Z: giá thành sản phẩm C: CPPS trong kỳ
3.3.6. Hoàn thiện kế toán chi phí NCTT
Kế toán công ty nên thực hiện tính lương riêng rẽ giữa bộ phận công nhân ký hợp đồng dài hạn và công nhân ký hợp đồng ngắn hạn. Như vậy, sẽ dễ dàng tính các khoản trích theo lương theo quy định, mà hàng tháng kế toán không phải lọc ra những công nhân nào thì trích còn công nhân nào thì không trích
Trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất
Kế toán nên trích trước các khoản tiền lương nghỉ phép vì trong công ty số công nhân trực tiếp sản xuất chiếm đa số trong số công nhân ở công ty. Vi hiện nay, đã thực hiện việc trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và bảo hiểm thất nghiệp của công nhân sản xuất theo đúng chế độ quy định vào chi phí sản xuất. Tuy nhiên, chi phí phản ánh trên tài khoản 622 chỉ là phần lương trả cho công nhân và các khoản trích theo lương mà chưa có lương nghỉ phép trích trước. Nguyên nhân là do công ty chưa dự trù được số lượng công nhân xin nghỉ phép. Thêm nữa, lực lượng sản xuất của Công ty chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nhân viên toàn công ty, do đó có thể phát sinh những đợt nghỉ phép hàng loạt. Như vậy, nếu tháng nào mà số công nhân nghỉ phép nhiều thì việc trích trước này sẽ làm cho chi phí nhân công của tháng đó tăng lên, làm tăng giá thành sản phẩm và không ổn định giữa các kỳ hạch toán.
Do vậy, Công ty nên tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Việc trích trước này không bắt buộc nhưng hết sức cần thiết đối với mọi doanh nghiệp sản xuất vì nó góp phần tương đối lơn vào việc ổn định chi phí trong giá thành sản phẩm.
Có hai cách phản ánh tiền lương nghỉ phép của công nhân. Nếu Công ty bố trí cho công nhân nghỉ đều trong năm thì tiền lương nghỉ phép được trích trực tiếp vào chi phí như tiền lương chính. Nếu doanh nghiệp không bố trí cho công nhân nghỉ đều trong năm, để đảm bảo giá thành không bị tăng đột biến thì tiền lương của công nhân nghỉ phép được tính vào chi phí sản xuất theo phương pháp trích theo kế hoạch. Cuối kỳ kế toán sẽ tiến hành điều chỉnh tiền lương nghỉ phép của công nhân cho phù hợp với thực tế. Trong hai cách trên, các trích trước theo kế hoạch là phù hợp với công ty. Việc trích trước được tính như sau:
Để trích trước tiền lương nghỉ phép, kế toán sử dụng tài khoản 335- Chi phí phải trả. Sau đó hạch toán như sau:
- Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất kế toán ghi:
Nợ TK 622 Có Tk 335
- Khi thực tế phát sinh tiền lương nghỉ phép phải trả, kế toán định khoản: Nợ Tk 335: Chi phí phải trả Mức trích trước lương cơ bản kế hoạch = Lương cơ bản thực tế phải trả công nhân sản xuất trực tiếp x Tỷ lệ trích trước
Có Tk 334: Phải trả công nhân viên - Khi trích trước tiền lương nghỉ phép kế toán chưa trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo khoản lương này. Do đó khi nào đã xác định được tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả thì kế toán mới tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên số tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả :
Nợ Tk 622: Phần tính vào chi phí Nợ Tk 334: phần tính vào lương
Có Tk 338: Trích trên số tiền lương nghỉ phép đã trả
- Cuối kỳ, kế toán khi tiến hành tính giá thành sản phẩm nếu phát sinh chênh lệch sẽ được xử lý như sau:
Nếu số thực tế phải trả lớn hơn chi phí mà công ty trích, kế toán tiến hành trích thêm: Nợ Tk 622
Có Tk 334
Ngược lại nếu số thực tế phải trả nhỏ hơn số chi phí công ty đã trích, kế toán phải hoàn nhập phần trích vượt lên theo bút toán:
Nợ Tk 335:
Có Tk 622:
Chẳng hạn như ông Trần Văn Triệu lương tháng 12 là 4.537.000đ theo biểu 2.08 đã trình bày ở trên, giả sử tiền lương nghỉ phép là 200.000đ và giả sử Tỷ lệ trích trước =
Tổng tiền lương nghỉ phép của CNSX theo kế hoạch Tổng tiền lương phải trả theo kế hoạch của CNSX
Công ty trích tỷ lệ trích trước là 2%. Thì số tiền trích trước là (4.537.000 – 200.000)*2% = 86.740đ và kế toán hạch toán Nợ TK 622: 86.740đ
Có TK 335: 86.740đ
Bên cạnh việc phản ánh tiền lương trả trước cho công nhân trực tiếp sản xuất công ty nên có văn bản quy định rõ các trường hợp công nhân xin nghỉ để có kế hoạch bố trí lao động thay thế, hoàn thành tiến độ hợp đồng
Hạch toán các khoản tiền thưởng đột xuất:
Các khoản tiền thưởng đột xuất như tiền thưởng cho công nhân có thành tích xuất sắc phải được chi trả từ quỹ khen thưởng của công ty, không được hạch toán vào chi phí nhân công trực tiếp, không được đồng nhất với những khoản lương thưởng thường xuyên.
Khi có những khoản tiền thưởng đột xuất, kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 353
Có Tk 334
Thành lập quỹ lương dự trữ
Về các khoản phải trả cho công nhân viên hiện tại Công ty không thành lập quỹ và trích trước. Như vậy, trong trường hợp kinh doanh thua lỗ hoặc ngừng sản xuất thì các khoản phải thanh toán với công nhân viên được trích từ nguồn vốn kinh doanh. Như vậy, sẽ ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của Công ty. Theo em, công ty nên thành lập quỹ lương dự trữ để trả cho công nhân viên khi hoạt động kinh doanh bị thua lỗ hoặc ngừng sản xuất. Theo điểm c, điều 2.5, mục IV, phần C Thông tư 130/2008/TT – BTC ngày
26/12/2008 về thuế thu nhập doanh nghiệp quy định về chi phí tiền lương không được trừ khi tính thu nhập chịu thuế như sau: “Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao dộng nhưng hết hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi, trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm liền kế nhằm đảm bảo việc trả lương không bị gián đoạn và không được sử dụng vào mục đích khác. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quy định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện”. Như vậy, công ty có thể trích lập quỹ tiền lương dự phòng không quá 17% quỹ lương thực hiện. Mức dự phòng do Tổng giám đốc, giám đốc quyết định sau khi có ý kiến của phòng tổ chức hành chính công ty