Phân tích lượng vốn vay của DNVVN trên địa bàn thành phố Rạch Giá

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố rạch giá tỉnh kiên giang (Trang 84)

Một trong những mục tiêu chính của đề tài là xác định khả năng tiếp cận vốn của DNVVN trên địa bàn thành phố Rạch Giá. Tuy nhiên, để làm rõ hơn việc vay vốn ngân hàng của các DNVVN trên địa bàn thành phố Rạch Giá thì việc xác định lượng vốn vay của các DN tham gia khảo sát là điều cần thiết. Xác định lượng vốn vay là xác định số tiền mà DN có thể vay được trong điều kiện tình hình chung của DN được phỏng vấn. Kết quả phỏng vấn 192 DN thì có 113 DN vay được vốn (chiếm 58,85% tổng số DN được phỏng vấn). Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề tài dùng mô hình Tobit để xác định lượng vốn vay của DN thông qua mẫu khảo sát.

Mô hình Tobit được cho là phù hợp và chính xác vì mục tiêu nghiên cứu chính là xác định lượng vốn vay chứ không phải là xác định các yếu tốảnh hưởng đến khả năng vay vốn hay các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn (điều này đã được chứng minh trong chương 2). Mô hình Tobit sử dụng các biến độc lập để đo lường khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNVVN trong điều kiện riêng của từng doanh nghiệp là phù hợp vì mô hình Tobit có thể đưa ra được các biến độc lập có tác động đến lượng vốn vay ngân hàng của các DNVVN. Trong mô hình phân tích việc xác định các nhân tố tác động đến lượng vốn vay của DNVVN được đưa vào trong điều kiện giả định là các điều kiện khác của DN khi vay vốn đã thoả mãn (đặc biệt là về tài sản thế chấp, vì thực tế NHTM chỉ cho DN vay tối đa là 75% giá trị trài sản thế chấp).

Kết quả kiểm định được trình bày trong bảng để xác định các yếu tố tác động đến lượng vốn vay của DNVVN trên địa bàn thành phố Rạch Giá.

Bảng 3.16 : Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của các DNVVN trên địa bàn thành phố Rạch Giá

Dependent Variable: TIENVAY

Method: ML - Censored Normal (TOBIT) (Quadratic hill climbing) Date: 07/11/14 Time: 19:53

Sample: 1 192

Included observations: 192 Left censoring (value) at zero

Variable Coefficient Std. Error z-Statistic Prob.

GTTS 0.054096 0.020624 2.622896 0.0087*** NTKD 168.6844 94.92694 1.776991 0.0756* TDHV 235.4752 88.72471 2.653998 0.0080*** TSLN 12.93077 4.795932 2.696197 0.0070*** TUOI 9.314024 4.856890 1.917693 0.0551* TVHH 261.0677 100.8287 2.589221 0.0096***

Left censored obs 79 Right censored obs 0

Uncensored obs 113 Total obs 192

Nguồn : Tự khảo sát năm 2014

Ghi chú : *** mức ý nghĩa 1%; ** mức ý nghĩa 5%; * mức ý nghĩa 10%

Bảng 3.16 cho thấy, trong tổng số 10 biến độc lập được đưa vào nghiên cứu để phân tích lượng vốn vay của DNVVN trên địa bàn thành phố Rạch Giá thì có 5 biến có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% đó là: Giá trị tài sản, Người thân kinh doanh, Trình độ học vấn, Tỷ suất lợi nhuận, Tuổi chủ DN và Thành viên hiệp hội, điều này được giải thích như sau:

- Tuổi chủ doanh nghiệp (X1) : Giá trị của biến độc lập này là biến nguyên dương, có mức ý nghĩa 5%, có sự biến động cùng chiều với lượng vốn tín dụng ngân hàng cấp

cho DN. Trên thực tế, tuổi của chủ DN thể hiện kinh nghiệm trong kinh doanh, mối quan hệ với đối tác và khả năng quản lý rủi ro. Tuổi của chủ DN càng cao thì kinh nghiệm kinh doanh càng cao và điều này trên thực tế đối với các tổ chức tín dụng có ảnh hưởng đến việc quyết định khả năng cấp lượng tín dụng cho DN. Khi chủ DN tuổi càng cao thì lượng vốn tín dụng ngân hàng cấp cho DN càng cao khi các yếu tố khác không thay đổi.

- Tỷ suất lợi nhuận (X2) : có hệ số hồi quy mang dấu dương thể hiện biến độc lập này tương quan thuận với lượng vốn tín dụng của NH chấp thuận cấp cho DNVVN. Điều này phù hợp với dấu kỳ vọng ban đầu. Tác động của biến số này có mức ý nghĩa 1% thể hiện biến số này đóng vai trò rất quan trọng trong việc vay vốn của các doanh nghiệp đối với ngân hàng và cũng phù hợp với thực nghiệm đối với các ngân hàng hiện nay. Điều đó chứng tỏ rằng tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp đóng vai trò rất lớn, doanh nghiệp nào có tỷ suất lợi nhuận càng cao thì lượng vay vốn mà ngân hàng chấp thuận cho DN vay càng lớn và ngược lại.

- Người thân kinh doanh (X4) : có hệ số dương có mức ý nghĩa 10%. Điều này cho biết rằng việc có bạn bè, người thân đang làm quản lý doanh nghiệp khác ảnh hưởng đến lượng vốn vay của doanh nghiệp. Vấn đề đó phản ánh được thực trạng hiện nay việc liên kết giữa các doanh nghiệp ở Kiên Giang tương đối hoạt động tốt, phần nào đó nhờ sự kết nối của các cộng đồng DN, các hội nghề nghiệp….. trên địa bàn thành phố Rạch Giá.

- Giá trị tài sản (X6) : được do lường bằng tổng tài sản của DN, có hệ số dương ở mức ý nghĩa 1%, điều này phù hợp với kỳ vọng ban đầu khi nghiên cứu (biến này biến đổi cùng chiều với biến phụ thuộc) điều này cho thấy khi DN có quy mô càng lớn thì lượng vốn vay sẽ nhiều hơn so với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn. Hệ số hồi quy của biến Giá trị tài sản là 0,054096 và có ý nghĩa thống kê 1% nói lên rằng: trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp tăng lên 1 triệu đồng thì số vốn danh nghiệp vay được từ ngân hàng của doanh nghiệp sẽ tăng thêm 0,054096 triệu đồng. Mức ý nghĩa của biến tổng tài sản là 1% cho thấy đây là yếu tốảnh hưởng rất mạnh, đóng vai trò quan trọng đến lượng vốn vay ngân hàng của doanh nghiệp. Điều này cung cấp cho ta sự chắc chắn hơn trong vấn đề thiếu vắng thông tin thông suốt, đáng tin cậy giữa doanh nghiệp và ngân hàng, do đó ngân hàng đã có một cách đơn giản để tự bảo vệ mình là sử dụng tài sản thế chấp như một điều

kiện tiên quyết khi xét cho doanh nghiệp vay vốn. Đối với các NHTM việc quyết định khi xét cho vay DN có quy mô lớn sẽ thuận lợi hơn các DN có quy mô nhỏ hơn vì mức độ rủi ro của DN.

- Thành viên hiệp hội (X9) :có hệ số dương và điều đó có thể giải thích được rằng việc là thành viên Hiệp hội doanh nghiệp ở Kiên Giang (gọi tắt Hiệp hội) thì ảnh hưởng khá lớn đến khả năng vay vốn của doanh nghiệp. Kết quả này cũng rất phù hợp với ý kiến của các Ngân hàng. Kết quả này cũng phản ánh tình hình hoạt động hiệu quả của các Hiệp hội nghề nghiệp ở Kiên Giang trong thời gian gần đây.

- Trình độ học vấn (X10) : có hệ số dương ở mức ý nghĩa 1 %, điều này đúng với kỳ vọng ban đầu là biến số này có tác động cùng chiều với biến phụ thuộc. Theo như diễn giải các biến số trong chương 2, khi chủ DN có trình độ đại học sẽ có tầm nhìn chiến lược rộng, am hiểu sâu về lĩnh vực kinh doanh, có khả năng hoạch định chiến lược các chính sách tài chính giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Do đó mức độ xếp hạng tín nhiệm của NH sẽ cao hơn và DN sẽ có cơ hội vay được nhiều vốn hơn.

Ngoài 6 biến số nêu cụ thể như trên, còn lại 4 biến số không có ý nghĩa về mặt thống kê trong nghiên cứu, xét về một phương diện nào đó trên thực tế thì những biến số nêu trên khi NHTM xét cấp tín dụng thì sẽ không quan tâm nhiều, hoặc NHTM chỉ xem xét để có thể mở rộng bán các sản phẩm khác cho DN chứ không ảnh hưởng đến lượng vốn DN có thể vay là bao nhiêu.

Kết luận chương 3

Kết quả khảo sát thống kê mô tả đã chỉ ra được thực trạng các doanh nghiệp tham gia phỏng vấn, một số tiêu chí của DNVVN như tuổi của chủ DN tham gia phỏng vấn, trình độ học vấn của chủ DN, kinh nghiệm quản lý, các DN vay được hay không vay được vốn, lượng vốn vay của DN, một số ngân hàng mà DN ưu tiên khi có nhu cầu vay vốn, một số đánh giá của chủ DN về việc vay vốn ngân hàng… Tất cả những tiêu chí được nêu trong chương 4 là cơ sở nền tảng để tiến hành phân tích thống kê nhằm xác định khả năng vay vốn (mô hình Probit) và lượng vốn vay (mô hình Tobit) của DNVVN trên địa bàn thành phố Rạch Giá, đề tài này đã xác định 10 biến số độc lập đưa vào mô hình phân tích hồi quy.

Mô hình Probit đã cho thấy, trong 10 biến số được đưa vào mô hình nghiên cứu có 3 biến độc lập có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% (như

bảng 4.15) đó là : Tỷ suất lợi nhuận (X2), Giá trị tài sản (X6), Trình độ học vấn (X11). Còn lại 7 biến độc lập không có ý nghĩa về mặt thống kê đó là : tuổi của chủ doanh nghiệp, thảnh viên hiệp hội, người thân kinh doanh, năm thành lập, giới tính của chủ DN, ngành dịch vụ và ngành sản xuất khai thác chế biến và được giải thích cụ thể như đã được đề cập trong chương này.

Mô hình Tobit cũng xác định trong tổng số 10 biến độc lập được đưa vào nghiên cứu để phân tích lượng vốn vay của DNVVN trên địa bàn thành phố Rạch Giá thì có 6 biến có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% đó là: Giá trị tài sản, Người thân kinh doanh, Trình độ học vấn, Tỷ suất lợi nhuận, Tuổi chủ DN và Thành viên hiệp hội, còn lại 4 biến độc lập khác không có ý nghĩa về mặt thống kê, nghĩa là không có tác động đến lượng vốn vay ngân hàng của DNVVN, đã được giải thích cụ thể trong chương trình nghiên cứu.

Thông qua những phát hiện mới của đề tài về các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng NH và lượng vốn vay ngân hàng của DNVVN đề tài cũng đưa ra một số nhóm giải pháp, chủ yếu là 3 nhóm giải pháp: nhóm giải pháp thuộc về DNVVN, nhóm giải pháp thuộc về NHTM và nhóm giải pháp thuộc về cơ quan quản lý nhà nước như đã trình bày ở trên.

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN VAY NGÂN HÀNG CỦA CÁC DNVVN Ở TP RẠCH GIÁ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố rạch giá tỉnh kiên giang (Trang 84)