0
Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Khái quát về tổ chức ASEM.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN VIỆT NAM - QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP THÔNG QUA CÁC TỔ CHỨC KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI 1986 - 2006 (Trang 32 -32 )

Cuối những năm 80, đầu những năm 90 thế kỷ XX là thời kỳ phát triển khá thịnh vượng của các nền kinh tế châu Á, đặc biệt là các nước thuộc khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Điều này được thể hiện rất rõ ở tỷ lệ tăng trưởng bình quân tương đối cao của một số nước đang phát triển trong khu vực. Sự phát triển toàn diện của các nước thuộc khu năng động này đã thúc đẩy mạnh mẽ các quan hệ theo hướng hội nhập, hợp tác cùng phát triển, tạo nên sự cân bằng trong phát triển kinh tế giữa các khu vực với xu hướng toàn cầu hoá của nền kinh tế thế giới.

Khi đó ở châu Âu, mà nòng cốt là các nước EU sau thời kỳ chiến tranh lạnh cũng đang có xu hướng mở rộng quan hệ ra ngoài bằng "chính sách châu Á mới" được thông qua vào những năm cuối thập kỉ 90 của thế kỉ XX. Trước tình hình đó, để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho một nền kinh tế đang phát triển ở các nước Đông Nam Á (ASEAN) năm 1994, Singapo đưa ra sáng kiến thành lập một diễn đàn hợp tác Á - Âu. Hai năm sau diễn đàn hợp tác Á - Âu chính thức được thành lập tại Hội nghị cấp cao Á - Âu (Asean - Europe Meetings) viết tắt là ASEM, lần thứ nhất tại Băng Cốc (Thái Lan) vào tháng 03/1946 mở đầu cho một tiến trình hợp tác mới giữa hai châu lục.

Tổ chức ASEM với 26 thành viên sáng lập có ý nghĩa to lớn trên mọi lĩnh vực, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác ở hai nước giữa hai châu lục là châu Á và châu Âu. Tuy tuổi đời còn trẻ so với nhiều tổ chức khác, nhưng bằng sự năng động, linh hoạt và vận động không ngừng để thích nghi với xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Nếu đánh giá chung thì tổ chức ASEM có tiềm năng lớn hơn so với tổ chức APEC bởi hoạt động của nó không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực phát triển kinh tế mà còn trải rộng trên các mặt chính trị, văn hoá, xã hội của hai châu lục và những vấn đề quan tâm chung của toàn cầu.

* Cơ chế và nguyên tắc hoạt động.

ASEM thực hiện cơ chế điều phối cụ thể là các Bộ trưởng Ngoại giao và Thứ trưởng Ngoại giao chịu trách nhiệm điều phối chung toàn bộ hoạt động của ASEM. Các Bộ trưởng kinh tế và các quan chức cao cấp về thương mại (SOMTI), các Bộ trưởng và Thứ trưởng các ngành chịu trách nhiệm điều phối hợp tác trong các lĩnh vực cụ thể được phụ trách. Với cơ chế điều phối này, ASEM không thành lập Ban thư ký thường trực mà hoạt động theo cơ chế điều phối viên hợp tác thường xuyên thông qua đại diện của hai châu lục.

ASEM là một diễn đàn đối thoại không chính thức hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận cùng nỗ lực tạo dựng mối quan hệ đối tác, toàn diện giữa châu Âu - châu Á vì sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn của cả hai khu vực. Nguyên tắc đồng thuận được cụ thể hoá theo hướng:

+ Bình đẳng, tương trợ lẫn nhau và cùng có lợi.

+ ASEM là một tiến trình mở và tiệm tiến, không chính thức nên không nhất thiết phải thể chế hoá.

+ Tăng cường nhận thức và hiểu biết lẫn nhau thông qua một tiến trình đối thoại và tiến tới hợp tác trong việc xác định ưu tiên cho các hoạt động phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau trong khuôn khổ ASEM.

+ Triển khai đều cả ba lĩnh vực hợp tác, chủ yếu là tăng cường đối thoại chính trị, thúc đẩy hợp tác kinh tế và đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực khác.

+ Việc mở rộng kết nạp thêm thành viên trên cơ sở nhất trí chung của các vị đứng đầu Nhà nước và Chính phủ các quốc gia.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN VIỆT NAM - QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP THÔNG QUA CÁC TỔ CHỨC KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI 1986 - 2006 (Trang 32 -32 )

×