Khái niệm về sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI SẢN PHẨM DU LỊCH TẠI CÙ LAO AN BÌNH TỈNH VĨNH LONG (Trang 26)

7. Đóng góp của luận văn

1.2.3. Khái niệm về sản phẩm du lịch

Từ những khái niệm về “du lịch” có thể thấy rằng khi đề cập đến khái niệm

sản phẩm du lịch thì đây cũng là một vấn đề khá phức tạp vì đã có không ít các nhà nghiên cứu không đồng tình với việc du lịch có sản phẩm mà nó là kinh nghiêm khi đi du lịch. Lẽ đương nhiên cũng có khá nhiều khái niệm về sản phẩm du lịch.

Theo Tổ chức du lịch thế giới (WTO): “Sản phẩm du lịch là một tổng thể phức tạp bao gồm nhiều thành phần không đồng nhất cấu tạo thành, đó là tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ sở vật chất – kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, dịch vụ du lịch và đội ngũ cán bộ - nhân viên du lịch. Sản phẩm du lịch bao gồm cả sản phẩm hữu hình và vô hình”.

Theo Michael M. Coltman: “Sản phẩm du lịch có thể là một món hàng cụ thể

như thức ăn, hoặc một món hàng không cụ thể như chất lượng dịch vụ, bầu không khí tại nơi nghỉ mát ” [22, tr 27].

Theo Luật Du lịch Việt Nam thì “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần

thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”. Các dịch vụ trong khái niệm này bao gồm: Dịch vụ lữ hành; dịch vụ vận chuyển; dịch vụ lưu trú, ăn uống; dịch vụ vui chơi giải trí; dịch vụ thông tin hướng dẫn và các dịch vụ có liên quan khác.

Theo Giáo trình Kinh tế du lịch của GS.TS. Nguyễn Văn Đính – PGS.TS Trần

Thị Minh Hòa thì “Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du

khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó” [10, tr 31].

Các khái niệm đều nhìn nhận tính phức hợp của sản phẩm du lịch và chủ yếu là làm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch. Vậy, sản phẩm du lịch là kết quả hoạt động của ngành du lịch trên cơ sở sử dụng tối ưu các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, điều kiện kinh tế - xã hội. Trong phạm vi đề tài

nghiên cứu này, chúng tôi đã dựa vào thành phần như tài nguyên du lịch (tài nguyên

tự nhiên, tài nguyên nhân văn), cơ sở vật chất – kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, dịch vụ du lịch và đội ngũ cán bộ - nhân viên du lịch, sự sẵn sàn đón tiếp của cộng đồng địa phương để hình thành bảng câu hỏi điều tra sự hài lòng của du khách đối với chất lượng sản phẩm du lịch tại Cù lao An Bình.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI SẢN PHẨM DU LỊCH TẠI CÙ LAO AN BÌNH TỈNH VĨNH LONG (Trang 26)