Năm Chênh lệch
Stt Chỉ tiêu
2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 2013/2011
1 Giá trị đất đai
nhà xưởng 1838,61 1959,24 2039,40 6,56 4,09 10,92
Nguồn : Tổng hợp số liệu khảo sát của tác giả
3.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh và các vấn đề khác của các doanh nghiệp tham gia khảo sát tham gia khảo sát
- Doanh thu trung bình : năm 2011 là 2.228,61 triệu đồng, năm 2012 là 2.749,35 triệu đồng và năm 2013 là 3.304,59 triệu đồng. Tỷ lệ tăng trưởng hằng năm của doanh thu năm 2012 so với năm 2011 là 23,36%, năm 2013 so với năm 2012 là 20,19% và năm 2013 so với năm 2011 là 48,28%. Giai đoạn từ 2011-2013, trung bình doanh số hằng năm tăng 30,61%
Bảng 3.10 : Tình hình doanh thu trong giai đoạn 2011 - 2013
Năm Chênh lệch
Stt Chỉ tiêu
2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 2013/2011
1 Doanh thu trung
bình 2228,61 2749,35 3304,59 23,36 20,19 48,28
Nguồn : Tổng hợp số liệu khảo sát của tác giả
Nhìn chung, tăng trưởng về doanh thu của các doanh nghiệp trong mẫu khảo sát là tương đối cao.
- Lợi nhuận trung bình hằng năm : Trong giai đoạn 2011-2013 của các doanh nghiệp được khảo sát lần lượt là 300,1 triệu đồng, 405 triệu đồng, 516,90 triệu đồng. Mức tăng trưởng lợi nhuận năm 2012 so với năm 2011 là 45,22%, Năm 2013 so với năm 2012 là 26,50%. Tỷ suất lợi nhuận (TSLN) bình quân hằng năm lần lượt 14,44% năm 2011, 16,04% năm 2012 và 17,01% năm 2013. Như vậy, trong giai đoạn 2011-2013 tỷ suất lợi nhuận trung bình của các doanh nghiệp là 15,83%.
Bảng 3.11 : Tình hình lợi nhuận trung bình giai đoạn 2011-2013 Stt Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 2013/2011 1 Lợi nhuận trung bình 300,10 405,00 516,90 34,95 27,62 72,24 2 Tỷ suất lợi nhuận 14,44 16,04 17,01 20,71 3,72 25,21
Nguồn : Tổng hợp số liệu khảo sát của tác giả
Tình hình doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp được khảo sát trên cho ta thấy trong giai đoạn 2011-2013 môi trường kinh doanh ở Rạch Giá vẫn còn hạn chế.
- Về việc tham gia Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Kiên Giang :
Hầu hết các doanh nghiệp trong mẫu khảo sát không là thành viên Hiệp hội (156 doanh nghiệp, chiếm 81,25%) với những lý do chủ yếu sau: không biết đến Hiệp hội, doanh nghiệp nhỏ nên không tham gia, … Điều đó cũng nói lên hoạt động của Hiệp hội các doanh nghiệp của Kiên Giang kém hiệu quả trong những năm qua và điều này cũng có thể làm hạn chế về thông tin thị trường đối với các doanh nghiệp. Có 163 doanh nghiệp chiếm 68,78% cho rằng cần giúp doanh nghiệp về thông tin thị trường.
- Đa số các doanh nghiệp có người thân, bạn bè đang làm chủ doanh nghiệp khác (145 DN chiếm 75,52%).
- Tình hình sử dụng máy móc trang thiết bị :
Có 178 doanh nghiệp trong mẫu khảo sát sử dụng máy móc (chiếm 92,71%). Giá trị trung bình máy móc qua các năm: Năm 2011 giá trị trung bình 372,30 triệu đồng, năm 2012 giá trị trung bình là 380,28 triệu đồng và năm 2013 giá trị trung bình là 414,61 triệu đồng. Giá trị trung bình của máy móc năm 2012 đã tăng so với năm 2011 là 2,14%, năm 2013 so với năm 2011 là 11,36%.
Bảng 3.12: Tình hình sử dụng máy móc trong giai đoạn 2011-2013
Năm Chênh lệch
Stt Chỉ tiêu
2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 2013/2011
1 Giá trị trung bình
máy móc thiết bị 372,3 380,28 414,61 2,14 9,03 11,36
Như vậy có thể nói đầu tư cho máy móc trang thiết bị của các doanh nghiệp tương đối ít, điều đó rất phù hợp với kết luận là các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng chủ yếu là tăng vốn hoạt động và mở rộng xí nghiệp chứ không đầu tư thay đổi kỹ thuật công nghệ. Có thể máy móc thiết bị còn tương đối mới nên việc đầu tư còn chưa chú trọng.
* Môi trường kinh doanh và mặt bằng doanh nghiệp
- Về mức độ rủi ro kinh doanh : Có 95 doanh nghiệp (chiếm 49,48% trong tổng số mẫu khảo sát) cho rằng rủi ro vừa phải, có 56 doanh nghiệp cho rằng rủi ro thấp (chiếm 29,17%). Như vậy, có thể nói mức độ rủi ro trong kinh doanh của các DN không đáng kể.
- Về khả năng doanh thu trong tương lai : Có 48 doanh nghiệp cho biết rằng không thể và không dễ dàng tăng doanh thu trong tương lai (chiếm 30,21% trong tổng số mẫu khảo sát) với lý do có quá nhiều doanh nghiệp cạnh tranh. Bên cạnh đó có 125 doanh nghiệp cho biết dễ dàng tăng doanh thu trong tương lai (chiếm 65,10%) với lý do nhu cầu thị trường còn lớn và khả năng cạnh tranh của DN là rất mạnh so với đối với đối thủ cạnh tranh.
- Về mặt bằng hiện nay của doanh nghiệp (năm 2013) + Về tình trạng mặt bằng sản xuất kinh doanh:
Kết quả khảo sát về tình hình măt bằng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.13 : Tình hình mặt bằng của các doanh nghiệp
Mặt bằng Số lượng DN Tỷ lệ (%) Đang thiếu 18 9,38 Chỉ đủ cho hiện tại 82 42,71 Chỉ đủ cho 1-5 năm tới 40 20,83 Đủ cho dài hạn 52 27,08 Tổng cộng 192 100,00
Nguồn : Tổng hợp số liệu khảo sát của tác giả
Qua kết quả từ bảng 3.13 cho ta thấy hiện nay các doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh trong tình trạng thiếu mặt bằng hay mặt bằng đáp ứng trong thời gian ngắn hạn là đa số (chiếm 72,92% trong tổng số mẫu khảo sát), điều này cũng rất ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo kết quả khảo sát có 89 doanh nghiệp không dễ dàng mở rộng mặt bằng (chiếm 46,35% trong tổng số mẫu khảo sát) với lý do không đủ tiền mua mặt bằng. Bên cạnh đó cũng có 103 doanh nghiệp cho biết dễ dàng mở rộng mặt bằng (chiếm 53,65%).
- Về tình hình cung ứng nguyên vật liệu :
Kết quả khảo sát cho thấy các doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu được cung cấp đầy đủ và kịp thời, cụ thể có 174 DN cho biết vừa đủ và rất dồi dào (chiếm 90,63% tổng số doanh nghiệp được khảo sát). Có 18 doanh nghiệp cho biết rằng thiếu nguyên vật liệu để sản xuất kinh doanh (chiếm 9,37%) với lý do không có nguồn nguyên liệu tại chỗ và hệ thống phân phối chưa hiệu quả.