Thực trạng chung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của một số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tại Hà Nội (Trang 58)

5. Bố cục đề tài

2.2.1.Thực trạng chung

Vững mạnh từ bên trong là điều bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều mong muốn, để đạt được điều đó doanh nghiệp phải có một chính sách quản lý nội bộ tốt. TNXH trong quản lý nội bộ của doanh nghiệp lữ hành được thể hiện qua những khía cạnh chính sau : sự quan tâm của doanh nghiệp đến vấn đề TNXH trong chiến lược phát triển, chính sách đãi ngộ và các chương trình đào tạo kỹ năng cho người lao động, điều kiện làm việc dành cho người lao động, sự minh bạch bên trong nội bộ doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp thực hiện tốt TNXH trong quản lý nội bộ, họ sẽ có một chiến lược phát triển đúng đắn, một đội ngũ nhân viên lành nghề và trung thành cũng một môi trường làm việc rất trong sạch.

Chỉ khi doanh nghiệp coi trọng TNXH trong chiến lược phát triển của mình họ mới có thể thực hiện tốt điều này. Thông qua thông tin tìm hiểu và kết quả từ bảng khảo sát được thực hiện với bốn doanh nghiệp lữ hành được lựa chọn, có thể thấy việc thực hiện TNXH trong quản lý nội bộ của các doanh nghiệp này đều được chú tâm. 100% lãnh đạo và nhân viên doanh nghiệp trả lời là vấn đề TNXH “có được quan tâm” hoặc “rất được quan tâm” trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp họ. Trong đó, các vấn đề TNXH đối với cán bộ nhân viên, khách hàng và đối tác được doanh nghiệp quan tâm nhiều nhất, điều này cũng dễ hiểu vì đó là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp hàng ngày với hoạt động và lợi nhuận của doanh nghiệp. Ba vấn đề còn lại :

pháp luật, môi trường và cộng đồng tuy có nhận được ít phần trăm lựa chọn hơn, nhưng đó cũng là những vấn đề ảnh hưởng gián tiếp đến hình ảnh của doanh nghiệp. Khoảng trên dưới 60% nhân viên được hỏi đánh giá trong chiến lược phát triển, doanh nghiệp của họ có quan tâm đến môi trường, cộng đồng. Tỷ lệ này là khoảng 76% đối với những người ở vị trí lãnh đạo. Pháp luật là vấn đề mà người được phỏng vấn nghĩ rằng đó là điều tất yếu mà doanh nghiệp phải tuân theo nên phần lớn họ không nghĩ rằng đó là vấn đề thuộc về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, tỷ lệ lựa chọn pháp luật là thấp nhất. Nhưng vẫn phải đề cập đến một thực trạng là viếc tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp lữ hành đôi khi chưa thật sự nghiêm túc.

Chế độ đãi ngộ là yếu tố rất quan trọng quyết định việc người lao động muốn gắn bó và làm việc trong doanh nghiệp. Chế độ đãi ngộ bao gồm : Chế độ lương thưởng, chế độ nghỉ phép, chế độ bảo hiểm...Trong câu hỏi liên quan đến đánh giá về chế độ đãi ngộ của doanh nghiệp, có một sự khác biệt nhỏ giữa ý kiến của những người quản lý và nhân viên. Các nhà quản lý có ý kiến về chế độ đãi ngộ của công ty nhìn chung tốt hơn so với đánh giá của nhân viên. 53% nhà quản lý đánh giá chế độ đãi ngộ của công ty là “rất hợp lý”, 6% nghĩ rằng còn một số điểm chưa hợp lý và không có ai nghĩ rằng chế độ của công ty dành cho nhân viên chưa hợp lý. Tuy nhiên, lại có đến 20% nhân viên nghĩ rằng chế độ đãi ngộ của công ty họ còn một số điểm chưa hợp lý, 49% đánh giá bình thường và 31% thực sự ủng hộ chế độ của công ty khi sự lựa chọn của họ là phương án rất hợp lý.

Biểu đồ 1 : Biểu đồ minh họa ý kiến nhận xét về chế độ đãi ngộ của công ty giữa lãnh đạo và nhân viên của bốn doanh nghiệp

Việc tổ chức các chương trình đào tạo thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đến việc trau dồi và nâng cao chất lượng nhân lực trong công ty. Câu trả lời trong câu hỏi về tính hiệu quả trong các chương trình đào tạo của các doanh nghiệp hiện nay đánh giá đúng thực trạng đang tồn tại trong chương trình đào tạo của các doanh nghiệp lữ hành. Phần lớn các doanh nghiệp lữ hành có tổ chức các chương trình đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ. Theo thông tin tìm hiểu của tác giả, các chương trình này chủ yếu là về tuyến điểm du lịch, nghiệp vụ hướng dẫn, kỹ năng bán hàng hoặc kỹ năng chăm sóc khách hàng. Nhưng đa số các chương trình này đạt hiệu quả chưa cao. Chỉ 24% lãnh đạo doanh nghiệp có ý kiến cho rằng các chương trình đào tạo của doanh nghiệp rất hiệu quả, trong khi đó 76% đồng quan điểm khi cho rằng các chương trình này có hiệu quả nhưng chưa cao. Về phía nhân viên doanh nghiệp, cũng chỉ có 20% nhận định rằng các chương trình đào tạo của doanh

nghiệp rất hiệu quả, 56% nghĩ rằng hiệu quả chưa cao, 4% trả lời doanh nghiệp của họ không có các chương trình đào tạo. Nhìn chung lãnh đạo doanh nghiệp đã nhận ra những điểm còn tồn tại trong chương trình đào tạo như thiếu tính thực tế, thiếu sự tương tác với người học... và sẽ có những động thái nghiên cứu và tìm hiểu để cải tiến những chương trình này. Nhân viên các doanh nghiệp mặc dù phần lớn chưa thực sự hài lòng với những chương trình đào tạo của doanh nghiệp nhưng họ vẫn ghi nhận những mặt hiệu quả của các chương trình này và kỳ vọng vào những thay đổi mang tính thực tiễn hơn. Về số lượng 7% người trả lời doanh nghiệp không có các chương trình đào tạo phần đông họ thuộc những bộ phận mà doanh nghiệp không có các buổi đào tạo hoặc họ không chú ý đến những buổi đào tạo của doanh nghiệp nên cho rằng không có. Đây cũng là một vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm vì dù ở bộ phận nào thì nhân viên cũng nên có những buổi đào tạo kỹ năng để họ có thể nâng cao khả năng của mình.

Kiến tạo một điều kiện làm việc và môi trường làm việc tốt luôn là một yếu tố quan trọng trong công tác quản lý nội bộ của doanh nghiệp. Phần đông lãnh đạo các doanh nghiệp được phỏng vấn cho rằng điều kiện làm việc của nhân viên doanh nghiệp được trang bị tốt và có 56% nhân viên đồng ý với đánh giá này của người quản lý của họ. Tuy nhiên, vẫn có 35% cho rằng điều kiện làm việc của họ chỉ ở mức độ bình thường và 9% thừa nhận họ thấy điều kiện làm việc của họ không tốt. Việc này cũng khá phổ biến trong các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp lữ hành nói riêng. Người quản lý luôn cho rằng điều kiện làm việc của nhân viên họ đã được trang bị tốt, nhưng vẫn luôn có những nhân viên chưa thực sự hài lòng với điều kiện làm việc của họ. Thực sự, người lãnh đạo doanh nghiệp rất khó có thể tạo ra một môi trường làm việc làm hài lòng tất cả các nhân viên của mình. Việc này đòi hỏi họ phải

đi sâu hơn và chuyên tâm quan sát hơn đến những yếu tố thiết yếu trong điều kiện làm việc để tạo hiệu quả tốt hơn từ phía nhân viên.

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% Tốt Bình thường Không tốt Lãnh đạo Nhân viên

Biểu đồ 2 : Biểu đồ minh họa tỷ lệ nhận xét về điều kiện làm việc giữa lãnh đạo và nhân viên của bốn doanh nghiệp

Về thông tin tài chính của doanh nghiệp, phần lớn đều tin tưởng vào sự minh bạch trong công ty. 47% lãnh đạo đánh giá thông tin doanh nghiệp của họ ở mức tuyệt đối – rất minh bạch, 53% cho rằng thông tin tài chính của họ minh bạch. Đánh giá của nhân viên chia thành nhiều ý kiến khác nhau, ý kiến của họ đưa ra có thể dựa vào vị trí làm việc của họ có liên quan đến vấn đề tài chính doanh nghiệp hoặc họ có thực sự quan tâm đến vấn đề này không? 16% cho rằng thông tin về hoạt động tài chính của doanh nghiệp họ rất minh bạch, 74% đánh giá ở mức minh bạch và 10% cho rằng họ không biết về vấn đề này. Không có ý kiến cho rằng thông tin tài chính của doanh nghiệp họ không minh bạch.

Biểu đồ 3 : Biểu đồ minh họa tỷ lệ nhận xét về thông tin tài chính của doanh nghiệp giữa lãnh đạo và nhân viên của bốn doanh nghiệp

Có khoảng 1/3 nhà quản lý tự tin rằng nhân viên của họ “rất hài lòng” trong câu hỏi đánh giá về sự hài lòng của nhân viên với TNXH của doanh nghiệp, nhưng chỉ có khoảng 1/7 số lượng nhân viên đồng ý với ý kiến này của họ. 36% lãnh đạo và 44% nhân viên có cùng ý kiến khi cho rằng nhân viên hài lòng với TNXH mà họ được hưởng. Thật trùng hợp khi cùng có tỷ lệ 36% lãnh đạo và nhân viên nhận định mức độ hài lòng của nhân viên dừng ở mức “bình thường”. Một tỷ lệ nhỏ 5% nhân viên trả lời là họ “không hài lòng” với TNXH của doanh nghiệp mà họ đang được hưởng.

Phân tích cụ thể hơn về TNXH với bốn doanh nghiệp đang được nghiên cứu, tác giả có những thông số như sau :

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của một số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tại Hà Nội (Trang 58)