Các loại hình du lịch và dịch vụ tại Cù lao An Bình:

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI SẢN PHẨM DU LỊCH TẠI CÙ LAO AN BÌNH TỈNH VĨNH LONG (Trang 47)

7. Đóng góp của luận văn

2.2.2.2. Các loại hình du lịch và dịch vụ tại Cù lao An Bình:

Các loại hình du lịch tại Cù lao An Bình

Nếu dựa vào tài nguyên du lịch hiện có thì Cù lao An Bình đã và đang khai thác các loại hình du lịch chủ yếu:

Du lịch sông nước: Dựa vào hệ thống sông ngòi chằng chịt và vị trí Cù lao giữa sông nước mênh mông, thơ mộng, các nhà vườn và các công ty lữ hành đã và đang khai thác thành công loại hình du lịch này với các hình thức như đi xuồng (thuyền) tham quan trong các kênh rạch, nhà vườn (có người chèo hoặc do chính du khách tự chèo; tát mương bắt cá, tham quan các bè nuôi cá nước ngọt được nuôi xung quanh Cù lao... ). Loại hình du lịch này thu hút cả khách trong nước và quốc

tế. Trong tương lai, loại hình du lịch này sẽ còn phát triển hơn nữa khi áp lực công việc ngày càng căng thẳng, môi trường sống bị bê tông hóa và ô nhiễm nặng nề.

Du lịch văn hóa truyền thống: Các di tích lịch sử văn hóa, đình, chùa, nhà thờ, nếp sống mang đậm bản sắc văn hóa của vùng sông nước miền Tây... là những yếu tố cốt lõi để Cù lao An Bình thu hút khách du lịch đến tham quan, nghiên cứu. Đối tượng du khách đối với loại hình du lịch này chủ yếu là những người mộ đạo, tín ngưỡng tôn giáo và thường là người trong nước; khách nước ngoài đến những nơi này thường vì sức hút vì nét đặc trưng, đặc biệt về kiến trúc. Tuy nhiên, hiện nay du lịch văn hóa truyền thống tại Cù lao An Bình chưa phát triển nhiều vì người làm du lịch chưa tập trung khai thác loại hình du lịch này mà chủ yếu là khai thác du lịch sông nước miệt vườn, du lịch sinh thái.

Du lịch sinh thái: Du lịch sinh thái bao hàm cả các loại hình du lịch sông nước, du lịch văn hóa truyền thống, nhưng điểm nhấn là có lồng ghép giáo dục môi trường cho chính du khách và người dân địa phương. Vấn đề này thể hiện rõ trong việc các nhà vườn, các KDL thực hiện đầy đủ các quy định đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, có hệ thống xử lý nước thải, rác thải, có các bảng chỉ dẫn, yêu cầu bảo vệ môi trường... và ý thức bảo tồn văn hóa bản địa cũng khá tốt. Chính điều có sự tác động tương quan giữa nhà vườn làm du lịch, KDL, cộng đồng địa phương và khách du lịch.

Du lịch vườn: Với các dịch vụ như nhà nghỉ homestay, một ngày làm nông

dân (tát mương bắt cá, gặt lúa, trồng cây, thu hoạch trái cây...) một số điểm nhà

vườn tại Cù lao An Bình đã khai thác thành công với loại hình du lịch này.

Nếu dựa vào mục đích, nhu cầu đi du lịch thì du lịch tại Cù lao An Bình đã đáp ứng được những loại hình du lịch sau đây:

Du lịch nghỉ ngơi, giải trí;

Du lịch tham quan, nghiên cứu;

Du lịch thể thao: với các dịch vụ đi xe đạp trong đường làng, tập chèo xuồng,

Các dịch vụ du lịch:

Dịch vụ lưu trú: Chủ yếu là nhà nghỉ homestay, có 02 dạng là nghỉ trong nhà

dân với những phòng ngủ tập thể (6 – 10 người), phòng nghỉ gia đình (2 – 4 người)

và nhà nghỉ riêng biệt (các phòng được xây dựng theo kiến trúc đơn giản, vật liệu

xây dựng gọn, nhẹ; các phòng liên kề nhau, phòng ngủ đơn hoặc đôi). Nếu dựa vào tiêu chí đánh giá sức chứa tại các điểm du lịch nhà vườn thì đa số là kém vì sức chứa dưới 100 khách/ngày; nếu đánh giá tổng thể sức chứa du khách tính trên tổng số nhà vườn thì vào loại trung bình từ 100 – 500 người/ngày. Nếu xét sức chứa như thế thì cần phải đầu tư mở rộng quy mô để đón tiếp nhiều khách du lịch hơn nhưng vấp phải vấn đề là đối tượng khách du lịch sử dụng dịch vụ này lại thích sự đơn

giản, nhỏ lẻ (ở trong nhà dân) và ngại sự đầu tư quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến môi

trường và văn hóa bản địa nơi họ đến. (xem Bảng 2.2., phụ lục 1).

Dịch vụ nhà hàng ẩm thực: Đối với dịch vụ này, tại các KDL thì có quy mô

nhà hàng lớn (sức chứa từ 100 – 200 khách); tại các nhà vườn thì quy mô nhỏ hơn

phục vụ từ 100 khách trở xuống.

Dịch vụ vui chơi, giải trí: Dịch vụ vui chơi giải trí trên Cù lao An Bình: đi thuyền tham quan các điểm nhà vườn, ngắm cảnh, tát mương bắt cá, thu hoạch trái cây, đi xe đạp trong đường làng, các trò chơi trên sông, cưỡi đà điểu, trượt cỏ, nghe đờn ca tài tử...

Dịch vụ mua sắm: Hiện nay dịch vụ này có nhưng không nhiều, các mặt hàng quà lưu niệm không mang nét đặc trưng của Cù lao An Bình. Các mặt hàng được bày bán là những sản vật từ nhiều địa phương khác mang tới, nhiều nhất là của Bến Tre với những sản phẩm được làm từ cây dừa, kế đến là các sản phẩm thổ cẩm của người Tây nguyên và khá nhiều những sản phẩm được sản xuất công nghiệp, nhiều nhưng kém hấp dẫn.

Dịch vụ phục vụ

o Về nhân viên phục vụ: Mặc dù nhân lực du lịch hạn chế về trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ nhưng có thể đánh giá qua lòng nhiệt tình, sự quan tâm và sự sẵn sàng phục vụ của nhân viên, đây là lợi thế sẵn có vì bản chất, tính cách của

người miền Tây, người miệt vườn là thân thiện, chất phác, vui vẻ, dễ gần dễ mến và rất nhiệt tình.

o Về dịch vụ vận chuyển: Hệ thống giao thông đường bộ trên Cù lao An Bình có thể lưu thông xe 15 chỗ, tuy nhiên dịch vụ vận chuyển đang được người dân thực

hiện là mô tô (xe ôm), một số điểm nhà vườn có dịch vụ cho du khách thuê xe đạp

để đi dạo quanh đường làng; còn lại chủ yếu vận chuyển khách đến và tham quan xung quanh Cù lao An Bình là phương tiện đường sông như tàu, ghe, xuồng. Tuy nhiên một số điểm bị ảnh hưởng bởi chế độ thủy triều do lòng sông, kinh, rạch bị bồi lắng…

o Về dịch vụ cứu hộ: Hiện nay chưa có một địa điểm hay một đơn vị doanh nghiệp nào chuyên biệt, đa số là các tàu thuyền, các chủ vườn tự chuẩn bị, tự đảm bảo theo quy định của Nhà nước, do vậy đây cũng là một vấn đề khiến khách du lịch băn khoăn.

2.3. Kết quả nghiên cứu sự hài lòng của du khách về chất lƣợng sản phẩm du lịch tại Cù lao An Bình

2.3.1. Thông tin về đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành phỏng vấn trên 250 mẫu, thu về 221 mẫu (xem phụ

lục 2). Nghiên cứu được thu thập từ khách du lịch đến tham quan, nghỉ ngơi và sử dụng các dịch vụ khác tại KDL Vinh Sang và các nhà vườn Mai Quốc Nam (1- 2), Mười Hưởng, Hai Đào... Các mẫu điều tra được phát thuận tiện, sau khi tiến hành điều tra, thu thập thông tin và xử lý số liệu, nghiên cứu có những thông tin như sau:

2.3.1.1. Thông tin về độ tuổi và giới tính

Qua kết quả phân tích dựa trên số liệu điều tra trực tiếp 221 khách du lịch tại

Cù lao An Bình, số liệu ở bảng 2.6 (xem phần phụ lục 1) cho thấy tỷ lệ du khách là

nữ cao hơn du khách nam là 10,51%; khách du lịch có số tuổi nhỏ nhất là 13 tuổi, lớn nhất là 79 tuổi; từ 18 – 35 tuổi là đối tượng khách ở độ tuổi thanh niên nên nhu cầu đi du lịch để tìm hiểu, học tập chiếm đa phần 58,83%; từ 36 – 50 tuổi chỉ chiếm

12,66% có thể do bị ảnh hưởng bởi thời gian lao động và thời gian nghỉ phép, nghỉ lễ; dưới 18 tuổi chiếm 12,6% phần lớn trong tỷ lệ này là các em trung học phổ thông gần địa phương tự tổ chức đi tham quan, còn các em là khách nước ngoài thì đi du lịch cùng gia đình; với độ tuổi trên 50 thì chiếm tỷ lệ khá 23,07% vì đây là đối tượng có đủ điều kiện về thời gian, chi phí để đi du lịch.

Đối tượng khách đa dạng lứa tuổi có thể giúp nghiên cứu tiếp cận được nhiều đánh giá khác nhau vì tâm lý lứa tuổi khác nhau, do vậy khi đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch sẽ khách quan hơn.

2.3.1.2. Thông tin về trình độ văn hóa

Trình độ của đối tượng khách du lịch được nghiên cứu (xem biểu đồ 2.1 phụ

lục 1) cho thấy khách du lịch có trình độ dưới đại học chiếm 23%, đây là tỷ lệ tương đối khá, có thể là những người buôn bán, kinh doanh hoặc công nhân… Khách du lịch có trình độ đại học chiếm đa số 32%, đây là đối tượng khách được xem là có thu nhập ổn định nên họ có điều kiện để đi tham quan, du lịch và là đối tượng thường xuyên đi công tác kết hợp đi du lịch; khách có trình độ trên đại học chiếm 16,7% là đối tượng khách được xem là khá khó tính và chuyên nghiệp, họ cần thỏa mãn những nhu cầu dịch vụ ngày càng cao, với tỷ lệ này rõ ràng Cù lao An Bình là điểm đến đầy hấp dẫn; tỷ lệ từ chối trả lời về trình độ văn hóa của khách du lịch

chiếm đến 28,1%, có thể là do những lý do tế nhị (nhu cầu được tôn trọng) hay bảo

mật riêng tư…

2.3.1.3. Thông tin về quốc tịch

Trong 221 khách du lịch đã được hỏi ý kiến thì tỷ lệ khách trong nước cao hơn

khách quốc tế là 23%, tỷ lệ này chiếm gần 1,5 lần (xem biểu đồ 2.2 phụ lục 1). Điều

này cũng dễ dàng lý giải vì trên thực tế lượt khách trong nước đến Cù lao An Bình cao hơn khách quốc tế. Nhưng khách quốc tế lại là đối tượng có thu nhập và khả năng chi trả cao. Do vậy, thị trường khách trong nước là đối tượng cần được nghiên cứu và khai thác hợp lý hơn nhưng cũng cần nghiên cứu xúc tiến du lịch đến khách quốc tế để tăng doanh thu du lịch cho người dân địa phương.

2.3.1.4. Thông tin về thu nhập

Vì tính chất bảo mật của thu nhập và lý do nhạy cảm khách nên phần lớn

khách du lịch từ chối trả lời (chiếm 50,22%) (xem biểu đồ 2.3. phụ lục 1). Khách có

thu nhập từ 2 – 4 triệu đồng/ háng chiếm 16,74%, đây được xem là mức thu nhập tương đối, có thể chi trả cho việc đi du lịch gần, mức dịch vụ vừa phải; khách có thu nhập từ 5 – 7 triệu đồng/tháng chỉ chiếm 2,72%; khách có thu nhập trên 7 triệu chiếm 30,32 %, đối tượng chủ yếu này là những du khách quốc tế 57/67, khách trong nước chỉ 10/67 chiếm 14,9%, điều này cho thấy mức thu nhập cao đối với khách trong nước là hạn chế và mức thu nhập cao của khách quốc tế thể hiện việc chi trả cho dịch vụ du lịch nhiều, nhưng không đồng nghĩa với việc họ sẵn sàng cho việc nâng giá và hiện tượng phân biệt giá bán sản phẩm đối với khách là người nước ngoài, ngược lại nếu dịch vụ đáp ứng tốt họ rất sẵn lòng chi tiêu cho việc đi du lịch. 2.3.2. Sở thích của khách du lịch 2.3.2.1. Số lần du khách đến An Bình 98% 2.00% 0 0 43.40% 36.70% 7.40% 12.50% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% Lần đầu 2 – 4 lần 5 – 7 lần Trên 7 lần Trong nước Quốc tế

Biểu đồ 2.5. Biểu đồ thể hiện số lần du khách đến với Cù lao An Bình

(Nguồn:Kết quả xử lý số liệu điều tra thực tế (xem phụ lục 1))

Qua phân tích và xử lý số liệu nghiên cứu thì biểu đồ 2.5 thể hiện số lần du khách đến Cù lao An Bình cho thấy, khách quốc tế đến Cù lao An Bình lần đầu tiên

chiếm đến 98%, từ 2 – 4 lần chỉ có 2,0%, từ 5 đến trên 7 lần là hoàn toàn không có. Điều này đặt ra một vấn đề lớn là khách du lịch có thích quay trở lại du lịch Cù lao An Bình hay không vì tỷ lệ quay trở lại như thế là quá thấp. Chất lượng dịch vụ, chất lượng sản phẩm du lịch đã chưa làm hài lòng du khách. Trên thực tế, không chỉ du lịch Cù lao An Bình mà ngành du lịch Việt Nam cũng lâm vào tình cảnh, khách đến một lần và ít khi quay trở lại vì nhiều lý do khác nhau, không phải vì tài nguyên du lịch kém hấp dẫn mà vì trình độ khai thác và phục vụ du lịch hạn chế, một số vấn

đề liên quan đến thủ tục hành chính, hay về nạn “chặt chém du khách”… Đối với

khách trong nước thì đến Cù lao An Bình trên 7 đạt được 12,5%, từ 5 – 7 lần có 7,4%, từ 2 – 4 lần là 36,7%, đến lần đầu đạt 43,4%. Trên Cù lao An Bình có 22 điểm nhà vườn và khu du lịch là điều kiện tốt để thu hút khách đến nhiều lần, tuy nhiên nếu sản phẩm giống nhau hoàn toàn sẽ dễ gây nhàm chán cho du khách, chính vì thế mà tỷ lệ đến nhiều lần tại An Bình cũng chiếm tỷ lệ còn rất thấp. Làm sao để du khách thích thú và thu hút khách và trở lại với Cù lao An Bình nhiều lần là bài toán khó cho Cù lao An Bình và cho nghiên cứu này.

2.3.2.2. Hình thức đi du lịch Cù lao An Bình của du khách

62.40% 37.60%

Tự tổ chức Mua tour

Biểu đồ 2.6. Hình thức du khách đi du lịch Cù lao An Bình

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra thực tế (xem phụ lục 1))

Theo kết quả nghiên cứu về hình thức đi du lịch đến Cù lao An Bình của khách du lịch thì có đến 62,4% tự tổ chức đi và 37,6% mua tour từ các công ty lữ hành. Có

thể là do sở thích của khách muốn chủ động về thời gian, điểm đến… Điều này cho thấy sự chủ động của du khách khi lựa chọn điểm đến trên Cù lao An Bình là cơ hội để các nhà vườn xúc tiến trực tiếp và không cần qua công ty trung gian, vì vậy cần đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá tại các điểm nhà vườn. Mặt khác, các công ty lữ hành còn một tiềm năng khai thác từ dòng khách tự tổ chức đi du lịch là rất lớn, cũng là cơ hội cho các công ty lữ hành tại địa phương khai thác.

2.3.2.3. Sở thích lựa chọn sản phẩm lưu niệm của du khách

94.60% 5.40%

Sản phẩm thủ công Sản phẩm công nghiệp

Biểu đồ 2.7. Sở thích lựa chọn sản phẩm quà lƣu niệm của khách du lịch

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra thực tế (xem phụ lục 1))

Biểu đồ 2.7 thể hiện rõ sở thích và sự lựa chọn sản phẩm lưu niệm được làm thủ công bằng tay chiếm đến 94,6%; sự lựa chọn sản phẩm quà sản xuất công nghiệp chỉ chiếm 5,4%. Đây là tâm lý chung của khách du lịch vì ai cũng có nhu cầu mua quà lưu niệm nhưng họ thích sản phẩm với sự công phu và tinh tế từ chính bàn tay của các nghệ nhân, mang được cái hồn của bản sắc văn hóa tại nơi mà họ đến.

2.3.3. Kết quả nghiên cứu sự hài lòng của du khách qua phân tích dữ liệu tần số, tỷ lệ phần trăm tỷ lệ phần trăm

2.3.3.1. Sự hài lòng của du khách về những chỉ tiêu lực hút của sản phẩm du lịch

1.40% 6.40% 42.50% 35.30% 14.40% 0% 5.00% 28.50% 50.20% 16.30% 0.50% 7.20% 46.60% 35.30% 10.40% 0.90% 8.20% 34.90% 42.50% 13.50% 0.00% 50.00% 100.00% Sự đa dạng sp dl Thắng cảnh tự nhiên Tài nguyên du lịch nv Tính kiên kết Rất không hài lòng Không hài lòng Bình thường Khá hài lòng Rất hài lòng

Biểu đồ 2.8. Mức độ hài lòng của du khách về các chỉ tiêu tạo lực hút du lịch

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra thực tế (xem phụ lục 1))

Qua kết quả nghiên cứu từ 221 khách du lịch về các chỉ tiêu tạo lực hút đối với

du lịch An Bình, về cơ bản du khách chủ yếu chọn phương án đánh giá “bình

thường” và “khá hài lòng”; ở mức độ “rất hài lòng” dao động từ 10,4% đến 16,3% đối với các chỉ tiêu tính liên kết giữa các điểm du lịch, tài nguyên du lịch nhân văn,

thắng cảnh tự nhiên và sự đa dạng của sản phẩm du lịch. Mức độ “không hài lòng

về sự đa dạng sản phẩm du lịch là khá lớn chiếm 42,5%; không hài lòng về mức độ khai thác các tài nguyên du lịch nhân văn chiếm đến 46,6 %; chiếm tỷ lệ cũng không nhỏ đối với việc không hài lòng về mức độ liên kết giữa các điểm du lịch trên Cù lao An Bình là 34,9%. Những điều này cho thấy sự hạn chế và cần khắc

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI SẢN PHẨM DU LỊCH TẠI CÙ LAO AN BÌNH TỈNH VĨNH LONG (Trang 47)