Nhóm giải pháp đối với DNVVN

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố rạch giá tỉnh kiên giang (Trang 93)

- Trong phần phân tích nêu trên phần lớn các DN là DN nhỏ và siêu nhỏ, các DN thiếu vốn, yếu về kỹ năng và kinh nghiệm quản lý. Do đó, DN cần quan tâm xây dng thương hiệu, năng lực kinh doanh và nâng cao hiu qu s dng vn để nâng cao uy tín trong quan hệ vốn với ngân hàng. Các doanh nghiệp cần kinh doanh đúng pháp luật, các báo cáo tài chính cần công khai minh bạch (28.65% số DN được phỏng vấn cho rằng báo cáo tài chính minh bạch, rõ ràng là điều kiện quyết định có vay vốn ngân hàng được hay không, còn lại (63.09%) cho rằng ảnh hưởng nhưng không đáng kể), thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước thực hiện sổ sách, chứng từ kế toán theo đúng quy định của nhà nước.

- Thông thường các ngân hàng thương mại chỉ chú trọng vấn đề thẩm định tín dụng trước khi cho vay, không chú trọng đến vấn đề kiểm tra giám sát sau khi cho vay làm cho DN không sử dụng vốn vay đúng mục đích gây thất thoát lượng vốn vay ngân hàng. Do đó, bản thân doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định và chính sách của các ngân hàng về trước, trong và sau khi vay vốn, một mặt giữ uy tín với ngân hàng, mặt khác doanh nghiệp tự mình sử dụng vốn hiệu quả hơn tránh thất thoát vốn vay làm mất uy tín với ngân hàng cho vay.

- Theo quy định của NHNN về nhóm nợ vay, khi DN không thực hiện việc trả gốc và lãi vay đúng hạn cho ngân hàng thì nhóm nợ của DN sẽ chuyển sang nợ xấu, DN mất uy tín với ngân hàng. Do đó, DN cam kết s dng vốn vay đúng mục đích, hoàn tr n gc và lãi vay đúng quy định.

- Nâng cao năng lực tài chính, tìm các giải pháp thích hợp để tăng vốn tự có và

nâng cao năng lực t ch tài chính của DN. Nâng cao năng lực hiệu quả sản xuất kinh doanh nhằm tăng doanh thu, giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó cần xây dựng hệ thống quản lý rủi ro để chủ động ứng phó với những bất ổn xảy ra trong nền kinh tế. Ngoài ra các doanh nghiệp phải thực hiện việc quản lý nghiêm ngặt các khoản phải thu của khách hàng.

Tránh tình trạng ỷ lại vào ngân hàng, phải có phương án kinh doanh tốt để cùng với ngân hàng giảm bớt gáng nặng về tài chính. Các doanh nghiệp có thể tìm kiếm nguồn vay khác: chẳng hạn như bạn bè, người thân… để từ đó giảm đi lượng vốn vay từ ngân hàng.

- Chú trọng lp phương án sản xut kinh doanh bằng việc phải nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu, quy mô thị trường, đối thủ cạnh tranh, các loại sản phẩm, DN cần phải tính toán cụ thể, chính xác các yếu tố đầu vào, đầu ra và dự đoán những rủi ro và tiềm lực phát triển trong tương lai, DN cần xác định nguồn trả nợ và thời hạn trả nợ cho ngân hàng. Biết cách lập các dự án kinh doanh khả thi, từ đó giảm đi việc xem trọng vay vốn cần đảm bảo có tài sản thế chấp. Điều đó cũng dễ dàng nhận thấy đã có tài sản thế chấp và cộng thêm dự án kinh doanh khả thi thì doanh nghiệp có thể vay vốn đảm bảo về lượng vốn vay.

- Các DNVVN phải xem xét vấn đề vay vốn của doanh nghiệp mình trên cơ sở mối quan hệ lợi ích giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác trong môi trường thị trường cạnh tranh và doanh nghiệp vay vốn phải có ý chí vươn lên, phải luôn có tinh thần hợp tác và giữ uy tín với ngân hàng, phải sử dụng vốn vay đúng mục đích đã được ngân hàng duyệt cho vay để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo trả đầy đủ các khoản nợ cho ngân hàng khi đến hạn.

- Cần nghiên cứu và đổi mi công ngh phù hp với năng lực kinh doanh của DN, điều kiện sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn. Chủ động liên kết vi các DN ln và phối hợp chặt chẽ với các DN này để tìm đầu ra và đối tác kinh doanh hữu hiệu của các DN, các DN lớn có thể bảo lãnh cho DNVVN vay vốn tại các NHTM.

- Các DNVVN ở Kiên Giang nên liên kết hoặc góp phần thúc đẩy hoạt động có hiệu quả của Hiệp hội doanh nghiệp, chẳng hạn cần duy trì câu lạc bộ những nhà doanh nghiệp trẻ. Hạn chế việc kinh doanh nhỏ lẻ, mà cần phải tập trung liên kết để nâng cao hiệu quả hoạt động, nắm bắt thông tin thị trường một cách chính xác và kịp thời.

- Ban lãnh đạo cần chú trọng trong việc nâng cao trình độ qun lý tạo niềm tin cho ngân hàng khi xét duyệt cho vay. Phải thường xuyên nâng cao nhận thức và tầm nhìn chiến lược dài hạn, phải nắm bắt được xu thế kinh doanh khi thị trường có biến động bất lợi cho DN. Nâng cao năng lực quản lý điều hành doanh nghiệp, có phương pháp và chiến lược đào tạo nhân sự thích hợp, từ đó tiếp cận được việc ứng dụng công nghệ mới vào quản lý. Tin học hóa việc quản lý trong doanh nghiệp.

- Minh bạch các thông tin trong doanh nghiệp mà đặc biệt là tài chính, cần có đội ngũ kế toán chuyên nghiệp. Hệ thống kế toán của doanh nghiệp cần chuyên môn hơn, kế

toán nên được kiểm toán bởi một công ty có uy tín như thế sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc vay vốn.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố rạch giá tỉnh kiên giang (Trang 93)