Thảo luận về kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố rạch giá tỉnh kiên giang (Trang 89)

Qua kết quả nghiên cứu ở chương 3, có thể rút ra một số nhận định như sau :

Nhận xét tổng quát về DNVVN ở địa bàn thành phố Rạch Giá

- Các doanh nghiệp chủ yếu thành lập từ sau năm 2005.

- Về loại hình doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân, loại hình hợp tác xã không còn phổ biến tại thành phố Rạch Giá.

- Quy mô doanh nghiệp đa số là doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ.

- Về lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là thương mại vì hoạt động khai thác - chế biến cần một lượng vốn lớn; còn đối với ngành dịch vụ đòi hỏi cao về sản phẩm và cơ sở hạ tầng.

- Về máy móc đang sử dụng ở các doanh nghiệp tương đối mới, hầu như được trang bị mới khi doanh nghiệp được thành lập.

- Tỷ suất lợi nhuận trung bình hằng năm của các doanh nghiệp còn rất thấp.

- Các doanh nghiệp cho biết rằng độ rủi ro trong kinh doanh của họ là vừa phải; đa số có thể tăng doanh thu trong tương lai vì thị trường và khả năng của doanh nghiệp còn lớn.

- Đa số các doanh nghiệp kinh doanh trong tình trạng mặt bằng nhỏ và thiếu, chỉ đủ cho hiện tại và cho rằng không dễ mở rộng mặt bằng của doanh nghiệp do thiếu vốn. - Về tình hình nguyên liệu thì đa số được cung cấp đầy đủ và kịp thời.

- Về vay vốn hoạt động sản xuất kinh doanh thì chủ yếu các doanh nghiệp sử dụng vốn tự có, còn vay ngân hàng thì rất ít.

- Đánh giá khi vay vốn thì các doanh nghiệp chọn Ngân hàng TM nhà nước là ưu tiên 1; Ngân hàng TMCP là ưu tiên 2 và bạn bè, người thân là ưu tiên 3, các đối tượng còn lại rất ít chú trọng.

Về phía Ngân hàng TM

- Các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đa số mới thành lập, đang trong quá trình hình thành phát triển. Các ngân hàng rất chú trọng đến việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay; không có sự phân biệt nào giữa các ngành nghề kinh doanh khi xét cấp tín dụng.

- Tuy nhiên, đối với việc vay vốn của doanh nghiệp, các ngân hàng cho rằng phải có tài sản thế chấp; trong khi đó các DNVVN ở thành phố Rạch Giá đa số không lập được phương án kinh doanh nên việc tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng bị rất nhiều hạn chế. - Hệ thống kế toán hiện nay của các DNVVN thì Ngân hàng cho rằng không đáng tin cậy và cần được kiểm toán bởi cơ quan kiểm toán có uy tín.

- Ngân hàng không phân biệt trong việc cấp tín dụng cho thành viên Hiệp hội hoặc theo giới tính; tôn giáo khác nhau của người quản lý doanh nghiệp.

Khả năng vay vốn và lượng vốn vay ngân hàng của các DNVVN ở thành phố Rạch Giá

Kết quả phân tích dựa vào 192 DN trong mẫu khảo sát, có 113 DN có vay vốn ngân hàng, và 42 DN có nhu cầu vay vốn ngân hàng nhưng không vay được, số DN còn lại không có nhu cầu.

Qua phân tích ta thấy các yếu tố về Tỷ suất lợi nhuận, Giá trị tài sản, Trình độ học vấn ảnh hưởng lớn về khả năng tiếp cận vốn vay tín dụng của ngân hàng. Còn lại các yếu tố về : tuổi của chủ doanh nghiệp, thảnh viên hiệp hội, người thân kinh doanh, năm thành lập, giới tính của chủ DN, ngành dịch vụ và ngành sản xuất khai thác chế biến không ảnh hưởng lớn đến khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng.

Về lượng vốn vay, qua phân tích ta thấy có yếu tố sau : giá trị tài sản, người thân kinh doanh, trình độ học vấn, tỷ suất lợi nhuận, tuổi chủ DN và thành viên hiệp hội có ảnh hưởng đến lượng vốn vay mà ngân hàng chấp thuận; các yếu tố còn lại không có tác động đến lượng vốn vay ngân hàng của DNVVN, đã được giải thích cụ thể trong chương trình nghiên cứu.

4.2 Định hướng phát triển tín dụng cho các DNVVN ở tỉnh Kiên Giang :

Thực hiện chủ trương của nhà nước về các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, các ngành các cấp tỉnh Kiên Giang định hướng công tác phát triển tín dụng ngân hàng cho các DNVVN như sau :

- Tăng cường nắm bắt hoạt động bảo lãnh tín dụng trên địa bàn và có những giải pháp tháo gỡ khó khăn kịp thời để các cơ quan thực hiện đúng quy định của pháp luật.

- Tăng cường nguồn lực tài chính cho các Quỹ bảo lãnh tín dụng địa phương từ các nguồn: Thu từ cổ phần hóa mà các địa phương chưa nộp về trung ương, ngân sách địa phương …. để cấp bổ sung vốn điều lệ cho các Quỹ bảo lãnh tín dụng tại địa phương. UBND tỉnh Kiên Giang cần tăng cường hỗ trợ quỹ bảo lãnh tín dụng để phát huy vai trò hỗ trợ cho các DNVVN vay vốn để tránh các gánh nặng về tài sản đảm bảo khi những NHTM có một số đòi hỏi khó khăn về tài sản đảm bảo của DN, chỉnh sửa quy chế hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng nhằm đảm bảo tính thực thi, hiệu quả nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho DNVVN và người góp vốn vào quỹ

- UBND tỉnh Kiên Giang đang chủ trì phối hợp với Ngân hàng nhà nước – CN Kiên Giang, các tổ chức tín dụng rà soát những dự án có tính khả thi cao của các DNVVN có điểm xếp hạng tín dụng cao ở các ngân hàng thương mại để chọn thí điểm cho vay tín chấp.

+ Ngân hàng nhà nước Kiên Giang :

- Tập trung tìm kiếm các giải pháp nhằm tăng trưởng tín dụng và hỗ trợ các DNVVN tiếp cận vốn tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh, góp phần tăng trưởng tín dụng.

- Yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm túc các quy định về lãi suất; áp dụng mức lãi suất cho vay hợp lý trên cơ sở lãi suất huy động và mức độ rủi ro của khoản vay; tiết kiệm chi phí, giảm tối đa các chi phí quản lý, quảng cáo, khuyến mại và chi phí hoạt động để có điều kiện giảm lãi suất cho vay nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng vay nhưng đảm bảo an toàn tài chính trong hoạt động của tổ chức tín dụng. - Kết hợp với các ngân hàng thương mại xây dựng và triển khai phương án xử lý nợ xấu, nợ tồn đọng của các doanh nghiệp; quản lý nợ, xử lý kịp thời nợ xấu đã phát sinh và ngăn chặn khả năng phát sinh nợ xấu mới; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, kiểm soát chặt chẽ quản lý đầu tư của doanh nghiệp.

+ Các ngân hàng thương mại :

- Tập trung sử dụng công cụ lãi suất để phát triển tín dụng, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển hoạt động sản xuất kính doanh.

- Tiếp tục triển khai cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng vay đang gặp khó khăn, xem xét miễn, giảm lãi vay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đề xuất xử lý về xóa nợ, cơ cấu lại nợ, hoán đổi nợ thành vốn chủ sở hữu…. của các DNVVN.

- Tìm giải pháp khơi thông nguồn vốn vay như: thực hiện các chương trình khuyến mãi cho vay, đưa hoạt động kinh doanh về sát với cơ sở, chủ động tìm kiếm khách hàng, triển khai các gói tín dụng ưu đãi.

- Tập trung phối hợp với các ngành chức năng rà soát đánh giá tình hình quan hệ tín dụng (vay vốn) của doanh nghiệp để có giải pháp phù hợp và hiệu quả tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường, tạo điều kiện thuận lợi về chính sách, thủ tục cho doanh nghiệp trong tiếp cận vốn vay. Thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp xử lý nợ xấu trên địa bàn theo kế hoạch của UBND tỉnh.

- Không chỉ cấp vốn lưu động và vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, mà còn đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ, tiện ích đa dạng khác với nhiều điều kiện ưu đãi nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, như: thanh toán, bảo lãnh…. Tập trung hỗ trợ vốn cho các đối tượng khách hàng là doanh nghiệp hoạt động trên các lĩnh vực: công nghiệp, dịch vụ, XDCB, nông nghiệp, nông thôn, xuất nhập khẩu sản phẩm nông sản; hộ kinh doanh cá thể... với nhiều hình thức.

Các định hướng nêu trên là cơ sở quan trọng cho các đề xuất giải pháp của tác giả trong luận văn này.

4.3 Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay của DNVVN DNVVN

Từ các kết quả phân tích thực trạng khả năng vay vốn Ngân hàng của các DNVVN ở thành phố Rạch Giá kết hợp với kết quả khảo sát ở chương 3 và các định hướng của địa phương trong việc hỗ trợ vốn cho các DN; tác giả đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay của DNVVN trên địa bàn thành phố Rạch Giá.

Nhằm đảm bảo sự hài hoà lợi ích của DN và ngân hàng, luận văn đề xuất 2 nhóm giải pháp: nhóm giải pháp đối với DNVVN, nhóm giải pháp đối với ngân hàng thương mại đồng thời kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước.

4.3.1 Nhóm giải pháp đối với DNVVN

- Trong phần phân tích nêu trên phần lớn các DN là DN nhỏ và siêu nhỏ, các DN thiếu vốn, yếu về kỹ năng và kinh nghiệm quản lý. Do đó, DN cần quan tâm xây dng thương hiệu, năng lực kinh doanh và nâng cao hiu qu s dng vn để nâng cao uy tín trong quan hệ vốn với ngân hàng. Các doanh nghiệp cần kinh doanh đúng pháp luật, các báo cáo tài chính cần công khai minh bạch (28.65% số DN được phỏng vấn cho rằng báo cáo tài chính minh bạch, rõ ràng là điều kiện quyết định có vay vốn ngân hàng được hay không, còn lại (63.09%) cho rằng ảnh hưởng nhưng không đáng kể), thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước thực hiện sổ sách, chứng từ kế toán theo đúng quy định của nhà nước.

- Thông thường các ngân hàng thương mại chỉ chú trọng vấn đề thẩm định tín dụng trước khi cho vay, không chú trọng đến vấn đề kiểm tra giám sát sau khi cho vay làm cho DN không sử dụng vốn vay đúng mục đích gây thất thoát lượng vốn vay ngân hàng. Do đó, bản thân doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định và chính sách của các ngân hàng về trước, trong và sau khi vay vốn, một mặt giữ uy tín với ngân hàng, mặt khác doanh nghiệp tự mình sử dụng vốn hiệu quả hơn tránh thất thoát vốn vay làm mất uy tín với ngân hàng cho vay.

- Theo quy định của NHNN về nhóm nợ vay, khi DN không thực hiện việc trả gốc và lãi vay đúng hạn cho ngân hàng thì nhóm nợ của DN sẽ chuyển sang nợ xấu, DN mất uy tín với ngân hàng. Do đó, DN cam kết s dng vốn vay đúng mục đích, hoàn tr n gc và lãi vay đúng quy định.

- Nâng cao năng lực tài chính, tìm các giải pháp thích hợp để tăng vốn tự có và

nâng cao năng lực t ch tài chính của DN. Nâng cao năng lực hiệu quả sản xuất kinh doanh nhằm tăng doanh thu, giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó cần xây dựng hệ thống quản lý rủi ro để chủ động ứng phó với những bất ổn xảy ra trong nền kinh tế. Ngoài ra các doanh nghiệp phải thực hiện việc quản lý nghiêm ngặt các khoản phải thu của khách hàng.

Tránh tình trạng ỷ lại vào ngân hàng, phải có phương án kinh doanh tốt để cùng với ngân hàng giảm bớt gáng nặng về tài chính. Các doanh nghiệp có thể tìm kiếm nguồn vay khác: chẳng hạn như bạn bè, người thân… để từ đó giảm đi lượng vốn vay từ ngân hàng.

- Chú trọng lp phương án sản xut kinh doanh bằng việc phải nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu, quy mô thị trường, đối thủ cạnh tranh, các loại sản phẩm, DN cần phải tính toán cụ thể, chính xác các yếu tố đầu vào, đầu ra và dự đoán những rủi ro và tiềm lực phát triển trong tương lai, DN cần xác định nguồn trả nợ và thời hạn trả nợ cho ngân hàng. Biết cách lập các dự án kinh doanh khả thi, từ đó giảm đi việc xem trọng vay vốn cần đảm bảo có tài sản thế chấp. Điều đó cũng dễ dàng nhận thấy đã có tài sản thế chấp và cộng thêm dự án kinh doanh khả thi thì doanh nghiệp có thể vay vốn đảm bảo về lượng vốn vay.

- Các DNVVN phải xem xét vấn đề vay vốn của doanh nghiệp mình trên cơ sở mối quan hệ lợi ích giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác trong môi trường thị trường cạnh tranh và doanh nghiệp vay vốn phải có ý chí vươn lên, phải luôn có tinh thần hợp tác và giữ uy tín với ngân hàng, phải sử dụng vốn vay đúng mục đích đã được ngân hàng duyệt cho vay để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo trả đầy đủ các khoản nợ cho ngân hàng khi đến hạn.

- Cần nghiên cứu và đổi mi công ngh phù hp với năng lực kinh doanh của DN, điều kiện sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn. Chủ động liên kết vi các DN ln và phối hợp chặt chẽ với các DN này để tìm đầu ra và đối tác kinh doanh hữu hiệu của các DN, các DN lớn có thể bảo lãnh cho DNVVN vay vốn tại các NHTM.

- Các DNVVN ở Kiên Giang nên liên kết hoặc góp phần thúc đẩy hoạt động có hiệu quả của Hiệp hội doanh nghiệp, chẳng hạn cần duy trì câu lạc bộ những nhà doanh nghiệp trẻ. Hạn chế việc kinh doanh nhỏ lẻ, mà cần phải tập trung liên kết để nâng cao hiệu quả hoạt động, nắm bắt thông tin thị trường một cách chính xác và kịp thời.

- Ban lãnh đạo cần chú trọng trong việc nâng cao trình độ qun lý tạo niềm tin cho ngân hàng khi xét duyệt cho vay. Phải thường xuyên nâng cao nhận thức và tầm nhìn chiến lược dài hạn, phải nắm bắt được xu thế kinh doanh khi thị trường có biến động bất lợi cho DN. Nâng cao năng lực quản lý điều hành doanh nghiệp, có phương pháp và chiến lược đào tạo nhân sự thích hợp, từ đó tiếp cận được việc ứng dụng công nghệ mới vào quản lý. Tin học hóa việc quản lý trong doanh nghiệp.

- Minh bạch các thông tin trong doanh nghiệp mà đặc biệt là tài chính, cần có đội ngũ kế toán chuyên nghiệp. Hệ thống kế toán của doanh nghiệp cần chuyên môn hơn, kế

toán nên được kiểm toán bởi một công ty có uy tín như thế sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc vay vốn.

4.3.2 Nhóm giải pháp đối với NHTM

Với những vai trò và tầm quan trọng mà các DNVVN đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế. Trong các năm qua các DNVVN được đánh giá là khu vực kinh tế năng động góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế và giải quyết việc làm cho người lao động. Mặc dù quan trong như vậy nhưng các DNVVN tiếp cận được với nguồn vồn từ ngân hàng là rất hạn chế, chính điều đó đã cản trở sự phát triển của khu vực kinh tế này. Trong bối cảnh hiện nay, việc mở rộng thị phần tín dụng là rất quan trọng đối với các ngân hàng, như vậy hơn ai hết các ngân hàng cần giảm bớt tổn thất về vốn đối với các doanh nghiệp này. Để các doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn ngân hàng thì ngân hàng cần áp dụng một số giải pháp sau:

- Về tài sản thế chấp : Trong quan hệ tín dụng, tài sản thế chấp mang tính chất rất quan trọng trong việc giải quyết nợ cho vay. Đây là một sự cản trở rất lớn khi các

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố rạch giá tỉnh kiên giang (Trang 89)