- Tìm giải pháp khơi thông nguồn vốn vay như: thực hiện các chương trình khuyến mãi cho vay, đưa hoạt động kinh doanh về sát với cơ sở, chủ động tìm kiếm khách hàng, triển khai các gói tín dụng ưu đãi.
- Tập trung phối hợp với các ngành chức năng rà soát đánh giá tình hình quan hệ tín dụng (vay vốn) của doanh nghiệp để có giải pháp phù hợp và hiệu quả tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường, tạo điều kiện thuận lợi về chính sách, thủ tục cho doanh nghiệp trong tiếp cận vốn vay. Thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp xử lý nợ xấu trên địa bàn theo kế hoạch của UBND tỉnh.
- Không chỉ cấp vốn lưu động và vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, mà còn đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ, tiện ích đa dạng khác với nhiều điều kiện ưu đãi nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, như: thanh toán, bảo lãnh…. Tập trung hỗ trợ vốn cho các đối tượng khách hàng là doanh nghiệp hoạt động trên các lĩnh vực: công nghiệp, dịch vụ, XDCB, nông nghiệp, nông thôn, xuất nhập khẩu sản phẩm nông sản; hộ kinh doanh cá thể... với nhiều hình thức.
Các định hướng nêu trên là cơ sở quan trọng cho các đề xuất giải pháp của tác giả trong luận văn này.
4.3 Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay của DNVVN DNVVN
Từ các kết quả phân tích thực trạng khả năng vay vốn Ngân hàng của các DNVVN ở thành phố Rạch Giá kết hợp với kết quả khảo sát ở chương 3 và các định hướng của địa phương trong việc hỗ trợ vốn cho các DN; tác giả đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay của DNVVN trên địa bàn thành phố Rạch Giá.
Nhằm đảm bảo sự hài hoà lợi ích của DN và ngân hàng, luận văn đề xuất 2 nhóm giải pháp: nhóm giải pháp đối với DNVVN, nhóm giải pháp đối với ngân hàng thương mại đồng thời kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước.