Khái quát chung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của một số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tại Hà Nội (Trang 49)

5. Bố cục đề tài

2.1.1. Khái quát chung

Hà Nội là trung tâm kinh tế văn hóa chính trị của cả nước đồng thời cũng là nơi tập trung rất nhiều các các điểm tham quan nổi bật và đặc sắc. Với lợi thế là đầu mối giao thông huyết mạch của cả nước với đầy đủ cơ sở hạ tầng vật chất về đường hàng không, đường bộ, đường thủy…Hà Nội là điểm đến của nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Lượng khách du lịch quốc tế đến Hà Nội chiếm khoảng 30% lượng khách đến Việt Nam, khách du lịch nội địa đến Hà Nội ở vị trí hàng đầu cả nước. Hà Nội còn là trung tâm tiếp nhận và phân phối khách du lịch đến các vùng du lịch phía Bắc và các vùng, miền khác trên lãnh thổ Việt Nam cũng như tới các nước trong khu vực. Trong số khách du lịch quốc tế đến Thủ đô mục đích du lịch chiếm khoảng 70%, còn lại là các đối tượng khách thăm thân và khách công vụ. Khách quốc tế đến Hà Nội ngày càng tăng, lượng khách hàng năm tăng trung bình từ 18- 20%. Năm 2008, Hà Nội đón 1,3 triệu lượt; năm 2009 do khủng hoảng kinh tế toàn cầu và các dịch bệnh lượng khách là 1,02 triệu lượt; năm 2010 với sự kiện Đại lễ kỷ niệm 1000 ngìn năm Thăng Long – Hà Nội và Năm Du lịch Quốc gia, lương khách đên Hà Nội tăng mạnh, tổng số trên 1,7 triệu lượt; Năm 2011 đón 1,84 triệu lượt khách quốc tế. Năm 2012, Hà Nội đón trên 2 triệu lượt khách du lịch quốc tế.

Thị trường khách du lịch nội địa đến Hà Nội cũng chiếm tỷ trọng lớn hàng đầu cả nước, với lượng khách trung bình hàng năm chiếm trên 20 % tổng lượng khách du lịch nội địa của Việt Nam. Năm 2002, Hà Nội đón 2,8 triệu lượt, đến năm 2009 đã đón được 9,2 triệu lượt, năm 2010 đã đón được 10,6 triệu lượt, năm 2011 đạt 11,6 triệu lượt và 2012 ước đạt trên 12 triệu lượt khách. Khách du lịch nội địa đến Hà Nội với nhiếu mục đích khác nhau và từ khắp các Tỉnh thành của cả nước, trong đó khách đến Hà Nội với mục đích du lịch thuần thuý, đi công tác, thăm thân và chữa bệnh là chủ yếu. [Nguồn : Sở

Văn hóa – Thể thao và Du lịch Hà Nội:

http://hanoitourism.gov.vn/Article/188/Tong-quan-du-lich-Ha-Noi.html]. Với những điều kiện thuận lợi về kinh tế - tự nhiên và nguồn khách như vậy, Hà Nội là nơi tập trung số lượng lớn các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đa dạng về quy mô và loại hình kinh doanh. Trên địa bàn Hà Nội có gần 500 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và gần 500 doanh nghiệp lữ hành nội địa, có khoảng 50 doanh nghiệp và hộ cá thể kinh doanh vận chuyển khách du lịch. Số liệu thống kê chính xác từ Vụ lữ hành – Tổng cục Du lịch cho biết tính đến tháng 5 năm 2012, số lượng doanh nghiệp lữ hành quốc tế tập trung tại Hà Nội là 452 doanh nghiệp. Trong đó có 3 doanh nghiệp nhà nước, 271 doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn, 173 công ty cổ phần, 4 công ty liên doanh, 1 doanh nghiệp tư nhân. So sánh với số lượng 353 doanh nghiệp tập trung tại thành phố Hồ Chí Minh, có thể thấy Hà Nội là địa phương tập trung nhiều doanh nghiệp lữ hành nhất trên cả nước (Nguồn : Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch).

Các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội có nhiều quy mô đa dạng khác nhau. Có những doanh nghiệp nhỏ chỉ có từ 3-5 người, nhưng cũng có những doanh nghiệp có đến hàng trăm nhân viên. Một số doanh nghiệp lữ

kê trong danh sách 10 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế hàng đầu Việt Nam năm 2011 có thể kể đến như : Công ty TNHH MTV Dịch vụ Lữ hành Saigontourist; Công ty TNHH Du lịch Exotissimo – Cesais; Công ty TNHH MTV Du lịch và Tiếp thị GTVT Việt Nam – Vietravel; Công ty TNHH MTV Du lịch Trâu Việt Nam; Công ty cổ phần Du lịch Việt Nam – Hà Nội. Ngoài ra, còn có Công ty Lữ hành Hà Nội Tourist cũng là một công ty lữ hành rất lớn trên địa bàn Hà Nội và được vinh danh Top ten doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa hàng đầu Việt Nam. Bên cạnh những tên tuổi lớn và quy mô như vậy, Hà Nội cũng là địa điểm hoạt động của những doanh nghiệp lữ hành vừa và nhỏ với số lượng nhân viên dao động từ 10 – 50 nhân viên. Những doanh nghiệp này chiếm tỷ lệ lớn trong số doanh nghiệp lữ hành tại Hà Nội. Tuy không quá quy mô, nhưng vẫn có nhiều doanh nghiệp lữ hành vừa và nhỏ hoạt động rất hiệu quả vì biết đặt trọng tâm vào đúng những thị trường khách mục tiêu của riêng mình.

Địa điểm trụ sở, văn phòng của các doanh nghiệp lữ hành Hà Nội thường tập trung tại phần trung tâm thành phố (9 quận nội thành). Trong đó khu vực trung tâm quận Hoàn Kiếm - khu vực phố cổ Hà Nội là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp có đối tượng khách hàng mục tiêu là những du khách nước ngoài đến Việt Nam. Các doanh nghiệp lữ hành có đối tượng khách mục tiêu là khách Việt Nam đi du lịch trong nước/nước ngoài thường có xu hướng đặt văn phòng tại các tuyến phố trung tâm của thành phố Hà Nội (nhưng không phải là khu vực phố cổ).

Cũng như đặc điểm của phần lớn các doanh nghiệp lữ hành, phạm vi kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành tại Hà Nội rất rộng, trải dài từ các điểm du lịch trong nước đến các danh thắng du lịch nước ngoài xa xôi như tại Đông Nam Á, Châu Âu, Châu Mỹ…Đây cũng là một đặc điểm kinh doanh

của doanh nghiệp là kết nối tất cả dịch vụ của các nhà cung ứng tại các điểm đến khác nhau để tạo thành một gói tour hoàn chỉnh cho du khách. Do vậy doanh nghiệp lữ hành nói chung và doanh nghiệp lữ hành Hà Nội có mối liên kết và ảnh hưởng chặt chẽ với các đối tác và cộng đồng địa phương trên khắp các điểm đến.

Về công tác thực hiện TNXH của các doanh nghiệp lữ hành tại Hà Nội, có thể thấy ngoài những hoạt động về kinh doanh, các doanh nghiệp lữ hành cũng rất quan tâm tới các hoạt động liên quan đến TNXH như xây dựng các chính sách nội bộ, hướng tới phát triển du lịch bền vững, hợp tác lâu dài với các đối tác, tham gia các hoạt động từ thiện của xã hội. Có thể chưa thực sự nhận thức đầy đủ về TNXH nhưng ban lãnh đạo của các công ty lữ hành tại Hà Nội vẫn chú trọng tới những việc này và coi đây là những nhân tố cơ bản giúp củng số sức mạnh bên trong của doanh nghiệp và xây dựng hình ảnh tốt cho doanh nghiệp. Tuy nhiên việc triển khai TNXH của các doanh nghiệp lữ hành tại Hà Nội chưa mang tính toàn diện mà phần lớn mới chỉ đề cập đến một phần trong tổng thể nội dung của TNXH cho nên hiệu quả chưa thực sự cao. Bên cạnh đó, ngoài những thể hiện tích cực, thực tế vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế trong hoạt động của các công ty lữ hành. Thực tế sau rà soát cũng cho thấy còn nhiều các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành thiếu nghiêm túc trong chấp hành các quy định của pháp luật, không thông báo thời điểm, tình hình hoạt động kinh doanh; hoạt động lộn xộn, chụp giật, lừa đảo, ép giá khách du lịch...

Như đã đề cập ở trên, trong số các doanh nghiệp lữ hành tại Hà Nội, tác giả đã chọn bốn doanh nghiệp tiêu biểu để tiến hành nghiên cứu về thực trạng thực hiện TNXH : Công ty TNHH TM DV ĐT Công đoàn NHCT VN (Vietinbank Travel), Công ty Lữ hành Sài Gòn Tourist, Công ty TNHH Lữ

đoàn Giao thông vận tải (Sun Travel). Đây là những doanh nghiệp có quy mô, vốn sở hữu, thời gian hoạt động và đối tượng khách hàng khác nhau, tác giả hy vọng rằng thông qua bốn doanh nghiệp này có thể đưa ra những nghiên cứu thực tế về việc thực hiện TNXH của các doanh nghiệp lữ hành tại Hà Nội.

Về quy mô : Công ty Lữ hành Sài Gòn Tourist là doanh nghiệp lữ hành lớn nhất trên cả nước với hàng trăm nhân viên trên khắp mọi miền Tổ quốc. Vietnam Today Travel có gần 100 nhân sự tại Việt Nam và các Văn phòng đại diện tại nước ngoài. Sun Travel có khoảng 30 CBCNV tại Hà Nội và một số Văn phòng Đại diện. Trong khi đó, Vietinbank Travel là doanh nghiệp mới thành lập, chỉ có 18 Cán bộ nhân viên.

Về thời gian hoạt động : Sài Gòn Tourist có 39 năm hoạt động trong ngành Lữ hành, Sun Travel có chính thức 10 năm thành lập và hoạt động, Vienam Today Travel có 8 năm và Vietinbank Travel là một đơn vị tân binh khi mới chỉ có 4 năm bước vào lĩnh vực kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Về vốn sở hữu : Saigon Tourist và Sun Travel là doanh nghiệp có vốn sở hữu do Nhà nước nắm giữ, Vietnam Today Travel là doanh nghiệp tư nhân 100%, trong khi đó Vietinbank Travel lại thuộc quyền của một Ngân hàng Thương mại cổ phần.

Về đối tượng khách hàng mục tiêu : Đối tượng khách hàng chính của Sun Travel là khách Việt Nam có nhu cầu đi du lịch trong và ngoài nước. Vietnam Today Travel định hướng tập trung khai thác thị trường khách nước ngoài đi du lịch tại Việt Nam và các nước thuộc vùng Đông Nam Á. Đối tượng khách hàng chính của Vietinbank Travel là khách nội bộ Ngân hàng Công thương đi công tác và du lịch nước ngoài. Saigon Tourist là doanh

nghiệp khai thác tốt được cả hai thị trường, khách Việt Nam đi du lịch và khách nước ngoài du lịch vào Việt Nam.

Dưới đây là một số thông tin chi tiết hơn về bốn doanh nghiệp được nghiên cứu :

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của một số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tại Hà Nội (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)