Nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của một số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tại Hà Nội (Trang 30)

5. Bố cục đề tài

1.2.nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm xã hội

Trách nhiệm xã hội không chỉ là một ý tưởng được chào đón về khía cạnh đạo đức, TNXH còn giúp tăng cường sức mạnh của thương hiệu, danh tiếng, sự nhận biết và lòng trung thành. Những người lãnh đạo doanh nghiệp thời nay là những người có tầm nhìn xa trông rộng để hướng tới mục tiêu hoạt

động toàn diện không chỉ giới hạn bởi thặng dư, lợi nhuận kinh tế đơn thuần. Thước đo thành công của họ bắt nguồn từ những tác động mà họ tạo ra đối với nhu cầu xã hội.

Ý nghĩa dài hạn chủ yếu của TNXH là cho chính nội bộ doanh nghiệp như cải thiện quan hệ trong công việc, giảm bớt tai nạn, giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc, tăng năng suất lao động. Ngoài ra, TNXH còn giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong quan hệ với khách hàng và các đối tác, tạo ra ưu thế trong cạnh tranh và thuận lợi trong việc kêu gọi đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài. Diễn giải cụ thể hơn, mỗi doanh nghiệp khi đã tự quyết định một cách tự nguyện về thực hiện trách nhiệm xã hội của mình thì bên cạnh những đóng góp, chi phí vì lợi ích cộng đồng xã hội đương nhiên họ sẽ có những lợi ích riêng trong kinh doanh thông qua các hoạt động. Dưới đây là một số ý nghĩa cụ thể của việc thực hiện TNXH

1.2.1. Giảm chi phí và tăng năng suất

DN có thể tiết kiệm chi phí bằng cách sản xuất sạch hơn. Ví dụ, một DN sản xuất bao bì lớn của Ba Lan đã tiết kiệm được 12 triệu Đô la Mỹ trong vòng 5 năm nhờ việc lắp đặt thiết bị mới, nhờ đó làm giảm 7% lượng nước sử dụng, 70% lượng chất thải nước và 87% chất thải khí. [Nguồn:

http://www.businesslink.gov.uk]

Một hệ thống quản lý nhân sự hiệu quả cũng giúp cắt giảm chi phí và tăng năng suất lao động đáng kể. Lương thưởng hợp lý, môi trường lao động sạch sẽ và an toàn, các cơ hội đào tạo và chế độ bảo hiểm y tế và giáo dục đều góp phần tăng lợi nhuận cho DN bằng cách tăng năng suất lao động, giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ, bỏ việc, và giảm chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới.

Đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương có thể tạo ra một nguồn lao động tốt hơn, nguồn cung ứng rẻ và đáng tin cậy hơn, và nhờ đó tăng doanh thu. Rất nhiều công ty sau khi có được chứng chỉ về TNXH đã tăng được doanh thu đáng kể. Ví dụ, Aserradero San Martin, một công ty sản xuất đồ gỗ ở Bolivia, sau khi có chứng chỉ bảo vệ rừng bền vững (FSC) đã tiếp cận được thị trường Bắc Mỹ và bán sản phẩm với giá cao hơn từ 10-15%. [Nguồn :

http://www.businesslink.gov.uk]

1.2.3. Nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của công ty

TNXH có thể giúp DN tăng giá trị thương hiệu và uy tín đáng kể. Uy tín giúp DN tăng doanh thu, hấp dẫn các đối tác, nhà đầu tư, và người lao động. Những tập đoàn đa quốc gia như The Body Shop (tập đoàn của Anh chuyên sản xuất các sản phẩm dưỡng da và tóc) và IKEA (tập đoàn kinh doanh đồ dùng nội thất của Thụy Điển) là những ví dụ điển hình. Cả hai công ty này đều nổi tiếng không chỉ vì các sản phẩm có chất lượng và giá cả hợp lý của mình mà còn nổi tiếng là các DN có trách nhiệm đối với môi trường và xã hội.

1.2.4. Thu hút nguồn lao động giỏi và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp

Nguồn lao động có năng lực là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm. Ở các nước đang phát triển, số lượng lao động lớn nhưng đội ngũ lao động đạt chất lượng cao lại không nhiều; do vậy việc thu hút và giữ được nhân viên có chuyên môn tốt và có sự cam kết cao là một thách thức đối với các DN. Những DN trả lương thỏa đáng và công bằng, tạo cho nhân viên cơ hội đào tạo, bảo hiểm y tế và môi trường làm việc sạch sẽ có khả năng thu hút và giữ được nhân viên tốt.

Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành là một môi trường phức tạp. Vai trò của các doanh nghiệp lữ hành từ xưa đến nay được đánh giá như một người bán hàng hoặc một nhà sản xuất. Doanh nghiệp lữ hành là nơi kết nối giữa các nhà cung ứng dịch vụ và khách hàng, là nơi nối cung và cầu của một sản phẩm dịch vụ đa dạng. Chính vì vậy đối tượng tiếp xúc của doanh nghiệp lữ hành là rất rộng, đó có thể là các nhà cung ứng dịch vụ vận chuyển, cơ sở lưu trú, ăn uống, dịch vụ bổ sung, chính quyền và cư dân đại phương điểm đến, khách du lịch…Môi trường kinh doanh du lịch là môi trường mang tính xã hội cao, vì không những phải bao quát hoạt động của doanh nghiệp mình mà còn phải chịu trách nhiệm về hoạt động, sản phẩm của các doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp lữ hành phải chịu cả những trách nhiệm trực tiếp và gián tiếp trong hoạt động của mình.

Sản phẩm du lịch cũng là một sản phẩm mang tính đặc thù rất khác so với các sản phẩm khác. Đó là sự kết hợp giữa hai hay nhiều dịch vụ (xe, khách sạn…) của các đối tác khác nhau để để tạo nên một sản phẩm trọn gói – package tour. Đồng thời sản phẩm du lịch mang tính chất vô hình, khách hàng không thể nhìn thấy hay xem trước mà chỉ có thể cảm nhận chất lượng của một kỳ nghỉ du lịch sau khi đã mua tour. Sản phẩm du lịch không có tính lưu kho như các hàng hóa khác, cho nên các doanh nghiệp du lịch (các khách sạn) thường cố bán sản phẩm của mình với giá thấp hơn vào phút cuối.

Nhắc đến môi trường kinh doanh cũng không thể không nhắc tới sự phân chia thành thị trường hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành. Có bốn loại công ty lữ hành chính : những công ty hoạt động du lịch trong thị trường nội địa, công ty gửi khách ra nước ngoài, công ty nhận khách nước ngoài đi du lịch trong nước và những công ty chỉ chuyên phục vụ với những nhu cầu đặc biệt của du khách. Tùy từng loại doanh nghiệp họ có những định hướng

nghiệp nhận khách và gửi khách quốc tế họ còn phải có mối quan hệ với nước ngoài kéo theo những trách nhiệm xã hội phức tạp khác với những đối tác bên đó.

Môi trường kinh doanh lữ hành cũng là một môi trường cạnh tranh rất khốc liệt mà ở đây là sự cạnh tranh về giá. Nhất là với những doanh nghiệp lớn, bên cạnh những đặc quyền đã được đối tác ưu tiên, họ thường chỉ hoạt động với mức lãi suất rất nhỏ từ 2-4 % để có thể giảm giá thành sản phẩm càng nhiều càng tốt. Những doanh nghiệp sở hữu các cơ sở lưu trú hay vận chuyển thường giành được nhiều quyền chủ động hơn trong cuộc cạnh tranh về giá. Ngoài ra các công ty lữ hành cũng hay bán tour đi theo đoàn để có thể giảm giá thành sản phẩm.

Với một môi trường kinh doanh phức tạp như vậy, bản thân các doanh nghiệp lữ hành cũng phải chịu nhiều áp lực về các trách nhiệm của mình. Doanh nghiệp lữ hành không chỉ cần quan tâm đến đời sống người lao động, đóng góp cho cộng đồng địa phương tại công ty mình mà đó còn là trách nhiệm với nhân công của nhà cung ứng và cộng đồng xã hội tại các điểm đến du lịch, nơi chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ các hoạt động du lịch. Còn một trách nhiệm nặng nề khác, đó là các công ty lữ hành có vai trò khá quan trọng trong việc giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống và đảm bảo sự lành mạnh của cộng đồng địa phương tại các điểm du lịch.

Doanh nghiệp lữ hành phải chịu trách nhiệm về sự an toàn, sức khỏe của du khách, tính hợp lý, đạo đức trong việc xúc tiến du lịch tại một địa điểm mới cũng như thiết kế các sản phẩm du lịch mới sao cho vừa hấp dẫn lại vừa không ảnh hưởng đến các giá trị thuần phong mỹ tục hay các quy định luật pháp.

Nhắc đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp lữ hành, một vấn đề luôn được cộng đồng xã hội quan tâm đó chính là tình trạng khai thác yếu tố tình dục trong hoạt động du lịch. Đây không phải là việc làm phổ biến tuy nhiên nó vẫn tồn tại trong một vài điểm du lịch tại Việt Nam và trên thế giới. Các cơ quan hữu quan tại Việt Nam đã rất tích cực để dẹp bỏ tình trạng này. Tuy vậy, việc chấm dứt tình trạng khai thác tình dục trong ngành du lịch là một nhiệm vụ xã hội nặng nề mà các cơ quan nhà nước cũng như chính quyền địa phương và các doanh nghiệp cần khẩn trương chung tay thực hiện. Đối với doanh nghiệp lữ hành, nhiệm vụ định hướng cho du khách không tham gia vào các hoạt đồng như thế này là một việc làm rất thiết thực và nằm trong khả năng thực tế của doanh nghiệp lữ hành.

Nhìn chung vì đặc tính môi trường kinh doanh nên, doanh nghiệp du lịch phải chịu tổng hòa của cả những trách nhiệm trực tiếp và gián tiếp. Trách nhiệm trực tiếp thể hiện khi doanh nghiệp sở hữu những cơ sở vật chất và nhân viên cũng như trong mối quan hệ với các nhà cung ứng dịch vụ. Trách nhiệm gián tiếp của doanh nghiệp được nhìn nhận thông qua chất lượng sản phẩm và điểm đến, nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững tại điểm đến. Chính vì mang tính đặc thù như vậy nên việc áp dụng TNXH là một vấn đề phức tạp và cần sự đầu tư nghiêm túc cả về thời gian và tài chính của các doanh nghiệp lữ hành.

1.4. Nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp lữ hành

TNXH lớn nhất của doanh nghiệp là nghiêm túc thực hiện các quy định và tuân thủ pháp luật của nhà nước. Doanh nghiệp có nghĩa vụ làm theo các nguyên tắc luật định của nhà nước, trong đó bao gồm những nghĩa vụ cơ bản như đóng thuế đúng quy định, góp phần vào sự phồn vinh và phát triển của nước nhà. Tuy nhiên nội dung này không được thể hiện rõ trong định nghĩa và

mô hình mà tác giả căn cứ chọn lựa để phân tích và đây là một nội dung chung cho các doanh nghiệp, không mang tính đặc trưng cho các doanh nghiệp lữ hành nên tác giả sẽ phân tích nội dung về pháp luật kỹ hơn trong các công trình nghiên cứu sau của mình, đi sâu vào Luật du lịch với các doanh nghiệp lữ hành.

Nhìn chung, nội hàm của TNXH bao gồm nhiều khía cạnh liên quan đến ứng xử của doanh nghiệp đối với các chủ thể và đối tượng có liên quan trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp : từ người sản xuất, tiếp thị, tiêu thụ, tiêu dùng đến các nhà cung ứng nguyên liệu, vật liệu tại chỗ, từ đội ngũ cán bộ, nhân viên cho đến các cổ đông của doanh nghiệp. Trong đó, có cả trách nhiệm về bảo vệ tài nguyên, môi trường mà thực chất cũng là có trách nhiệm chung với lợi ích cộng đồng xã hội, bao gồm cả những hoạt động nhân đạo, từ thiện, hoạt động đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước.

Về cơ bản, cách hiểu về TNXH với doanh nghiệp lữ hành du lịch cũng tương ứng như các doanh nghiệp trong các ngành nghề khác, tuy nhiên do đặc thù trong môi trường kinh doanh nên cũng có những điểm khác biệt nhất định. Dưới đây là mô hình do hiệp hội các doanh nghiệp lữ hành TOI (Tour Operator Initiative) đưa ra để người đọc có thể hình dung rõ hơn về các nội hàm của khái niệm TNXH với doanh nghiệp du lữ hành. Mô hình này thể hiện những nội hàm của TNXH với doanh nghiệp lữ hành một cách khá bao quát và dễ tiếp cận.

Mô hình bao gồm 8 yếu tố, tuy nhiên nhận thấy một số yếu tố có những đặc điểm có thể ghép thành một nhóm nên đề tài đã tổng hợp lại các yếu tố này tập trung phân tích chuyên sâu vào 5 nội dung như sau :

 Đào tạo nhân viên, môi trường làm việc tốt : TNXH của doanh nghiệp trong quản lý nội bộ.

 Quan hệ lâu dài với đối tác : TNXH đối với đối tác

 Làm hài lòng khách hàng + Sản phẩm chất lượng : TNXH đối với khách hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Bảo vệ môi trường : TNXH đối với môi trường

 Phát triển cộng đồng + Hỗ trợ người dân địa phương + Giá trị gia tăng : TNXH của doanh nghiệp với cộng đồng.

Sơ đồ 1: Mô hình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp của tổ chức TOI

Khái quát từ mô hình trên, hoạt động TNXH của doanh nghiệp lữ hành sẽ được phản ánh thông qua năm chủ điểm chính là : trách nhiệm quản lý nội bộ, trách nhiệm với dối tác, trách nhiệm với khách hàng, trách nhiệm với cộng đồng, trách nhiệm với môi trường. Đây là những đối tượng phản ánh

Trách nhiệm xã

hội

Đào tạo nhân viên, môi trường

làm việc tốt Sản phẩm Chất lượng Giá trị gia tăng Hỗ trợ người dân địa phương

Quan hệ lâu dài với đối tác Bảo vệ môi trường Làm hài lòng khách hàng Phát triển cộng đồng

được rõ cách thức hoạt động cũng như hiệu quả của doanh nghiệp lữ hành trong việc thực hiện TNXH.

Các phân tích dưới đây trình bày về nội dung TNXH của doanh nghiệp lữ hành thể hiện thông qua năm yếu tố này. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp có một định hướng thị trường và quy mô nên cách thức hoạt động cũng sẽ khác nhau. Các nội dung dưới đây mang tính khái quát cao, các doanh nghiệp lữ hành có thể căn cứ vào tình hình của doanh nghiệp mình để có thể điều chỉnh thành những chính sách riêng, phù hợp với thực tiễn của doanh nghiệp.

1.4.1 Trách nhiệm trong quản lý nội bộ

Để thực hiện TNXH tốt bản thân doanh nghiệp cần phải có ý thức từ bên trong các đường lối chính sách của doanh nghiệp mình.

Tiêu chí hoạt động của doanh nghiệp: Doanh nghiệp cần thể hiện trách nhiệm xã hội thông qua sự trình bày một cách cụ thể các nguyên tắc, quy tắc ứng xử trong các chính sách hoạt động của công ty và các quyết định được đưa ra. Ví dụ như tuân thủ các quy định của pháp luật, định hướng chiến lược hoạt động của công ty theo hướng phát triển bền vững, ủng hộ các hoạt động của cộng đồng điểm đến, tôn trọng văn hóa và di sản địa phương, tham gia các phong trào từ thiện của xã hội…Các chính sách này không cần phải được giới hạn trong các văn bản mà nên được thể hiện qua các hành động thực tiễn của công ty.

Chính sách đối với nhân viên : doanh nghiệp cần tôn trọng các quy định pháp luật về quyền lao động cũng như những nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) trong vấn đề sử dụng người lao động. Doanh nghiệp có trách nhiệm thông tin cho nhân viên về các quyền lợi cơ bản của họ như : thời gian làm việc, điều kiện làm việc, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thai sản, thất nghiệp, chế độ lương thưởng và đãi ngộ...Nhân viên trong doanh

nghiệp có quyền tự do ngôn luận, đòi hỏi các quyền lợi chính đáng của họ cũng như được cung cấp một môi trường lao động lành mạnh. Không có sự phân biệt đối xử giữa các nhân viên trong công ty chỉ vì vấn đề tôn giáo, giới tính hay màu da... mọi người đều được đối xử công bằng. Tuy nhiên trong một vài trường hợp có thể có các chính sách ưu tiên dành cho những đối tượng như người dân bản địa, phụ nữ và các doanh nghiệp tại địa phương. Doanh nghiệp du lịch cần kiên quyết chống đối việc sử dụng lao động trẻ em và nạn khai thác tình dục trẻ em hiện nay vẫn còn đang diễn ra khá nhiều tại các khu du lịch. Cần có các hình thức tuyên truyền, giáo dục và giám sát việc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của một số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tại Hà Nội (Trang 30)