Việt Nam gia nhập tổ chức ASEM.

Một phần của tài liệu tiểu luận Việt Nam - quá trình hội nhập thông qua các tổ chức khu vực và thế giới trong thời kỳ đổi mới 1986 - 2006 (Trang 33)

* Mục tiêu tham gia ASEM của Việt Nam.

Cùng với 9 nước Đông Nam khác, Việt Nam đã tham gia vào tổ chức ASEM ngay từ khi tổ chức này được tuyên bố thành lập tại Băng Cốc tháng

03-1996. Quyết định tham gia vào tổ chức hy vọng Việt Nam sẽ đạt được mục đích đặt ra.

Trước hết đó là một hoạt động nhằm triển khai đường lối đối ngoại mới của Đảng trong thời kỳ đổi mới.Việt Nam tích cực, chủ động tham gia vào các tổ chức hợp tác khu vực và quốc tế. Hoạt động đối ngoại mới này được mở đầu vào việc ký Hiệp ước Thân hữu và Hợp tác ở Đông Nam Á ( TAC ) tháng 07/1992, tham gia Diễn đàn khu vực ASEAN ( ARF ) năm 1994, chính thức gia nhập ASEAN tháng 07/ 1995 và tham gia tiến trình hợp tác Á _Âu ( ASEM ) tháng 03/1996.

Thứ hai, bên cạnh việc hội nhập thành công vào tổ chức ASEAN thì đây cũng là một cơ hội lớn để nước ta mở rộng hội nhập quốc tế, có cơ hội liên kết với những cường quốc kinh tế hùng mạnh, có nền công nghệ cao như Nhật Bản, Đức, Pháp, Anh, Ý... và cả những cường quốc mới nổi như Trung Quốc. Tiềm lực kinh tế, khoa học công nghệ và nhân lực có trình độ cao của ASEM là rất lớn.

Không riêng về kinh tế mà ta còn nhìn thấy lợi Ých nhiều mặt từ việc tham gia vào tổ chức này. Trong lĩnh vực chính trị, việc tham gia ASEM tạo cơ hội cho Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại mới của mình. Thông qua các hoạt động đó, bạn bè trên thế giới sẽ có cơ hội hiểu rõ về Việt Nam hơn. Do đó các nước sẽ tích cực ủng hộ và giúp đỡ nước ta hơn nữa trong những năm tháng đầu tiên hội nhập vào khu vực và quốc tế. Trong lĩnh vực văn hóa, tham gia ASEM Việt Nam có cơ hội giới thiệu và quảng bá nền văn hóa dân téc đặc sắc của mình với nhân dân các nước ASEM. Đồng thời có thể tiếp thu, chắt lọc tinh hoa văn hóa của các dân téc khác để làm giàu thêm nền văn hóa truyền thống của mình. Các hoạt động trao đổi văn hóa, giáo dục giữa các nước sẽ giúp giới trẻ Việt Nam tìm kiếm thêm các cơ hội học tập, nghiên cứu tại các nước ASEM có nền giáo dục chất lượng cao.

Thứ ba, trở thành thành viên của tổ chức ASEM còn là một thể nghiệm đầu tiên về hội nhập liên khu vực. Việc hợp tác với nhiều nước ở cả hai châu lục còn là một thách thức lớn đối với Việt Nam, nhất là khi chóng ta mới chập chững bước vào quá trình hội nhập ở Đông Nam Á vừa tròn 9 tháng.Việc tham gia ASEM sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam làm quen với một cơ chế hợp tác đa phương bao gồm cả thành viên có sức mạnh chính trị, kinh tế và khoa học hàng đầu thế giới.Việc tham gia vào một cơ chế hợp tác như vậy sẽ cung cấp cho nước ta những kinh nghiệm quý để hội nhập vào APEC, WTO và các tổ chức hợp tác đa phương khác sau này. Như vậy, tham gia ASEM của Việt Nam không chỉ nhằm thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng mà còn nhằm thu hót các nguồn lực bên ngoài vào phát triển đất nước, tạo điều kiện cho nhân dân nâng cao hiểu biết về các dân téc, các nền văn hoá khác ở châu Á, châu Âu mà còn mở đường cho Việt Nam hội nhập xa hơn, sâu hơn vào đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá của cộng đồng thế giới.

* Những đóng góp của Việt Nam.

Do điều kiện vị trí địa lý, Việt Nam là cầu nối giữa châu Á với khu vực Thái Bình Dương, giữa Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo, nơi giao lưu buôn bán hàng hoá từ Đông sang Tây, từ Bắc đến Nam, nơi tiếp xúc giao thoa của nhiều nền văn minh, văn hoá lớn trên thế giới. Đồng thời cũng là nơi hội tụ đầy đủ bản sắc văn hoá của khu vực. Ngay từ Hội nghị thượng đỉnh ASEM I, mặc dù vẫn là nước có GDP tính theo đầu người vào loại thấp nhất nhưng nhiều nước đã bày tỏ lòng mong muốn Việt Nam chủ động, tích cực trong xây dựng và phát triển quan hệ Á - Âu.

Tại Hội nghị cấp cao ASEM II, III, IV Việt Nam tiếp tục kiên định vai trò của mình bằng những đóng góp thiết thực vào tiến trình hoạt động của diễn đàn. Tại ASEM II, Việt Nam đã đưa ra hai sáng kiến về hợp tác Á - Âu là tăng cường chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, kết hợp y dược học cổ

truyền với hiện đại, bảo vệ và phát huy di sản văn hoá của các nước thành viên ASEM. Các hội nghị diễn ra nhằm triển khai sáng kiến của Việt Nam được tổ chức ở Luân Đôn. Tại ASEM III, Việt Nam đưa ra sáng kiến về tăng cường cơ hội kinh doanh trong ASEM nhằm hướng hợp tác kinh tế ASEM vào những mục tiêu cụ thể và thiết thực hơn. Đặc biệt tại Hội nghị lần này, với tư cách là Chủ tịch Uỷ ban thường trực ASEAN, Chủ tịch diễn đàn an ninh khu vực ASEAN (ARF), Việt Nam đã tiếp nhận vai trò điều phối châu Á trong ASEM đến nhiệm kỳ Hội nghị ASEM V năm 2004. Đây là vinh dự và cũng là trách nhiệm lớn của Việt Nam, thể hiện sự tin cậy giữa các nước thành viên ASEM với nước ta.

Việt Nam có vai trò quan trọng hơn từ Hội nghị cấp cao ASEM IV tổ chức tại Copenhagen (Đan Mạch) tháng 9-2002. Tại Hội nghị, Việt Nam cùng với Đức đề xuất sáng kiến tổ chức hội thảo ASEM về "xây dựng thể chế thị trường trong bối cảnh toàn cầu hoá" và được đánh giá cao. Ngoài ra còn một số sáng kiến khác được nêu ra tại Hội nghị, như sáng kiến đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo và tăng cường sự thịnh vượng, hợp tác về đào tạo và hỗ trợ kĩ thuật ngành ngân hàng, tăng cường trao đổi kinh nghiệm về hoạch định chính sách tài khoá. Mặc dù một số sáng kiến không được chấp nhận nhưng ta cũng nhận thấy tiếng nói của Việt Nam trong tổ chức được đề cao, đề nghị được đăng cai tổ chức Hội nghị cấp cao ASEM V của Việt Nam được 25 nhà lãnh đạo các nước trong tổ chức nhất trí tán thành.

*Việt Nam _ nước chủ nhà của ASEM V.

Sau hội nghị thượng đỉnh lần IV vào cuối tháng 9/2002 phía Đan Mạch chuyển giao công tác tổ chức ASEM cho Việt Nam. Việc Việt Nam đăng kí đăng cai tổ chức Hội nghị cấp cao Á - Âu lần V không chỉ là nghĩa vụ với tư cách là một đối tác mà còn nhằm đạt được các lợi Ých quốc gia của Việt Nam.

Trong bài trả lời phỏng vấn của báo Nhân dân số ra ngày 07/10/2004 Thủ tướng Phan Văn Khải đã chỉ rõ mục đích tham gia ASEM và tổ chức ASEM của Việt Nam. Ông khẳng định: "Việc tham gia tích cực vào sự kết hợp Á- Âu đem lại nhiều lợi tích thiết thực cho nhà nước chúng ta. Triển khai chính sách đối ngoại rộng mở đa dạng hoá, đa phương hoá, tích cực và chủ động, hội nhập quốc tế và khu vực theo tinh thần "Việt Nam sẵn sàng làm bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển, nước ta không ngừng mở rộng quan hệ hữu nghị với tất cả các nước thành viên ASEM" [50;147] . Nhờ vậy, chúng ta đã củng cố thêm nguồn vốn đầu tư, công nghệ và kiến thức quản lý kinh tế, xã hội, đồng thời nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Hơn nữa hội nghị cấp cao ASEM tổ chức 2 năm một lần, trên cơ sở vòng quay giữa châu Âu - châu Á. ASEM IV tổ chức ở Côpenhagen (Đan Mạch), ASEM V sẽ do một đối tác châu Á đứng ra tổ chức, việc nước ta được giao trọng trách tổ chức ASEM V không phải vì không có nước nào ở Đông Nam Á đăng kí mà do:

+ Việt Nam là điểm đến an toàn nhất ở Đông Nam Á. Các nhà lãnh đạo ASEM có thể yên tâm tới Việt Nam dù ASEM V hơn là tới các nước khác trong khu vực Đông Nam Á.

+ ASEM V là một hội nghị quan trọng, nhưng rất phức tạp. Nhưng do đã từng chứng kiến thành công của Việt Nam về việc tổ chức Hội nghị cấp cao các nước nói tiếng Pháp và nhất là Hội nghị cấp cao ASEM lần VI. Qua đó nổi bật lên uy tín của Việt Nam trong khâu tổ chức Hội nghị, trình độ tổ chức đã được khẳng định. Nên theo như nhận xét của các đại sứ Hàn Quốc tại Hà Nội là: "Việt Nam có thể đảm đương tốt vai trò chủ nhà ASEM V".

+ Việt Nam là nước đang có quan hệ tốt với tất cả các nước thành viên ASEM nên tổ chức ASEM V tại Việt Nam khiến cho các nước có cảm giác tự tin, thoải mái.

+ Những thành tựu phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam trong thời kì đổi mới đang gây nên sự chú ý đặc biệt của cộng đồng thế giới, trong đó có các đối tác ASEM. Trong quá trình tham dù ASEM V các nhà lãnh đạo có thể tận mắt chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ của Việt Nam trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

+ Nền văn hóa Việt Nam hiện đại là sự kết hợp hài hoà của giá trị văn hoá truyền thống của Việt Nam với các giá trị văn hoá truyền thống của các nước Đông Nam Á, văn hoá Trung Hoa và văn hoá Pháp, tinh hoa văn hoá châu Âu. Điều này tạo hứng thó cho các đoàn đại biểu tới dự ASEM V, nhất là các đoàn đại biểu đến từ châu Âu.

Nh vậy đối với ASEM V, Hà Nội (Việt Nam) là địa điểm thích hợp nhất để tổ chức hội nghị và cũng là một thành công trên con đường hội nhập của Việt Nam.

Ngày 08/10/2004 tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Hà Nội đã diễn ra Hội nghị thượng đỉnh lần V (ASEM V) do Việt Nam tổ chức, với chủ đề là: "Tiến tới quan hệ hợp tác Á - Âu sống động và thực chất hơn". Theo kế hoạch vào đúng 11h sáng ngày 09/10/2004 thì Hội nghị kết thúc thành công tốt đẹp. Tham gia phiên bế mạc có các trưởng đoàn cùng đại biểu 38 nước và Ủy ban châu Âu, thành viên ASEM, cùng nhiều vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, đại diện nhiều Bộ, Ban, Ngành Trung ương và Hà Nội, các cơ quan thông tấn báo chí của Việt Nam và quốc tế.

Với việc tổ chức thành công ASEM V, Việt Nam được đánh giá rất cao về năng lực tổ chức hội nghị. Theo đánh giá của nguyên thủ tướng chính phủ Phan Văn Khải thì Hội nghị cấp cao Á _Âu lần thứ năm thành công rực rỡ, Việt Nam đã đạt được những kết quả nổi bật sau đây:

+ Sau 8 năm kể từ khi ra đời, lần đầu tiên ASEM đã mở rộng thêm 13 thành viên mới.

+ Các nước thành viên đều nhất trí là làm cho hợp tác trong ASEM trở nên thực chất hơn, sống động hơn.

+ Hội nghị đã ra ba văn kiện quan trọng là Tuyên bố của Chủ tịch, Tuyên bố Hà Nội về hợp tác kinh tế chặt chẽ hơn và Tuyên bố ASEM về đối thoại giữa các nền văn hóa – văn minh, lần đầu tiên ASEM ra một bản Tuyên bố chuyên về kinh tế.

+ Hội nghị đã thông qua được 9 sáng kiến trong các lĩnh vực đầu tư, thương mại, khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, văn hóa, giáo dục, y tế, và ghi nhận 2 sáng kiến nữa.

+ Tổ chức thành công các hoạt động xung quanh Hội nghị cấp cao như Hội nghị các Nghị viên ASEM, Diễn đàn thanh niên ASEM, Diễn đàn doanh nghiệp ASEM… chứng tỏ ASEM là một diễn đàn không chỉ giành cho các nguyên thủ quốc gia mà còn là diễn đàn của nhân dân, vì nhân dân.

+ Bên lề Hội nghị ASEM V còn có các cuộc tiếp xúc song phương và thu được nhiều kết quả cụ thể.

+ Hội nghị ASEM diễn ra thuận lợi, các nhà lãnh đạo các nước và những người tham gia đều cảm thấy thoải mái và tuyệt đối an toàn.

+ Hội nghị cấp cao Á _Âu lần thứ V diễn ra đã tạo điều kiện cho hoạt động du lịch của Việt Nam phát triển, bởi trong dịp này không chỉ có du khách đến từ các nước ASEM mà còn thu hót nhiều khách quốc tế nói chung. Có thể nói đây là cơ hội để quảng bá về một đất nước đang phát triển ổn định và đầy tiềm năng như Việt Nam.

Thành công ASEM V cho thấy sự trưởng thành vượt bậc của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Thành công đó không chỉ chứng tỏ rằng Việt Nam là một thành viên tích cực của ASEM mà còn có khả năng tập hợp, dung hòa các

quan điểm trái ngược nhau, hướng các quan điểm đó vào mục tiêu cuối cùng

Một phần của tài liệu tiểu luận Việt Nam - quá trình hội nhập thông qua các tổ chức khu vực và thế giới trong thời kỳ đổi mới 1986 - 2006 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w