây Việt Nam thành đối tác quan trọng của nhiều nước. Chính vì vậy mà không phải ngẫu nhiên một số nước thành viên ASEM như Trung Quốc, Hàn Quốc... đã đồng lòng ủng hộ Việt Nam ứng cử vào ghế Uỷ viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kì 2008- 2009. Việc nước ta ngày càng được thu hót vào các công việc chung của khu vực và cộng đồng quốc tế sẽ là một đảm bảo quan trọng cho độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam

Trong các vấn đề về văn hoá, xã hội, cùng với sự trợ giúp của các nước thành viên ASEM, công cuộc xoá đói giảm nghèo và phát triển nông thôn của Việt Nam tiếp tục đạt được nhiều thành tựu. Đó là các dự án đầu tư xây dựng trường học, xây dựng hệ thống thuỷ lợi, đào tạo nghề, trồng rừng... Điều đó đã giúp Việt Nam giải quyết khó khăn, đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Các sáng kiến của Việt Nam về chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, bảo tồn các di sản văn hoá, phát triển du lịch... đã được các nước thành viên ASEM chấp nhận và triển khai trên thực tế. Qua đó Việt Nam có cơ hội giới thiệu nền văn hoá của mình với thế giới, để các nước hiểu hơn về văn hoá và con người Việt Nam.

Bên cạnh đó, như chúng ta đã biết Việt Nam là nước đang phát triển đang trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế quản lý hành chính tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nên tham gia ASEM là thách thức đồng thời cũng là cơ hội để Việt Nam khắc phục khó khăn, phát triển kinh tế còn lạc hậu.

Một lợi Ých nữa về phía Việt Nam là tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam với các nước trong tổ chức ASEM.

Trước khi tham gia ASEM, sự hiểu biết của Việt Nam về các nước trong khu vực và các nước châu Âu còn rất hạn chế. Với tư cách là thành viên chính thức của ASEM, Việt Nam có cơ hội tham gia vào các hoạt động đa dạng, phong phú và nhiều cấp độ của tổ chức. Các nhà lãnh đạo và các quan chức cấp cao của Việt Nam đã có điều kiện tiếp xúc thường xuyên với các nhà lãnh đạo và các quan chức cấp cao của tất cả các đối tác ASEM. Thông qua các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi đó Việt Nam có cơ hội trình bày quan điểm của mình về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm . Qua trao đổi trực tiếp như vậy, các nước ASEM có thông tin nhiều chiều về Việt Nam. Điều này giúp xoá bỏ những hiểu lầm, nghi kị có thể có từ phía một số đối tác ASEM, cụ thể là về con người, các nền văn hoá, phong tục tập quán của các nước thành viên ASEM cũng như các nước khác trên thế giới.

Tóm lại những cơ hội mà ASEM đem lại cho Việt Nam là rất lớn và thiết thực, giúp Việt Nam nâng cao sức cạnh tranh trong phát triển kinh tế, có điều kiện tháo gỡ những vướng mắc trong thủ tục hành chính giảm bớt những nguyên tắc rườm rà, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tập trung vốn ở Việt Nam. Không những vậy thể chế chính trị được giữ vững, nền văn hoá đậm đà bản sắc dân téc vẫn tiếp tục lưu truyền và kế thừa tinh hoa văn hoá nhân loại dần hình thành một đất nước phát triển toàn diện trong tương lai.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN VIỆT NAM - QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP THÔNG QUA CÁC TỔ CHỨC KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI 1986 - 2006 (Trang 40 -40 )

×