6. Bố cục của luận văn
4.1.4 Về đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Đối với ngành du lịch, lao động trong lĩnh vực dịch vụ lƣu trú, ăn uống và vui chơi giải trí chiếm 98% lực lƣợng lao động trong toàn ngành; lực lƣợng lao động trong lĩnh vực lữ hành và vận chuyển khách du lịch chiếm vị trí không đáng kể. Trong tƣơng lai hai dịch vụ này có phát triển thì cũng không chiếm một số lƣợng lớn nguồn nhân lực du lịch và không giải quyết nhiều lao động cho địa phƣơng. Chính vì vậy, các doanh nghiệp du lịch cần phải nắm bắt và dự báo đƣợc nguồn nhân lực trong tƣơng lai để có kế hoạch sử dụng đúng và hợp lý.
Căn cứ vào số lƣợng phòng khách sạn hiện tại và số lƣợng phòng khách sạn dự báo trong tƣơng lai, ngành du lịch Nghệ An cần(ở mức trung bình) 1 phòng từ 1,5 – 1,6 lao động trực tiếp, còn lao động gián tiếp là 1lao đông gián tiếp tƣơng ứng với 2,2 lao động gián tiếp. Nhƣ vậy, để đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch trong
tƣơng lai thì đến năm 2010 Nghệ An cần 49.262 lao động trong du lịch(trong đó lao động trực tiếp trong các doanh nghiệp du lịch là 15.394 ngƣời), năm 2015 là 132.074 ngƣời và năm 2020 là 310.876 lao động.
Để đạt đƣợc con số đó ngành du lịch Nghệ An cũng nhƣ các doanh nghiệp cần phải có các giải pháp nhƣ:
- Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực theo đúng chuyên môn nghiệp vụ, định mức chủ tiêu hợp lý về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng.
- Mở các lớp đào tạo mới, đào tạo lại nguồn lực đã có, mở các lớp đào tạo ngắn hạn cho lực lƣợng lao động gián tiếp trong ngành.
- Có chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ và tay nghề cao về làm việc tại tỉnh nhà.
- Phối hợp thƣờng xuyên với Tổng cục Du lịch và các cơ sở đào tạo nhân lực trong và ngoài nƣớc hàng năm tổ chức các lớp học tập và trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ.
- Nâng cao trình độ quản lý và chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý du lịch ; đồng thời trang bị chuyên ngành và trình độ ngoại ngữ.