6. Bố cục của luận văn
2.2.2. Các điểm du lịch tiêu biểu
2.2.2.1 Khu du lịch Kim Liên – Nam Đàn
Đất và con ngƣời Nam Đàn , cùng truyền thống đấu tranh bất khuất chống mọi lực lƣợng hắc ám , với văn hóa vật thể và phi vật thể mà nhân dân Nam Đàn đã xây dƣ̣ng , sáng tạo , lƣu truyền qua các thời kỳ lịch sử , đã đƣợc kết tinh lại trên mảnh đất này và lƣu truyền qua các thế hệ.
Kim Liên là nơi sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại . “Ba gian nhà trống nồm đƣa võng” (Tố Hƣ̃u), trong căn nhà nhỏ , dƣới lũy tre xanh , nền nhà, sân phơi, lối ngõ , đƣờng làng ,...còn in dấu chân của Bác trong những ngày còn là cậu bé Nguyễn Sinh Cung.
Cách thành phố Vinh khoảng 15 km, theo tỉnh lộ 49. Đây là khu di tích về quê hƣơng, gia đình và thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gồm nhiều điểm di tích: nơi sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh ở quê ngoại là làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, Nam Đàn; khu mộ bà Hoàng Thị Loan; núi Chung và nhiều di tích khác đã gắn liền với tuổi thơ của Ngƣời.
Cách làng Hoàng Trù 2km, đi theo con đƣờng Liên hƣơng du khách sẽ tới làng quê thanh bạch và ngát hƣơng sen lan tỏa cả một vùng quê rộng lớn , đó là làng Sen, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trải qua thời niên thiếu.
Khu mộ bà Hoàng Thị Loan – thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh
Nằm trên núi Động Tranh trong dãy núi Đại Huệ thuộc xã Nam Giang , huyện Nam Đàn, từ chân núi Động Tranh đi khoảng 300 bậc sẽ tới phần mộ của bà Hoàng Thị Loan, thân mẫu của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
2.2.2.2 Núi Dũng Quyết và Phượng Hoàng Trung Đô
Suốt chiều dài phát triển của dân tộc, nhiều biến cố lịch sử trọng đại đã để lại những dấu ấn lịch sử đậm nét, giàu chất sử thi, tạo nên một địa điểm văn hóa du lịch
hấp dẫn, thú vị. Núi Dũng Quyết và Phƣợng Hoàng Trung Đô thời vua Quang Trung ở vùng Bến Thủy, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An là một địa điểm nhƣ vậy.
Đáng để cho nhân dân Xứ Nghệ tự hào về lịch sử kỳ thú trên mảnh đất này. Núi Dũng Quyết có 4 chi: Long Thủ (đầu Rồng), Phƣợng Dực (cánh Phƣợng), Kỳ Lân (con Mèo) và Quy Bối (con Rùa). Ngƣời xƣa gọi địa thế nơi đây là đất tứ linh, bởi có đủ Long, Ly, Quy, Phƣợng. Đỉnh cao nhất cao 101,50m, đỉnh thấp nhất 53,50m. Dòng sông Lam nhƣ một con Thanh Long (Rồng Xanh) khổng lồ, chảy từ thƣợng ngàn về đây uốn mình vòng quanh phía đông nam chân núi Dũng Quyết, tạo nên một khu vực thiên nhiên có phong cảnh đẹp độc đáo.
2.2.2.3 Hệ thống bảo tàng Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh
Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh (XVNT) đƣợc thành lập ngày 15/01/1960, trong nội Thành cổ, trên đƣờng Đào Tấn, cắt giữa hai đƣờng chính Quang Trung. Phía trƣớc nhà Bảo tàng XVNT có bia dẫn tích - nơi Bác Hồ nói chuyện với cán bộ và nhân dân Nghệ An khi ngƣời về thăm quê năm 1957 và sân vận động Thành phố Vinh. Phía sau nhà bảo tàng có hào sâu bao quanh. Bên phải là cửa Tả, bên trái có cửa Hữu của thành cổ Vinh.
Ngoài các hiện vật, hình ảnh gốc, chứng minh cho phong trào từng địa phƣơng, tại Bảo tàng XVNT, khách tham quan còn đƣợc xem các sƣu tập hiện vật nhƣ: sƣu tập những chiếc trống dùng trong đấu tranh, sƣu tập ấn loát, sƣu tập vũ khí, sƣu tập các con triện, sƣu tập các hiện vật nuôi dấu cán bộ... Trong quá trình xem tƣ liệu lịch sử, khách tham quan còn đƣợc giới thiệu diễn biến phong trào qua sa bàn điện.
Bảo tàng Quân khu 4
Bảo tàng quân khu IV đƣợc thành lập ngày 22/12/1966. Tại bảo tàng, phần diện tích mặt bằng của 6 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế chiếm khoảng 2.180m2. Phần diện tích trƣng bày trong bảo tàng chiếm khoảng 2.000m2, còn lại là kho bảo quản và các hoạt động văn hoá khác gần 2.500m2
.
Phần trƣng bày ngoài trời có diện tích 500m2, gồm những hiện vật thể khối lớn nhƣ máy bay, tên lửa, pháo của quân và dân quân khu IV đã lập nhiều chiến công
xuất sắc cùng với các chiến lợi phẩm thu đƣợc của địch trong các chiến dịch nhƣ Đƣờng 9 Khe Sanh, thành cổ Quảng Trị (1972), tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, tổng tiến công nổi dậy Xuân 1975, giải phóng Thừa Thiên Huế, giải phóng miền Nam thống nhất đất nƣớc. Ngoài ra còn nhiều hiện vật, hình ảnh nói lên các hoạt động và chiến công của quân và dân quân khu IV trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay.
Bảo tàng tổng hợp Nghệ An
Bảo tàng tổng hợp Nghệ An đặt trên nền đất nội thành cổ Nghệ An, nằm cạnh Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh. Phần trƣng bày đƣợc xây dựng gần đây.
Bảo tàng Tổng hợp giới thiệu toàn bộ đất nƣớc, con ngƣời, lịch sử, văn hoá và các hoạt động liên tục và tiêu biểu nhân dân Nghệ An từ xƣa đến nay. Bảo tàng lƣu giữ nhiều hiện vật đƣợc khai quật trên đất Nghệ An: di chỉ khảo cổ Làng Vạc, di chỉ văn hoá Quỳnh Văn.
Bảo tàng đã trƣng bày khá chi tiết về quá trình hình thành và phát triển của cƣ dân Nghệ An trong suốt thời kỳ lịch sử từ ngƣời Việt cổ còn lƣu lại. Khi đến với Bảo tàng tổng hợp Nghệ An, du khách nhƣ đƣợc đi gần khắp 19 huyện, thị và sống lại lịch sử hàng chục vạn năm của Nghệ An.
2.2.2.4 Các khu di tích lưu niệm danh nhân và di tích cách mạng. Khu di tích vua Mai Hắc Đế
Khu di tích vua Mai Hắc Đế nằm ở ven sông Lam, thuộc địa phận thị trấn Nam Đàn (huyện Nam Đàn), cách thành phố Vinh khoảng 22km về phía tây. Từ thị trấn Nam Đàn theo đƣờng 15A, đến bờ đê đi tiếp khoảng 500m.
Để tƣởng nhớ công ơn Vua Mai Hắc Đế - vị anh hùng có công đánh đuổi giặc Đƣờng, lập nên nhà nƣớc Vạn An độc lập ở thế kỷ 8, một ngôi đền đã đƣợc lập để thờ ông tại đúng vùng đất ông đã lập căn cứ địa của nghĩa quân Vua Mai thuở trƣớc. Tại khu di tích này có 3 hạng mục là đền Vua Mai, mộ Vua Mai (cách đền khoảng 3km) và mộ mẹ Vua Mai.
Nhà lưu niệm cụ Phan Bội Châu
Nhà lƣu niệm cụ Phan Bội Châu đƣợc xây dựng trên một khoảng đất bằng phẳng có diện tích 1.824m2
tại thị trấn Nam Đàn, cách thành phố Vinh 20km về phía Tây bắc. Trên đó có ngôi nhà chính và ngôi nhà ngang của cụ Phan Bội Châu.
Năm 1967, nhân kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của cụ, ngôi nhà xƣa của cụ ở làng Đan Nhiệm đã đƣợc tôn tạo lại trở thành khu di tích phục vụ du khách đến thăm viếng, chiêm ngƣỡng.
Khu di tích này còn lƣu lại đƣợc bộ tràng kỷ bằng tre, giá sách bằng gỗ và những cuốn sách học chữ của cụ Phan thời niên thiếu.
Nhà lưu niệm đồng chí Lê Hồng Phong
Đồng chí Lê Hồng Phong, nguyên uỷ viên quốc tế cộng sản, nguyên Tổng bí thƣ Ban chấp hành Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ 1932 - 1939.
Khu nhà lƣu niệm nằm trên một vùng đất rộng 2.600m2, 4 hƣớng là dân cƣ bao bọc, làng xóm ẩn mình trong những luỹ tre xanh - một làng quê điển hình của nông thôn Việt Nam. Ngôi nhà đƣợc ông Cửu Soạn (thân sinh của đồng chí Lê Hồng Phong) làm trƣớc năm 1900, ngoảnh ra hƣớng Đông - Nam. Khu nhà đƣợc chia thành 2 phần, ngôi nhà lớn và nhà ngang (còn gọi là nhà bếp). Nơi đây đã chứng kiến tuổi thơ và những bƣớc trƣởng thành của đồng chí Lê Hồng Phong. Chính quê hƣơng đã hun đúc nên tinh thần cách mạng và yêu nƣớc của đồng chí Lê Hồng Phong.
Với ý nghĩa đó, ngôi nhà lƣu niệm của đồng chí Lê Hồng Phong đƣợc nhà nƣớc xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn hoá cấp quốc gia.
2.2.2.5 Lễ hội Lễ hội đền Cờn
Đền Cờn tọa lạc tại làng Phƣợng Cần , xã Quỳnh Phƣơng, huyện Quỳnh Lƣu. Đền nằm sát cửa biển Lạch Cần.
Từ đƣờng quốc lộ 1A đến địa phận xã Quỳnh Dị, huyện Quỳnh Lƣu, đi về phía Đông khoảng 3km, bên bờ sông Lạch Quèn.
Đền Cờn là một trong bốn đền thiêng liêng nhất ở Nghệ An: “Nhất Cờn, nhì Quả, Bạch Mã, Chiêu Trƣng”, đƣợc Bộ văn hoá - thông tin xếp hạng di tích lịch sử văn hoá quốc gia năm 1993.
Lễ hội đền Cờn là một lễ hội vùng của tỉnh Nghệ An , đền thờ đức Thánh Mẫu, tứ vị thánh Nƣơng . Lễ hội đền Cờn mở từ ngày 15 tháng chạp đến 30 tháng giêng âm lịch hàng năm. Nay đƣợc tổ chức trong ba ngày 19- 20-21 tháng giêng âm lịch hàng năm.
Lễ hội đền Cuông
Đền Cuông toạ lạc tại núi Mộ Dạ , xã Diễn Trung, huyện Diễn Châu, cách trung tâm thành phố Vinh khoảng 30km về phía Bắc. Đền nằm cạnh quốc lộ 1A.
Đền Cuông là một công trình kiến trúc đẹp, vững chắc nằm trên sƣờn núi Mộ Dạ với rừng thông bạt ngàn. Sau núi là biển cả mênh mông, ngày đêm rì rào sóng vỗ. Dƣới chân núi phía Bắc là biển Cửa Hiền, nơi có huyền thoại khi An Dƣơng Vƣơng cùng đƣờng, thần Kim Quy đã hiện lên rẽ nƣớc, đƣa Ngài về cõi vĩnh hằng, nơi có miếu mộ của nàng công chúa Mỵ Châu.
Đền Cuông hiện có nhiều di vật quí: trống, chiêng, tƣợng thờ... và các tƣ liệu bằng chữ Hán trên các bức hoành phi, câu đối với nội dung ghi nhớ công đức vua Thục An Dƣơng Vƣơng.
Lễ hội đền Cuông diễn ra từ ngày 14 - 15 tháng 2 âm lịch.
Lễ hội đền Quả Sơn
Đền Quả Sơn thuộc địa phận làng Miếu Đƣờng , xã Bồi Sơn, huyện Đô Lƣơng, cách trung tâm thành phố Vinh khoảng 70km về phía Tây Bắc.
Đền tọa lạc dƣới chân núi Quả Sơn nên mang tên Quả Sơn. Đền Quả Sơn đƣợc xếp là một trong bốn đền lớn nhất xứ Nghệ:
“ Nhất Cờn, nhì Quả, Bạch Mã, Chiêu Trưng"
Đền đƣợc xây dựng từ đầu thế kỷ XI. Sau đó đƣợc trùng tu và nâng cấp nhiều lần. Đền có quy mô lớn gồm ba toà chính điện (Thƣợng, Trung, Hạ điện), tả vu, hữu vu, lầu ca vũ, nhà hoả, nhà canh, tam quan. Đền thờ Uy Minh Vƣơng Lý Nhật Quang - con trai thứ 8 của vua Lý Công Uẩn - ngƣời sáng lập ra triều nhà Lý năm 1009.
Lẽ hội đền Quả Sơn diễn ra trong ba ngày 19-20-21 tháng giêng âm lịch hàng năm.
Lễ hội đền đức ông Hoàng Mười
Đền và mộ ông Hoàng Mƣời thuộc xã Hƣng Thịnh , huyện Hƣng Nguyên. Cách trung tâm thành phố Vinh khoảng 10km. Từ trung tâm thành phố Vinh, đến gần cầu Bến Thuỷ rẽ phải (hoặc theo đƣờng quốc lộ 1A đoạn TP Vinh, địa phận xã Hƣng Thịnh - Hƣng Nguyên, rẽ phải 100m).
Đền gồm có thƣợng điện, trung điện và hạ điện. Toà thƣợng điện có 3 gian, gian bên trái thờ Song Đồng Ngọc Nữ, gian bên phải thờ Thái bảo Phúc Quận Công và Phụ quốc Thƣợng tƣớng quân. Gian chính giữa thờ một danh tƣớng nhà Lê, gốc ở tỉnh Nghệ An đƣợc tôn vinh thành Thái uý Vĩ quốc công - Đức thánh Hoàng Mƣời. Ông trở thành vị thần chính thờ ở đền.
Mộ Ông Hoàng Mƣời nằm cách đền gần 100m về phía đông.
Lễ hội đền Đức Hoàng Mƣời tổ chức hàng năm vào ngày 10 tháng 10 âm lịch.
2.2.2.6 Công viên – khu vui chơi giải trí Công viên Trung tâm
Công viên trung tâm thành phố Vinh toạ lạc tại vị trí trung tâm thành phố, phía Đông Bắc là quảng trƣờng Hồ Chí Minh tựa lƣng vào giữa đồi nhân tạo cao khoảng 15m. Bên trong là hồ chứa nƣớc, ở giữa là đảo nhân tạo. Công viên trung tâm đƣợc xây dựng với mục đích đáp ứng nhu cầu vui chơi tham quan giải trí, sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao và phát triển du lịch của địa phƣơng, thu hút khách du lịch trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài đến với Nghệ An.
Tổng diện tích của khu vực là 258.980 m2
đƣợc phân thành 5 khu A, B, C, D, E đƣợc nối với nhau bằng hệ thống giao thông trực tuyến .
Tượng đài Bác và Quảng trường Hồ Chí Minh
Tƣợng đài Bác Hồ và Quảng trƣờng Hồ Chí Minh đƣợc khởi công xây dựng vào ngày 19/5/2000 và khánh thành vào ngày 19/5/2003. Công trình đƣợc xây dựng nhằm đáp ứng nguyện vọng nguyện vọng tha thiết của nhân dân Nghệ An cũng nhƣ
cả nƣớc, thể hiện tấm lòng kính yêu và đạo lý uống nƣớc nhớ nguồn đối với Bác Hồ.
Đây thực sự là công trình quan trọng của tỉnh Nghệ An, có ý nghĩa to lớn về chính trị, văn hoá, nghệ thuật. Tƣợng đài Bác Hồ đặt tại Công viên trung tâm thành phố Vinh với chủ đề "Bác Hồ với quê hƣơng" bằng chất liệu đá granite Bình Định. Tƣợng đài cao gần 18m. Trong đó bệ và đế tƣợng cao 6m. Tƣợng của Bác cao 11,8m.
Công viên Nguyễn Tất Thành
Nằm trên trục đƣờng Trƣờng Thi và Phan Đăng Lƣu gần quảng trƣờng Hồ Chí Minh, công viên Nguyễn Tất Thành từ lâu đã là địa chỉ quen thuộc của các bạn trẻ trong thành phố Vinh.
Với khuôn viên rộng 8ha, 5 ha mặt đất và 3 ha mặt nƣớc công viên Nguyễn Tất Thành đƣợc thành lập vào ngày 16/10/1985 trực thuộc tỉnh đoàn Nghệ Tĩnh.
Tƣợng đài bác Hồ và tuổi trẻ là biểu tƣợng của công viên Nguyễn Tất Thành, công viên duy nhất đƣợc vinh dự mang tên bác Hồ trên đất nƣớc Việt Nam.
2.2.2.7 Làng nghề truyền thống
Nói đến nghề thủ công là nói đến những nghề dùng tay và cả trí óc nữa tác động vào các nguyên vật liệu nhƣ đá , đất, kim khí, gỗ để làm ra nhƣ̃ng công dùng trong cuộc sống, xuất khẩu và đồ trang trí, lƣu niệm.
Nghề thủ công có thể một ngƣời , một gia đình, một số ngƣời hay một số gia đình trong một làng nào đó làm ra bên cạnh nghề chính là nông nghiệp cũng có thể đó là nghề chính của một làng với bí quyết cổ truyề n tinh xảo và một lớp thợ thủ công chuyên nghiệp . Đối với làng nghề truyền thống này thì có phƣờng , có ông trùm, phó cả. Mặt hàng của họ là nhƣ̃ng sản phẩm hàng hóa đƣợc trao đổi buôn bán ở nhiều vùng , ở các đô thị , thậm chí xuất khẩu ra nƣớc ngoài hoặc làm hàng lƣu niêm bán cho khách du lịch khi đi tham quan du lịch . Nhƣ̃ng làng ấy, ít nhiều đã trở thành địa danh của một nghề thủ công cổ truyền , đƣợc nhiều ngƣời biết đến , đã đi vào ca dao tục ngƣ̃, trở thành di sản của văn hóa dân gian.
Ở Nghệ An , cũng có nhiều ngƣời làm nghề thủ công và nhiều làng nghề thủ công tƣ̀ miền núi đến miền xuôi, tƣ̀ trong lịch sƣ̉ cả trăm năm đến nay.