DN vay được vốn được hiểu là DN sử dụng được nguồn vốn từ ngân hàng vào mục đích kinh doanh của DN với một chi phí vốn hợp lý theo quy định của Ngân hàng nhà nước. Thông qua mẫu khảo sát có nhiều nguồn vốn mà DN có thể tiếp cận thông qua các tổ chức chính thức và không chính thức.
* Từ ngân hàng
Có 113 doanh nghiệp trong tổng số 192 đã từng vay vốn ngân hàng tính đến năm 2013 (chiếm 58,85%) và cho biết tất cả điều dễ dàng tái vay vốn khi đáo hạn (100%). Trong 113 doanh nghiệp đã từng vay vốn ngân hàng, có 82 doanh nghiệp vay trong giai đoạn 2011 - 2013 (chiếm 72,57%), số các doanh nghiệp còn lại vay trước năm 2011. Như vậy, có thể nói trong giai đoạn 2011 - 2013 các doanh nghiệp đa số có nhu cầu vay vốn.
Các doanh nghiệp qua khảo sát cho biết điều kiện để vay vốn là phải thế chấp tài sản, hầu hết đó là quyền sở hữu nhà ở hay quyền sủ dụng đất ở. Tình hình vay vốn của doanh nghiệp thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.14 : Tình hình vay vốn ngân hàng của DN trong giai đoạn 2011-2014
Năm Chỉ tiêu
2011 2012 2013
Số tiền đề nghị vay (triệu đồng) 155 153 88 Số tiền được vay (triệu đồng) 134 140 82 Tỷ lệ vay được/đề nghị vay 86,45 91,05 93,18
Từ NHTMQD 22 25 24
Từ NHTMCP 2 4 4
Từ bảng trên ta có nhận xét:
Số tiền vay được so với số tiền đề nghị vay đạt tỷ lệ khá cao và tăng theo từng năm, cụ thể: năm 2011 là 86,45%; năm 2012 là 91,05%; năm 2013 là 93,18%. Điều đó có thể chứng tỏ rằng vốn ngân hàng đáp ứng khá tốt nhu cầu của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp trên cũng cho biết ngân hàng mà họ đã xin vay ở 22 NHTMQD và 02 NHTMCP trong năm 2011, 25 NHTMQD và 04 NHTMCP trong năm 2012 và 24 NHTMQD, 04 NHTMCP trong năm 2013. Như vậy, có thể nói hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần ở Kiên Giang trong giai đoạn 2011 -2013 chưa thật sự lớn mạnh về mạng lưới cung cấp tín dụng. Có 79 DN không vay ngân hàng (chiếm 41,14%). Như vậy, có thể nói đa số các doanh nghiệp sử dụng vốn tự có kinh doanh là chính.
Kết quả khảo sát về nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp tính đến năm 2013 cho thấy:
Có 90 doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn từ ngân hàng, chiếm 46,88% và chủ yếu vay để vay vốn hoạt động sản xuất kinh doanh với 79 doanh nghiệp chiếm 86,67% trong tổng số DN có nhu cầu vay.
Có 102 doanh nghiệp không có nhu cầu vay vốn ngân hàng, chiếm 53,13%. Trong đó, có 64 doanh nghiệp chiếm 62,75% cho rằng không có nhu cầu, 25 doanh nghiệp cho rằng không có tài sản thế chấp chiếm 24,51% và 06 doanh nghiệp chiếm 5,88% cho rằng thủ tục vay quá phức tạp.
- Đánh giá về thứ tự ưu tiên chọn nơi vay vốn : Doanh nghiệp cho biết thứ tự ưu tiên giảm dần như sau: Ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN), ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP), quỹ tín dụng (QTD), bạn bè – người thân (BBNT), người cho vay chuyên nghiệp (NCVCN) và cuối cùng là hụi. Các doanh nghiệp trong mẫu khảo sát chọn nhiều hơn một nơi để vay.
3.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở TP Rạch Giá
Xác định và giải thích mô hình
Đây là một trong các trọng tâm của đề tài, để phân tích các ảnh hưởng của các yếu tố có liên quan đến khả năng vay vốn ngân hàng của các DNVVN ở TP Rạch Giá. Đề tài sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính như sau:
KNVAY = α0 + α1 NAMTL + α2 SXKTCB + α3 DVU + α4 TSLN + α5 TVHH + α6 NTKD + α7 GTTS + α8 GTINH + α9 TUOI + α10 TDHV
Trong đó:
Biến phụ thuộc :
- KNVAY (Khả năng vay vốn) : thể hiện khả năng vay được vốn của DN, có giá trị là 1 nếu doanh nghiệp có vay được vốn từ ngân hàng và có giá trị nếu là 0 nếu DN có nhu cầu vay nhưng không vay được.
Biến độc lập :
- NAMTL (năm thành lập) : Số năm hoạt động của doanh nghiệp tới thời điểm khảo sát (2013).
- SXKTCB (sản xuất – khai thác – chế biến) và DVU (Dịch vụ) : Số liệu trong bài viết được thu thập từ các doanh nghiệp hoạt động trong ba lĩnh vực chủ yếu là sản xuất – khai thác – chế biến, thương mại và dịch vụ. Do các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực có thể có khả năng vay vốn khác nhau nên mô hình kiểm định bao gồm hai biến số
SXKTCB và DVU để phân biệt sự khác nhau này. SXKTCB là biến số có giá trị 1 nếu doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vưc sản xuất – khai thác – chế biến và có giá trị là 0 nếu doanh nghiệp hoạt động trong hai lĩnh vực còn lại (thương mại và dịch vụ). Tương tự, DVU là biến số có giá trị 1 nếu doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và có giá trị là 0 nếu doanh nghiệp hoạt động trong hai lĩnh vực còn lại (thương mại và lĩnh vực sản xuất – khai thác – chế biến). Như vậy, lần lượt đo lường mức độ khác biệt về khả năng vay vốn ngân hàng giữa các doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế.
- TSLN (Tỷ suất lợi nhuận) : Biến số này được đo lường bằng tỷ lệ giữa doanh thu và lợi nhuận. Như đã phân tích, được kỳ vọng là sẽ có giá trị dương vì lợi nhuận cao hơn sẽ giúp doanh nghiệp có khả năng vay vốn dễ dàng hơn.
- NTKD (người thân kinh doanh) : Biến số có giá trị 1 nếu chủ doanh nghiệp có bạn bè, người thân đang làm chủ một (hay nhiều) doanh nghiệp khác và có giá trị 0 nếu không có.
- TUOI (Tuổi chủ DN) : Tuổi của chủ doanh nghiệp,được tính bằng số năm. Giá trị của biến độc lập này là biến nguyên dương. Trên thực tế, tuổi chủ DN thể hiện kinh nghiệm kinh doanh, mối quan hệ đối tác khách hàng và khả năng quản lý rủi ro. Tuổi chủ DN cáng cao thì kinh nghiệm kinh doanh càng cao.
- GTINH (Giới tính chủ DN) : Biến giả, nếu chủ DN là nam thì biến này có giá trị là 1 và ngược lại. Trên thục tế nếu chủ DN là nam thì quan hệ với ngân hàng sẽ thuận lợi hơn.
- TVHH (Thành viên hiệp hội): Biến số có giá trị 1 nếu doanh nghiệp là thành viên của Hiệp hội doanh nghiệp ở Kiên Giang và có giá trị 0 thì không là thành viên.
- GTTS (Giá trị tài sản) : Như vậy, trong mô hình kỳ vọng là có giá trị dương và giá trị tài sản của doanh nghiệp càng lớn thì khả năng vay vốn của doanh nghiệp càng cao.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn :
Theo như mục tiêu cụ thể của đề tài thì hai mục tiêu chính của đề tài là phân tích khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNVVN và lượng vốn vay ngân hàng của DNVVN trên địa bàn tỉnh thành phố Rạch Giá. Đối với nội dung nghiên cứu, việc xác định đúng mô hình áp dụng nghiên cứu đề tài là rất quan trọng vì nếu như không xác định đúng mô hình nghiên cứu sẽ làm lệch kết quả nghiên cứu, không thực hiện được mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể được đề ra ngay từ đầu khi nghiên cứu. Trong đề tài này, mô hình probit được sử dụng để đo lường khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của DNVVN trên địa bàn thành phố Rạch Giá với dữ liệu là 192 DN được phỏng vấn. Kết quả hồi quy cho ta thấy được các nhân tốảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các DNVVN. Việc sử dụng mô hình Probit để nghiên cứu khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các DN được khảo sát là phù hợp, vì theo nội dung cần nghiên cứu là việc xác định yếu tốảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng (DN vay được hay không vay được) chứ không xác định số vốn mà DN có thể vay hoặc xác định mức độảnh hưởng của các nhân tố đến việc vay vốn ngân hàng.
Kết quả phân tích dựa vào mẫu khảo sát 192 DNVVN trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, trong đó có 113 doanh nghiệp có vay vốn ngân hàng, 79 không vay vốn ngân hàng, trong đó 64 doanh nghiệp không có nhu cầu vay và 31 doanh nghiệp có nhu cầu vay nhưng không vay được.
Để đảm bảo tính chính xác của các số liệu dùng trong mô hình, tránh làm lệch các kết quả nghiên cứu, trước khi tiến hành chạy mô hình hồi quy, tác giả có kiểm tra lại sự tương tác giữa các biến độc lập (hiện tượng đa cộng tuyến) kết quả cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến (thể hiện trong phụ lục ở phần cuối đề tài).
Sau khi thu thập, xử lý số liệu và chạy mô hình Probit trên phần mềm Eviews, ta có kết quả chạy số liệu như sau:
Bảng 3.15 : Ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng vay vốn của doanh nghiệp
Dependent Variable: KNVAY
Method: ML - Binary Probit (Quadratic hill climbing) Date: 07/11/14 Time: 19:55
Sample: 1 192
Included observations: 192
Convergence achieved after 5 iterations
Covariance matrix computed using second derivatives
Variable Coefficient Std. Error z-Statistic Prob.
GTTS 0.000582 0.000117 4.992546 0.0000***
TDHV 0.634799 0.281206 2.257411 0.0240**
TSLN 0.121805 0.026603 4.578667 0.0000***
Obs with Dep=0 79 Total obs 192 Obs with Dep=1 113
Nguồn : Tự khảo sát năm 2014
Ghi chú : *** mức ý nghĩa 1%; ** mức ý nghĩa 5%; * mức ý nghĩa 10%
Bảng 3.15 là kết quả hồi quy của mô hình Probit. Mô hình hồi quy Probit không trực tiếp giải thích mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc mà chỉ có thể sử dụng dấu của hệ số ß để giải thích sự biến động của biến phụ thuộc thông qua biến độc lập (tăng /giảm cùng chiều hay ngược chiều với biến độc lập) và mức ý nghĩa của các biến số (mô hình chỉ chấp nhận những biến số có mức ý nghĩa dưới 10%)
Kết quả ước lượng cho thấy, trong 10 biến số được đưa vào mô hình nghiên cứu có 3 biến độc lập có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% (như bảng) đó là : Tỷ suất lợi nhuận (X2), Giá trị tài sản (X6), Trình độ học vấn (X11).
Còn lại 7 biến độc lập không có ý nghĩa về mặt thống kê đó là : tuổi của chủ doanh nghiệp, thảnh viên hiệp hội, người thân kinh doanh, năm thành lập, giới tính của chủ DN, ngành dịch vụ và ngành sản xuất khai thác chế biến. Hệ số R2 thể hiện mức độ phụ thuộc giữa biến độc lập và biến phụ thuộc, trong mô hình hồi quy ta thấy
R2 = 0.448006 thể hiện các biến độc lập có mức ảnh hưởng đến biến phụ thuộc ở mức độ chấp nhận được.
Giá trị tài sản (X6) có hệ số hồi quy 0.000582 mang dấu dương thể hiện biến độc lập này tương quan thuận với khả năng tiếp cận vốn tín dụng NH của DNVVN, điều này phù hợp với dấu kỳ vọng ban đầu, tác động của biến số này có mức ý nghĩa 1% thể hiện biến số này đóng vai trò quan trọng trong việc vay vốn của các doanh nghiệp đối với ngân hàng và cũng phù hợp với thực tế đối với các ngân hàng hiện nay. Điều này cho thấy doanh nghiệp nào có giá trị tài sản càng cao thì khả năng vay vốn ngân hàng càng cao và ngược lại.
Tỷ suất lợi nhuận (X2) có hệ số hồi quy 0.121805 mang dấu dương thể hiện biến độc lập này tương quan thuận với khả năng tiếp cận vốn tín dụng NH của DNVVN, điều này phù hợp với dấu kỳ vọng ban đầu, tác động của biến số này có mức ý nghĩa 1% thể hiện biến số này đóng vai trò rất quan trọng trong việc vay vốn của các doanh nghiệp đối với ngân hàng và cũng phù hợp với thực nghiệm đối với các ngân hàng hiện nay. Điều đó chứng tỏ rằng tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp đóng vai trò rất lớn, doanh nghiệp nào có tỷ suất lợi nhuận càng cao thì khả năng vay vốn ngân hàng càng cao và ngược lại.
Trình độ học vấn (X10) : có hệ số hồi quy 0.649949 mang dấu dương thể hiện biến độc lập này tương quan thuận với khả năng tiếp cận vốn tín dụng NH của DNVVN, điều này phù hợp với dấu kỳ vọng ban đầu, tác động của biến số này có mức ý nghĩa 5% thể hiện biến số này đóng vai trò quan trọng trong việc vay vốn của các doanh nghiệp đối với ngân hàng. Điều đó chứng tỏ rằng chủ doanh nghiệp nào có trình độ học vấn từ đại học trở lên thì khả năng vay vốn ngân hàng càng cao.
Tất cả những biến số trong mô hình hồi quy có ý nghĩa về mặt thống kê (3 biến số nêu trên) và có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến khả năng tiếp cận tín dụng nân hàng của DNVVN trên địa thành phố Rạch Giá đã được giải thích một cách cụ thể nêu trên.Tuy nhiên trong mô hình phân tích có trên 70% số lượng biến (7/10 biến số) không ý nghĩa thống kê cụ thể là : tuổi của chủ doanh nghiệp, thành viên hiệp hội, người thân kinh doanh, năm thành lập, giới tính của chủ DN, ngành dịch vụ, ngành sản xuất khai thác chế biến. Các biến số này được kết luận là không có ảnh hưởng và không có tính quyết định đến khả năng tiếp cận tính dụng ngân hàng của các DN trên địa bàn nghiên cứu. Điều này cho thấy, trong một khía cạnh nào đó của các NHTM,
khi xét cho vay hoặc cấp tín dụng cho DN thấy các NHTM không quan tâm đến các yếu tố nêu trên, các yếu tố nêu trên không ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định cho vay của NHTM mà việc ra quyết định cho vay phụ thuộc vào những biến số có ý nghĩa trong mô hình hồi quy như đã thấy.
Việc kết luận các biến số nêu trên có hay không có ý nghĩa thống kê chỉ mang tính chất tương đối vì trên thực tế các NHTM khi thẩm định cấp tín dụng cho DN phải căn cứ trên rất nhiều yếu tố, các yếu tố NHTM căn cứ để ra quyết định là các tiêu chí về nhân thân của chủ DN, tiêu chí về lịch sử của DN và lịch sử trả nợ vay của DN, tình trạng tài chính của DN và chủ DN, chỉ tiêu tín dụng của NHTM và kể cả những nhận xét chủ quan của CBTD phụ trách thẩm định cho vay mà không có một cơ sở nào chắc chắn (chỉ dựa vào kinh nghiệm làm việc của các cán bộ thẩm định cho vay).