Kế toán thuế GTGT đầu ra

Một phần của tài liệu Kế toán bán hàng và công nợ phải thu tại Công ty Cổ Phần Thương mại Nghệ An (Trang 32)

* Khái niệm thuế GTGT

Giá trị gia tăng là giá trị tăng thêm của một sản phẩm, hàng hóa dịch vụ do cơ sở sản xuất, chế biến, thương mại hoặc dịch vụ (gọi chung là cơ sở kinh doanh) tác động vào nguyên vật liệu thô hay hàng hóa, dịch vụ mua vào làm cho giá trị của chúng tăng thêm. Nói cách khác, đây là số chênh lệch giữa giá đầu ra và giá đầu vào do cơ sở kinh doanh tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Hay đó là phần giá trị tăng thêm của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phát triển trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng

Từ khái niệm về GTGT, chúng ta có thể có khái niệm về thuế GTGT như sau: Thuế GTGT là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Có hai phương pháp tính thuế GTGT đó là: Phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT.

Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế thì phần thuế GTGT được hạch toán riêng khỏi doanh thu và được xác định:

Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào

Trong đó: Thuế GTGT

đầu vào =

Tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ

Thuế GTGT

đầu ra =

Giá trị chịu thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra x

Thuế suất, thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó Trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT số thuế GTGT phải nộp được xác định như sau:

Số thuế GTGT

phải nộp =

GTGT của hàng hóa dịch

vụ chịu thuế GTGT x

Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ tương ứng Trong đó: GTGT của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT =

Giá thanh toán của dịch vụ hàng hóa

bán ra

-

Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào

tương ứng

Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra là giá thực tế mua, bán ghi trên hoá đơn gồm cả thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng, bên mua phải trả.

* Chứng từ sử dụng: Hóa đơn GTGT

TK 3331 “Thuế GTGT”. Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT đã khấu trừ, số thuế GTGT đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

Kết cấu TK 3331: Bên Nợ:

- Phản ánh số thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ

- Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, hàng bán bị giảm giá - Số thuế GTGT được khấu trừ vào số phải nộp

- Số thuế GTGT đã nộp vào Ngân sách Nhà nước Bên Có:

- Phản ánh số thuế GTGT đầu ra phải nộp - Số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp Số dư Có: Phản ánh số thuế GTGT còn phải nộp

TK 3331 có thể có số dư Nợ trong trường hợp doanh nghiệp nộp thuế GTGT lớn hơn số phải nộp.

* Trình tự hạch toán

Sơ đồ 1.13. Trình tự hạch toán thuế GTGT đầu ra

(1) TK 511,512 TK 511,512 TK 111,112,131 (2) (4) TK521,531,532 (3) (5) (6) TK 711 (7) Ghi chú:

(1) Thuế GTGT đã được khấu trừ

(2) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

(3) Thuế GTGT phải nộp

(4) Thuế GTGT của hàng bán trả lại, giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại

(5) Doanh thu hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại

(6) Thuế GTGT đã nộp Ngân sách Nhà nước

(7) Thuế GTGT phải nộp được giảm.

Một phần của tài liệu Kế toán bán hàng và công nợ phải thu tại Công ty Cổ Phần Thương mại Nghệ An (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w