Nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp lữ hành

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của một số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tại Hà Nội (Trang 35)

5. Bố cục đề tài

1.4. Nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp lữ hành

TNXH lớn nhất của doanh nghiệp là nghiêm túc thực hiện các quy định và tuân thủ pháp luật của nhà nước. Doanh nghiệp có nghĩa vụ làm theo các nguyên tắc luật định của nhà nước, trong đó bao gồm những nghĩa vụ cơ bản như đóng thuế đúng quy định, góp phần vào sự phồn vinh và phát triển của nước nhà. Tuy nhiên nội dung này không được thể hiện rõ trong định nghĩa và

mô hình mà tác giả căn cứ chọn lựa để phân tích và đây là một nội dung chung cho các doanh nghiệp, không mang tính đặc trưng cho các doanh nghiệp lữ hành nên tác giả sẽ phân tích nội dung về pháp luật kỹ hơn trong các công trình nghiên cứu sau của mình, đi sâu vào Luật du lịch với các doanh nghiệp lữ hành.

Nhìn chung, nội hàm của TNXH bao gồm nhiều khía cạnh liên quan đến ứng xử của doanh nghiệp đối với các chủ thể và đối tượng có liên quan trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp : từ người sản xuất, tiếp thị, tiêu thụ, tiêu dùng đến các nhà cung ứng nguyên liệu, vật liệu tại chỗ, từ đội ngũ cán bộ, nhân viên cho đến các cổ đông của doanh nghiệp. Trong đó, có cả trách nhiệm về bảo vệ tài nguyên, môi trường mà thực chất cũng là có trách nhiệm chung với lợi ích cộng đồng xã hội, bao gồm cả những hoạt động nhân đạo, từ thiện, hoạt động đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước.

Về cơ bản, cách hiểu về TNXH với doanh nghiệp lữ hành du lịch cũng tương ứng như các doanh nghiệp trong các ngành nghề khác, tuy nhiên do đặc thù trong môi trường kinh doanh nên cũng có những điểm khác biệt nhất định. Dưới đây là mô hình do hiệp hội các doanh nghiệp lữ hành TOI (Tour Operator Initiative) đưa ra để người đọc có thể hình dung rõ hơn về các nội hàm của khái niệm TNXH với doanh nghiệp du lữ hành. Mô hình này thể hiện những nội hàm của TNXH với doanh nghiệp lữ hành một cách khá bao quát và dễ tiếp cận.

Mô hình bao gồm 8 yếu tố, tuy nhiên nhận thấy một số yếu tố có những đặc điểm có thể ghép thành một nhóm nên đề tài đã tổng hợp lại các yếu tố này tập trung phân tích chuyên sâu vào 5 nội dung như sau :

 Đào tạo nhân viên, môi trường làm việc tốt : TNXH của doanh nghiệp trong quản lý nội bộ.

 Quan hệ lâu dài với đối tác : TNXH đối với đối tác

 Làm hài lòng khách hàng + Sản phẩm chất lượng : TNXH đối với khách hàng

 Bảo vệ môi trường : TNXH đối với môi trường

 Phát triển cộng đồng + Hỗ trợ người dân địa phương + Giá trị gia tăng : TNXH của doanh nghiệp với cộng đồng.

Sơ đồ 1: Mô hình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp của tổ chức TOI

Khái quát từ mô hình trên, hoạt động TNXH của doanh nghiệp lữ hành sẽ được phản ánh thông qua năm chủ điểm chính là : trách nhiệm quản lý nội bộ, trách nhiệm với dối tác, trách nhiệm với khách hàng, trách nhiệm với cộng đồng, trách nhiệm với môi trường. Đây là những đối tượng phản ánh

Trách nhiệm xã

hội

Đào tạo nhân viên, môi trường

làm việc tốt Sản phẩm Chất lượng Giá trị gia tăng Hỗ trợ người dân địa phương

Quan hệ lâu dài với đối tác Bảo vệ môi trường Làm hài lòng khách hàng Phát triển cộng đồng

được rõ cách thức hoạt động cũng như hiệu quả của doanh nghiệp lữ hành trong việc thực hiện TNXH.

Các phân tích dưới đây trình bày về nội dung TNXH của doanh nghiệp lữ hành thể hiện thông qua năm yếu tố này. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp có một định hướng thị trường và quy mô nên cách thức hoạt động cũng sẽ khác nhau. Các nội dung dưới đây mang tính khái quát cao, các doanh nghiệp lữ hành có thể căn cứ vào tình hình của doanh nghiệp mình để có thể điều chỉnh thành những chính sách riêng, phù hợp với thực tiễn của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của một số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tại Hà Nội (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)