0
Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Sù tham gia APEC của Việt Nam.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN VIỆT NAM - QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP THÔNG QUA CÁC TỔ CHỨC KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI 1986 - 2006 (Trang 45 -45 )

Tháng 11/1998 Việt Nam gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương tại Kuala Lumpơ (Malaixia), đây là một mốc lịch sử quan trọng trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế của Việt Nam. APEC với 21 nước thành viên chiếm hơn 1/2 GNP của thế giới và khoảng 80% khối lượng mậu dịch, là mối quan tâm lớn trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam. Như vậy chủ động hội nhập không chỉ là xu thế khách quan, mà là thực tiễn đang diễn ra với những mặt tích cực và hạn chế đan xen phức tạp. Việt Nam chủ động tăng cường phát triển kinh tế tạo ra thế và lực trên con đường hội nhập.

* Những lợi Ých của Việt Nam từ việc tham gia APEC.

+Đối với Việt Nam, tổ chức APEC giữ một vị trí rất quan trọng ( chiếm 80% thương mại, 75% vốn đầu trực tiếp nước ngoài, 50% nguồn viện trợ phát triển chính thức). Tham gia vào Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam có điều kiện nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế, hạn chế tình trạng bị các cường quốc lớn phân biệt đối xử, có nhiều cơ hội phát triển kinh tế, trao đổi và giải quyết các vấn đề cùng quan tâm, thúc đẩy quan hệ song phương với các đối tác quan trọng của Việt Nam.

+ APEC là một kho thông tin đồng thời cũng là một trung tâm trao đổi thông tin. Việc thu thập thông tin qua các hoạt động của APEC cũng như việc thiết lập các mạng thông tin giữa các nước thành viên APEC với Việt Nam, Việt Nam có thể nắm bắt thông tin cập nhật đầy đủ chiều hướng phát triển của thế giới để định hướng điều chỉnh chính sách trong nước.

+ Thông qua trên 250 dự án hợp tác kinh tế - kĩ thuật ( chủ yếu là một số vấn đề liên quan đến hợp tác trao đổi kinh nghiệm và phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý...) đã tạo điều kiện cho Việt Nam tham gia phát triển bồi dưỡng nguồn nhân lực và tiếp cận với nền công nghệ mới trong các lĩnh vực sản xuất, nhằm nâng cao hiệu quả cạnh tranh của nền kinh tế.

+ Các đối tác tin cậy của Việt Nam chủ yếu nằm trong APEC và đây là thị trường nhiều tiềm năng chưa được khai thác. Tham gia APEC, Việt Nam có cơ hội đối thoại đến với các nền kinh tế phát triển hơn, hoặc phối hợp quan điểm với các thành viên trên các diễn đàn quốc tế nhằm giải toả các rào cản thương mại, đấu tranh đòi đối xử công bằng trong thương mại quốc tế.

+ Thông qua hợp tác APEC, Việt Nam có cơ hội nâng cao năng lực quản lý và sản xuất trong nước, đẩy mạnh công cuộc cải cách cơ chế chính sách trong nước theo hướng minh bạch hơn, bình đẳng và thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh đồng thời cũng khai thác được kinh nghiệm và các nguồn lực quốc tế nhằm xây dựng khuôn khổ pháp lí theo định hướng nền kinh tế thị trường. Trong thời gian hợp tác APEC, Việt Nam đã huy động được sự hỗ trợ trong nhiều chương trình xây dựng và cải cách pháp luật như luật cạnh tranh và chống độc quyền, luật thương mại, pháp lệnh thương mại điện tử...

+ APEC đóng vai trò là diễn đàn đối thoại, trao đổi, hợp tác, hỗ trợ trên cơ sở tự nguyện. Các cam kết không mang tính ràng buộc, do đo không gây sức Ðp mà mang tính khuyến khích, thúc đẩy các diễn đàn trong APEC và

cũng là cơ hội để các nước đang phát triển như Việt Nam kêu gọi sự trợ giúp trong quá trình đàm phán gia nhập WTO. Quá trình hợp tác APEC cũng góp phần đáng kể nâng cao khả năng phát triển của nền kinh tế. Chính vì vậy hợp tác APEC có vai trò quan trọng trong bối cảnh Việt Nam thực hiện các cam kết quốc tế của mình trong khuôn khổ tổ chức ASEAN và WTO.

+ Tham gia APEC, Việt Nam có được những cơ hội để phát triển đất nước, một trong những thành tựu lớn nhất là đã chuyển đổi thị trường kịp thời, bảo đảm được nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hoá. Từ sau năm 2000, Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ tư vào thị trường Nhật Bản, Việt Nam luôn xuất siêu. Với tổ chức APEC, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam tăng lên đáng kể.

* Mét số hoạt động chủ yếu của Việt Nam trong tổ chức APEC.

Kế từ khi tham gia vào APEC năm 1998, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực tích cực tham gia vào các hoạt động của diễn đàn và đạt được một số kết quả đáng kể. Với tinh thần chủ động hội nhập, sự tham gia của Việt Nam vào APEC là sự tham gia có chọn lọc, trên cơ sở cân đối các nghĩa vụ quốc tế, lợi Ých quốc gia và khả năng, trình độ phát triển của nền kinh tế. Các hoạt động chủ yếu của Việt Nam trong APEC bao gồm: tham gia kế hoạch hành động quốc gia (IAP), một số chương trình trong kế hoạch hanh động tập thể (CAP), các chương trình hợp tác kĩ thuật và các hoạt động hợp tác khác.

Trong đó, kế hoạch hành động quốc gia( IAP) không chỉ là văn bản thể hiện các bước đi của Việt Nam, tiến tới thực hiện mục tiêu Bogor của APEC về tự do hóa thương mại và đầu tư, mà còn là công cụ quan trọng để phổ biến các thông tin về chính sách kinh tế thương mại của Việt Nam cho các doanh nghiệp của các nước thành viên APEC, nhằm góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại, thu hót đầu tư trên 15 lĩnh vực.

Thông qua việc xây dựng và đệ trình IAP hàng năm, Việt Nam đã đẩy nhanh qua trình minh bạch hóa các chính sách và quy định về kinh tế

thương mại, cải thiện môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp, đồng thời xúc tiến quá trình đổi mới các công cụ quản lí của nhà nước.

Tham gia Kế hoạch Hành động Tập thể (CAP), Việt Nam tập trung vào Tiêu chuẩn và chứng nhận hợp chuẩn (SCSC) và thủ tục hải quan (SCCP). Ngoài ra Việt Nam còn tham gia vào các lĩnh vực khác nh : bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, sự lưu chuyển các doanh nhân, chính sách cạnh tranh, giải quyết tranh chấp, thương mại đIện tử.

Thông qua tổ chức APEC, Việt Nam còn mở rộng hợp tác với nhiều nước. Tuy những kết quả đạt được còn khiêm tốn so với tiềm năng của tổ chức, song những thành quả Êy sẽ góp phần tạo thêm xung lực mạnh mẽ, đẩy mạnh hợp tác APEC ngày càng năng động và hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN VIỆT NAM - QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP THÔNG QUA CÁC TỔ CHỨC KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI 1986 - 2006 (Trang 45 -45 )

×