* Quan hệ Việt Nam - ASEAN trước năm 1995.
Sau khi tổ chức ASEAN được thành lập thì hoạt động chung giữa các nước trong tổ chức chưa có gì nổi bật. Lúc này trên thế giới đang diễn ra cuộc chiến tranh lạnh và tình trạng đối đầu giữa hai hệ thống xã hội. Các nước ASEAN cũng bị tình hình trên tác động nên phải điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình bằng việc đưa ra Tuyên bố về khu vực hoà bình, tự do, trung lập ở Đông Nam Á hay còn gọi là Tuyên bố ZOPFAN vào tháng 11-1971. Lúc này một số nước ASEAN đã bắt đầu thăm dò khả năng quan hệ với Việt Nam trên một số lĩnh vực. Tuy nhiên quan hệ giữa hai bên trong giai đoạn chưa có gì tiến triển đáng kể.
Đến đầu năm 1973, tình hình khu vực có nhiều chuyển biến lớn, dẫn đến sự đảo lộn trong cán cân lực lượng ở đây. Tháng 01-1973, Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương được kí kết. Tháng 08-1973, Mỹ buộc phải chấm dứt mọi hoạt động quân sự ở Đông Dương, xu thế hoà bình, trung lập ở khu vực phát triển mạnh. Những sự kiện trên buộc các nước ASEAN có sự điều chỉnh phù hợp trong chính sách đối ngoại của mình.
Trên bình diện khu vực các nước ASEAN có nhiều cử chỉ thân thiện hơn, tạo cơ sở cho việc đặt quan hệ với Việt Nam. Về phía Việt Nam, sau
khi kí Hiệp định Pari năm 1973 Việt Nam đã tích cực triển khai chính sách khu vực, đẩy mạnh quan hệ song phương với các nước thuộc tổ chức ASEAN như tiến hành đi thăm và thiết lập mối quan hệ ngoại giao với một số nước ( Malaixia, Thái Lan... ). Đến tháng 08-1976 Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ với tất cả các nước thành viên ASEAN. Tuy nhiên giai đoạn này nước ta vẫn chưa có quan hệ hợp tác với tổ chức này.
Từ năm 1979, sau khi xuất hiện vấn đề Campuchia, quan hệ giữa Việt Nam với các nước ASEAN chuyển sang đối đầu, quan hệ song phương của Việt Nam với từng nước của tổ chức này giảm xuống mức rất thấp. Trong giai đoạn này, Việt Nam vừa đấu tranh với ASEAN về vấn đề Campuchia, vừa triển khai đấu tranh ngoại giao, gắn việc giải quyết vấn đề Campuchia với việc xây dựng khu vực hoà bình, ổn định ở Đông Nam Á, thúc đẩy đối thoại, đẩy lùi đối đầu, phân hoá liên minh chống Việt Nam.
Tại Đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam (1986) một đường lối đổi mới toàn diện đã được đưa ra, trong đó Việt Nam chủ trương chính sách đối ngoại đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ. Thực hiện đường lối này, Việt Nam rút hết quân khỏi Campuchia. Trở ngại lớn nhất trong quan hệ hai bên đang dần được gỡ bỏ, vấn đề Campuchia đi dần vào giải pháp hoà bình. Trong tình hình đó quan hệ Việt Nam - ASEAN bắt đầu có những chuyển biến tích cực, đẩy mạnh hoạt động ngoại giao với các nước trong tổ chức, nhằm mục đích hoà bình ổn định và phát triển. Các chuyến viếng thăm giữa Việt Nam với các nước diễn ra dồn dập. Chỉ trong 2 năm, Việt Nam đã ký với các nước này gần 40 hiệp định các loại ( Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật; Hiệp định về bảo hộ đầu tư; Hiệp định tránh đánh thuế hai lần; Hiệp định về bưu điện, Hiệp định về hàng không, hàng hải…) làm cơ sở pháp lý cho các mối quan hệ hợp tác đang ngày càng mở rộng. Các quan hệ kinh tế và thương mại cũng tăng nhanh chóng.
Bước phát triển mới trong quan hệ Việt Nam - ASEAN thể hiện ở việc Việt Nam đã chính thức trở thành quan sát viên của tổ chức ASEAN vào tháng 07/ 1992. Điều đó làm tăng sự tin cậy của các nước ASEAN và các nước ngoài khu vực đối với Việt Nam, góp phần phá thế bao vây cấm vận của Mỹ, tạo thuận lợi thúc đẩy việc thực hiện chính sách mở cửa đã được Việt Nam đưa ra. Với những thuận lợi trên, ngày 17-10-1994 Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã gửi thư tới Bộ trưởng Ngoại giao Brunây, Chủ tịch đương nhiệm Uỷ ban thường trực ASEAN (ASC), chính thức đặt vấn đề Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN. Quyết định trên của Việt Nam được các nước ASEAN hoan nghênh và đáp ứng kịp thời, những thủ tục cần thiết cho Việt Nam gia nhập ASEAN được hoàn tất trong năm 1995.
* Quan hệ Việt Nam - ASEAN từ năm 1995
Ngày 28/7/1995 tại thủ đô Banđa Xêri Begaoan (Brunây) nơi diễn ra Hội nghị Bộ trường Ngoại giao các nước ASEAN lần thứ 28 và ARF lần thứ 2, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Việt Nam cũng tuyên bố gia nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), bắt đầu thực hiện chương trình giảm thuế quan chung theo AFTA từ ngày 1/1/1996 và sẽ hoàn thành vào năm 2006, chậm hơn 3 năm so với các nước ASEAN khác do các nước ASEAN đã thực hiện AFTA trước khi Việt Nam tham gia là 3 năm.
Việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức ASEAN chứng tỏ sự hoà nhập nhanh chóng vào khu vực, đồng thời biến ASEAN từ một tổ chức trong khu vực trở thành một tổ chức của khu vực đúng với tên gọi của nó.
Việt Nam gia nhập ASEAN là một bước tiến trong hội nhập khu vực và quốc tế quan trọng của nước nhà, nhưng đồng thời cũng là một bước
ngoặt trong lịch sử của ASEAN. Tham gia vào ASEAN là chính sách lớn của Việt Nam nhằm thực hiện chính sách đối ngoại mà Đảng ta đã vạch ra trong các kì Đại hội. Vì thế đối với Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN cũng có nghĩa là tích cực đóng góp và thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên, phấn đấu xây dựng một ASEAN hoà bình, ổn định, đoàn kết và tăng trưởng bền vững.
* Vai trò của Việt Nam trong tổ chức
Ở thời kỳ đầu thành lập, ASEAN chưa đại diện cho lợi Ých và tiếng nói của khu vực , không hội tụ được sức mạnh và ưu thế của tất cả các nước. Sau khi Việt Nam và một số nước khác trong khu vực tham gia vào tổ chức thì ASEAN trở thành một khối thống nhất . Liên kết của Việt Nam cùng các nước Đông Dương khác không chỉ tạo cho ASEAN một diện mạo mới mà còn tạo ra sức mạnh cả về tinh thần lẫn vật chất để vươn lên chiếm lĩnh tầm cao mới trong sự nghiệp phát triển cuả mình. Một ASEAN hòa bình, ổn định về chính trị, tăng trưởng nhanh về kinh tế đang đóng vai trò ngày càng quan trọng ở Đông Nam Á nói riêng, trên thế giới nói chung.
Đóng góp thứ hai của Việt Nam là việc tích cực tham gia vào chương trình hợp tác khu vực và quốc tế của ASEAN. Lúc Việt Nam gia nhập vào tổ chức cũng là lúc hiệp hội chuyển sang mét giai đoạn phát triển mới, cao hơn về chất so với giai đoạn trước đó. Để thích ứng với tình hình mới tại hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ IV tại Singapo ( 1/1992), quyết định xúc tiến AFTA với mục tiêu loại bỏ hoàn toàn các rào cản thương mại đối với hầu hết hàng hóa trong nội bộ ASEAN, thông qua việc kí hiệp định về chương trình thuế quan ưu đãi hiệu lực chung (CEPT). Các nước thực hiện AFTA ngay sau khi xây dựng được lé trình cắt giảm thuế quan trong nội khối ASEAN trong vòng 15 năm xuống 20%, tiếp đó còn 0- 5%. Thực
kinh tế, năng lực và kinh nghiệm của ASEAN tăng cao. Trước khi có sự tham gia của Việt Nam và một số nước khác, ASEAN tập trung phát triển một số lĩnh vực, nhưng hiện nay những chuyên ngành hợp tác trong khối trở nên đa dạng hơn như giáo dục, khoa học kĩ thuật, môi trường, hàng không, du lịch…, điều đó làm cho uy tín của tổ chức được nâng cao.
Không ngừng ở đó, Việt Nam còn đề xuất ra nhiều sáng kiến nhằm thúc đẩy hợp tác khu vực của ASEAN. Những hướng sáng kiến đó có giá trị trong mọi lĩnh vực, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của tổ chức. Cụ thể như sáng kiến hợp tác phát triển các vùng nghèo liên quốc gia dọc hành lang Đông – Tây thuộc lưu vực sông Mê công ở Việt Nam, Lào, Campuchia và đông bắc Thái Lan. Mục đích của sáng kiến là xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước và các vùng trong lãnh thổ của hiệp hội.Sáng kiến này được hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ V (12/1998) thông qua và đua vào chương trình hành động.
Như vậy càng tham gia tích cực vào ASEAN, Việt Nam càng có cơ hội thể hiện năng lực của mình. Các sáng kiến do Việt Nam đưa ra ngày càng có tầm vóc chiến lược và sức sống lâu dài.Điều đó giải thích vì sao trong bài phát biểu chào mừng Việt Nam tham gia ASEAN, Bộ trưởng ngoại giao Inđônêxia đã không ngần ngại tiên đoán :” Việt Nam chắc chắn sẽ làm tăng sức sống và sức mạnh tập thể của chúng ta. Vị trí chiến lược của Việt Nam, lực lượng lao động lành nghề của Việt Nam cũng như tài nguyên thiên nhiên phong phú của Việt Nam sẽ bổ sung và làm sâu sắc thêm ý nghĩa của sự hợp tác đoàn kết thống nhất của ASEAN”. Có thể nói Việt Nam đã trở thành một trong những nguồn lực phát triển trong tổ chức ASEAN.