2.5.1 Phương pháp chọn mẫu
Tác giả áp dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện để thu thập số liệu nghiên cứu như sau :
Dựa vào danh sách của các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn thành phố Rạch Giá (tính đến hết năm 2013), thông qua sự hỗ trợ giúp đỡ của Phòng Kê khai thuế thuộc Cục thuế tỉnh Kiên Giang để chọn mẫu tiến hành điều tra (gửi phiếu khảo sát trực tiếp qua bưu điện). Ngoài ra, thông qua mối quan hệ với một số các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Rạch Giá, tiến hành phỏng vấn trực tiếp các doanh nghiệp.
Số lượng mẫu dự kiến thu thập là 200 mẫu trong tổng số 302 DNVVN đăng ký hoạt động trên địa bàn thành phố Rạch Giá tính đến hết năm 2013. Chọn khảo sát các Doanh nghiệp có thời gian hoạt động trên một năm.
Số lượng mẫu thực tế thu được là 192 mẫu (DN).
2.5.2 Số lượng mẫu khảo sát thực tế
Bảng 2.10 : Các đơn vị hành chính trên địa bàn thành phố Rạch Giá
Kết luận chương 2
Chương 2 đã nêu khái quát chung tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Kiên Giang nói chung và thành phố Rạch Giá nói riêng. Đồng thời nêu lên thực trạng hoạt động và tình hình vay vốn của các DN trên địa bàn tỉnh Kiên Giang mà cụ thể là DNVVN.
Đề tài cũng xác định một số nhân tốảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNVVN thông qua mô hình thống kê cơ bản là mô hình Probit và Tobit. Mô hình Probit dùng để đánh giá khả năng vay vốn ngân hàng và mô hình Tobit dùng để xác định lượng vốn vay của DNVVN có phù hợp không. Đồng thời cũng giới thiệu phương pháp điều tra khảo sát các doanh nghiệp để đánh giá khả năng tiếp cận vay vốn của các ngân hàng trên địa bàn.
Stt Đơn vị hành chính Số lượng mẫu Tỷ lệ
1 Phường Vĩnh Lợi 5 2,6 2 Phường Rạch Sỏi 16 8,33 3 Phường An Bình 21 10,94 4 Phường An Hoà 12 6,25 5 Phường Vĩnh Lạc 7 3,65 6 Phường Vĩnh Bảo 15 7,81
7 Phường Vĩnh Thanh Vân 53 27,60
8 Phường Vĩnh Thanh 45 23,44 9 Phường Vĩnh Quang 9 4,69 10 Phường Vĩnh Hiệp 6 3,13 11 Phường Vĩnh Thông 2 1,04 12 Xã Phi Thông 1 0,52 Tổng cộng 192 100
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA DNVVN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ 3.1 Thực trạng các DNVVN thông qua mẫu khảo sát
Mô tả mẫu khảo sát
Bảng 3.1 : Số lượng và cơ cấu mẫu được thu thập Stt Đơn vị hành chính Số lượng mẫu Tỷ lệ Số lượng DN trên thực tế Tỷ lệ 1 Phường Vĩnh Lợi 5 2,6 17 5,63 2 Phường Rạch Sỏi 16 8,33 28 9,27 3 Phường An Bình 21 10,94 35 11,59 4 Phường An Hoà 12 6,25 31 10,26 5 Phường Vĩnh Lạc 7 3,65 15 4,97 6 Phường Vĩnh Bảo 15 7,81 22 7,28
7 Phường Vĩnh Thanh Vân 53 27,60 65 21,52
8 Phường Vĩnh Thanh 45 23,44 51 16,89 9 Phường Vĩnh Quang 9 4,69 14 4,64 10 Phường Vĩnh Hiệp 6 3,13 15 4,97 11 Phường Vĩnh Thông 2 1,04 5 1,66 12 Xã Phi Thông 1 0,52 4 1,32 Tổng cộng 192 100 302 100
Nguồn : Tổng hợp của tác giả, 2014
Theo bảng 4.01, ta thấy địa bàn có doanh nghiệp chiếm nhiều nhất trên thực tế là phường Vĩnh Thanh Vân có tổng cộng là 65 doanh nghiệp hoạt động chiếm 21,52% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Rạch Giá. Số lượng doanh nghiệp thấp nhấp là tại xã Phi Thông có 04 DN chiếm 1,32% do đây là xã nghèo nằm ven thành phố Rạch Giá, chủ yếu là dân tộc ít người và thuần nông nên chì có các cơ sở kinh doanh nhỏ lẽ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.
Khi chọn mẫu tác giả đã lưu ý đến tỷ lệ số doanh nghiệp trên thực tế để phân bổ mẫu theo hạn ngạch này để cho kết quả nghiên cứu phản ảnh khá sát với thực tế.
Xét về tổng số mẫu thu thập so với tổng thể thì ta thấy số lượng mẫu (chiếm 63,58% tổng thể) và cơ cấu mẫu nêu trên là phù hợp, có thể mang tính đại diện cho tổng thể.
3.1.1 Tuổi - Trình độ học vấn của chủ các DN - Tuổi của chủ DN: - Tuổi của chủ DN:
Tuổi thể hiện kinh nghiệm quản lý và kinh nghiệm kinh doanh của chủ DN, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DN. Khi chủ DN tuổi càng cao thể hiện mối quan hệ của chủ DN ngày càng nhiều và khả năng tìm kiếm khách hàng của DN càng nhiều. Trong cơ cấu mẫu khảo sát, phần lớn chủ DN có độ tuổi lớn hơn 35 tuổi và có một kinh nghiệm nhất định trong quá trình quản lý doanh nghiệp.
Bảng 3.2 : Tuổi của chủ doanh nghiệp tham gia khảo sát Stt Tiêu chí Số mẫu quan sát Giá trị nhỏ nhất Giá trị TB Giá trị lớn nhất 1 Tuổi chủ DN 192 24 43,22 72
Nguồn : Tổng hợp số liệu khảo sát của tác giả
Trong 192 DN tham gia khảo sát, tuổi của chủ DN trung bình là 43,22; tuổi nhỏ nhất là 24 tuổi, cao nhất là 72 tuổi. Với độ tuổi trung bình khá cao (43,22 tuổi) thể hiện chủ DN cũng có một bề dày kinh nghiệm trong cuộc sống, có mối quan hệ nhất định với đối tác trong một thời gian dài. Khi tuổi của chủ DN càng cao thì hiệu quả quản lý DN càng hiệu quả làm cho khả năng vay vốn ngân hàng càng cao và lượng vốn vay ngân hàng càng nhiều hơn.
- Trình độ học vấn: của chủ DN đóng vai trò rất quan trọng trong việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DN. Khi chủ DN có trình độ học vấn càng cao thì khả năng hoạch định chiến lược kinh doanh lâu dài cho DN có hiệu quả, các báo cáo tài chính, các dự án phương án sản xuất kinh doanh rõ ràng và thực hiện theo đúng yêu cầu của ngân hàng làm cho ngân hàng dễ dàng chấp nhận những dự án vay vốn của DN.
Bảng 3.3 : Trình độ học vấn của chủ DN tham gia khảo sát
Stt Trình độ Số lượng Tỷ lệ
1 Phổ thông cơ sở 1 0,52
2 Trung học cơ sở 13 6,77
3 Phổ thông trung học 62 32,29
5 Cao đẳng, đại học 68 35,42
6 Trên đại học 10 5,21
Tổng 192 100
Nguồn : Tổng hợp số liệu khảo sát của tác giả
Bảng 3.3 cho ta thấy trình độ học vấn của chủ DN tương đối cao, phần lớn ở bậc bậc cao đẳng đại học, có tới 68/192 chủ DN có trình độ cao đẳng đại học chiếm 35,42% tổng số chủ DN tham gia phỏng vấn. Kế tới là bậc phổ thông trung học, có tới 62 chủ DN có trình độ phổ thông trung học, chiếm 32,29% tổng số chủ DN tham gia phỏng vấn trình độ trên đại học chiếm không đáng kể, có 10 chủ DN có trình trên đại học, chiếm 5,21% số DN được điều tra khảo sát, chủ yếu là trình độ thạc sỹ được đào tạo trong nước.
3.1.2 Dân tộc, giới tính và kinh nghiệm quản lý của chủ DN :
- Dân tộc : Theo thống kê, thành phố Rạch Giá chủ yếu có 3 dân tộc chính: dân tộc Kinh, dân tộc Hoa, dân tộc Khmer, trong đó dân tộc kinh chiếm đa số trên địa bàn (trên 90% dân số trên toàn thành phố), kế tới là dân tộc Hoa và dân tộc Khmer là dân tộc chiếm tỷ lệ không đáng kể trong cơ cấu dân tộc của thành phố Rạch Giá.
Theo mục tiêu nghiên cứu ban đầu, biến số dân tộc không được đưa vào nghiên cứu vì theo khảo sát từ các DNVVN trên địa bàn thì phần lớn các chủ DN là dân tộc Kinh. Các NHTM khi xét cho vay các DN không chú ý đến chủ DN là dân tộc gì mà chủ yếu chú ý đến khả năng tài chính và một số tiêu chí khác.
Theo mẫu khảo sát, có 151 người quản lý là dân tộc Kinh, chiếm 78,65% trong tổng số chủ DN tham gia phỏng vấn; có 39 người quản lý là dân tộc Hoa, chiếm 20,31% trong tổng số chủ DN tham gia phỏng vấn; có 2 người quản lý là dân tộc Khmer chiếm 1,04% trong tổng số chủ DN tham gia phỏng vấn. Do mẫu được lấy tại thành phố Rạch Giá nên chủ yếu là người Kinh và người Hoa tham gia quản lý DN, điều này cũng hợp lý và phù hợp với cơ cấu dân tộc trong toàn thành phố (phần lớn là người Kinh).
Bảng 3.4 : Về dân tộc của chủ DN tham gia khảo sát
Stt Tiêu chí Số lượng Tỷ lệ
1 Dân tộc Kinh 151 78,65
3 Dân tộc Khmer 2 1,04
4 Dân tộc Chăm 0 0,00
5 Dân tộc khác 0 0,00
Tổng cộng 192 100
Nguồn : Tổng hợp số liệu khảo sát của tác giả
- Giới tính :
Đối với DN tham gia khảo sát, giới tính của chủ doanh nghiệp có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp.
Bảng 3.5 : Giới tính của chủ doanh nghiệp tham gia khảo sát
Nguồn : Tổng hợp số liệu khảo sát của tác giả
Trong 192 chủ DN tham gia phỏng vấn thì có đến 136 là nam chiếm 70,82% tổng số chủ DN tham gia phỏng vấn, còn lại giới tính nữ 56 người chiếm 29,17% chủ DN tham gia phỏng vấn. Việc người nam đứng làm chủ DN thuận lợi hơn nữ trong quan hệ làm ăn, ngoại giao và tìm kiếm khách hàng cho DN. Phần lớn chủ DN là nữ tham gia chủ yếu vào các lĩnh vực kinh doanh là dịch vụ và thương mại, điều này phù hợp với tính cách của phụ nữ.
3.1.3 Loại hình doanh nghiệp lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Kể từ khi có Luật Doanh nghiệp 2005 thì số lượng DN trên địa bàn thành phố Rạch Giá phát triển nhanh chóng. Phần lớn DN được thành lập và đi vào hoạt động là DNTN và Công ty TNHH. Nguyên nhân chính là do đặc thù hoạt động của DN của thành phố đa số DN phát triển từ cơ sở kinh doanh của gia đình nên hai loại hình DNTN và Công ty TNHH phát triển là điều hợp lý.
Bảng 3.6: Các loại hình doanh nghiệp tham gia khảo sát
Stt Loại hình DN Số lượng Tỷ lệ 1 DN tư nhân 99 51,56 2 Công ty TNHH 79 41,15 Stt Giới tính Số lượng Tỷ lệ 1 Nam 136 70,83 2 Nữ 56 29,17 Tổng cộng 192 100
3 Công ty Cổ phần 14 7,29
4 Hợp tác xã 0 0,00
5 Công ty hợp doanh 0 0,00
Tổng cộng 192 100
Nguồn : Tổng hợp số liệu khảo sát của tác giả
Trong 192 DN tham gia khảo sát thì có đến 99 DN là doanh nghiệp tư nhân (chiếm 51,56% tổng số DN tham gia phỏng vấn), Công ty TNHH là 79 DN (chiếm 41,15% tổng số DN tham gia phỏng vấn), 14 Công ty Cổ phần (chiếm 7.29% tổng số DN tham gia phỏng vấn), không có loại hình Hợp tác xã và Công ty hợp doanh.
Lĩnh vực kinh doanh của DN chủ yếu trong các lĩnh vực: Khai thác – Sản xuất – Chế biến và Thương mại - dịch vụ. Trong mẫu phỏng vấn các doanh nghiệp lĩnh vực thương mại dịch vụ có số lượng doanh nghiệp tham gia phỏng vấn nhiều nhất. Loại hình thương mại dịch vụ là loại hình kinh doanh ít rủi ro, nên phần lớn các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này và đây cũng là đặc điểm chung của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Rạch Giá.
Bảng 3.7 : Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp tham gia khảo sát Stt Ngành nghề kinh doanh Số lượng Tỷ lệ
1 Khai thác - Chế biến - Sản xuất 49 25,52
2 Dịch vụ 44 22,92
3 Thương mại 99 51,56
Tổng cộng 192 100
Nguồn : Tổng hợp số liệu khảo sát của tác giả
Bảng 3.7 cho thấy thương mại dịch vụ là ngành nghề DN kinh doanh nhiều nhất, trong tổng số 192 DN tham gia phỏng vấn có 99 DN kinh doanh ngành nghề thương mại (chiếm 51,56% tổng số DN tham gia phỏng vấn), 44 DN hoạt động trong ngành dịch vụ (chiếm 22,92% tổng số DN tham gia phỏng vấn), còn lại là 49 DN kinh doanh trong lĩnh vực Khai thác – Chế biến – Sản xuất (chiếm 25,52% tổng số DN tham gia phỏng vấn).
3.1.4 Cơ cấu về quy mô DN :
- Vốn lưu động : Theo số liệu thu thập được, năm 2011 vốn lưu động trung bình của các doanh nghiệp là 1.111,17 triệu đồng, năm 2012 là 1.132,55 triệu đồng, năm 2013 là 1.820,60 triệu đồng. Như vậy, trung bình hằng năm các doanh nghiệp có bổ sung vốn lưu động, cụ thể là năm 2012 so với năm 2011 tăng là 1,92%, năm 2013 tăng so với năm 2012 là 10,86%. Có thể nói sau 3 năm kinh doanh thì vốn lưu động của DN tăng 12,99%.
Bảng 3.8: Vốn lưu động trong giai đoạn 2011 - 2013 của các DN tham gia khảo sát
Năm Chênh lệch Stt Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 2013/2011 1 Vốn lưu động (triệu đồng) 1111,17 1132,55 1255,60 1,92 10,86 13 2 Lao động (người) 10,47 11,32 12,63 8,11 11,57 20,63
Nguồn : Tổng hợp số liệu khảo sát của tác giả
- Lực lượng lao động : Theo kết quả khảo sát ở các doanh nghiệp tham gia phỏng vấn, DN có số lượng nhân viên cao nhất là 210 người, DN có số lượng nhân viên ít nhất là 2 người. Qua khảo sát nhận thấy, các DNVVN trên địa bàn thành phố Rạch Giá sử dụng nhân viên không đáng kể, các lao động làm việc trong các DNVVN đa số là thành viên trong gia đình tham gia cùng hợp tác kinh doanh và thuê mướn nhân viên thời vụ, không ổn định.
- Giá trị đất đai, nhà xưởng : Có 135 trường hợp có đất đai nhà xưởng đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh, chiếm 70,31%. Giá trị đất đai, nhà xưởng trung bình năm 2011 là 1.838,61 triệu đồng, năm 2012 là 1.959,24 triệu đồng, năm 2013 là 2.039,40 triệu đồng. Tỷ lệ hằng năm của giá trị đất đai nhà xưởng, năm 2012 so với năm 2011 là 6,56%; năm 2013 so với năm 2012 là 4,09% và năm 2013 so với năm 2011 là 10,92%.
Bảng 3.9 : Giá trị đất đai nhà xưởng trong giai đoạn 2011 - 2013 của các DN tham gia khảo sát
Năm Chênh lệch
Stt Chỉ tiêu
2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 2013/2011
1 Giá trị đất đai
nhà xưởng 1838,61 1959,24 2039,40 6,56 4,09 10,92
Nguồn : Tổng hợp số liệu khảo sát của tác giả
3.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh và các vấn đề khác của các doanh nghiệp tham gia khảo sát tham gia khảo sát
- Doanh thu trung bình : năm 2011 là 2.228,61 triệu đồng, năm 2012 là 2.749,35 triệu đồng và năm 2013 là 3.304,59 triệu đồng. Tỷ lệ tăng trưởng hằng năm của doanh thu năm 2012 so với năm 2011 là 23,36%, năm 2013 so với năm 2012 là 20,19% và năm 2013 so với năm 2011 là 48,28%. Giai đoạn từ 2011-2013, trung bình doanh số hằng năm tăng 30,61%
Bảng 3.10 : Tình hình doanh thu trong giai đoạn 2011 - 2013
Năm Chênh lệch
Stt Chỉ tiêu
2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 2013/2011
1 Doanh thu trung
bình 2228,61 2749,35 3304,59 23,36 20,19 48,28
Nguồn : Tổng hợp số liệu khảo sát của tác giả
Nhìn chung, tăng trưởng về doanh thu của các doanh nghiệp trong mẫu khảo sát là tương đối cao.
- Lợi nhuận trung bình hằng năm : Trong giai đoạn 2011-2013 của các doanh nghiệp được khảo sát lần lượt là 300,1 triệu đồng, 405 triệu đồng, 516,90 triệu đồng. Mức tăng trưởng lợi nhuận năm 2012 so với năm 2011 là 45,22%, Năm 2013 so với năm 2012 là 26,50%. Tỷ suất lợi nhuận (TSLN) bình quân hằng năm lần lượt 14,44% năm 2011, 16,04% năm 2012 và 17,01% năm 2013. Như vậy, trong giai đoạn 2011-2013 tỷ suất lợi nhuận trung bình của các doanh nghiệp là 15,83%.
Bảng 3.11 : Tình hình lợi nhuận trung bình giai đoạn 2011-2013 Stt Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 2013/2011 1 Lợi nhuận trung bình 300,10 405,00 516,90 34,95 27,62 72,24 2 Tỷ suất lợi nhuận 14,44 16,04 17,01 20,71 3,72 25,21
Nguồn : Tổng hợp số liệu khảo sát của tác giả
Tình hình doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp được khảo sát trên cho ta thấy