7. Đóng góp của luận văn
2.3.3.5. Sự hài lòng của du khách về nhân viên phục vụ
0 5.00% 42.50% 38% 14.50% 0.90% 6.30% 45.20% 37.20% 10.40% 0.50% 6.30% 34.80% 38.90% 19.50% 2.30% 14.50% 42% 28.50% 12.70% 0.50% 2.70% 38.40% 38% 20.40% 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1 Mức độ chuyên nghiệp Phong cách và KNGT Sự quan tâm của NV Trình độ ngoại ngữ NV Trang phục của NV Rất không hài lòng Không hài lòng Bình thường Khá hài lòng Rất hài lòng
Biểu đồ 2.12. Mức độ hài lòng của du khách về nhân viên phục vụ
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra thực tế (xem phụ lục 1)
Về cơ cấu lao động du lịch thực tế tại các điểm nhà vườn như đã trình bày thì vẫn còn hạn chế về số lượng lẫn chất lượng. Biểu đồ 2.12. thể hiện mức độ hài lòng
của du khách về nhân viên phục vụ du lịch tại các điểm vườn, KDL trên Cù lao An
Bình. Mức độ “rất hài lòng”, “khá hài lòng” và “bình thường” của du khách đánh
giá trong khoảng 83 - 96% đối với các chỉ tiêu trang phục, trình độ ngoại ngữ, sự quan tâm của nhân viên, phong cách phục vụ và kỹ năng giao tiếp, mức độ chuyên nghiệp về chuyên môn nghiệp vụ. Đối với chỉ tiêu mang ý nghĩa tác động từ bên
ngoài như trang phục của nhân viên (thường là áo bà ba, đội nón lá đối với nhân
viên nữ; áo sơ mi, quần tây đối với nhân viên nam) được đánh giá “rất hài lòng” với
20,4%, chiếm tỷ lệ cao nhất trong các tỷ lệ về mức “rất hài lòng” của các chỉ tiêu,
kế đến là chỉ tiêu sự quan tâm của nhân viên cũng được đánh giá “rất hài lòng”
19,5% . Song, mức độ đánh giá “không hài lòng” về chỉ tiêu trình độ ngoại ngữ của
nhân viên không phải là thấp, chiếm đến 14,5% và 2,3% “rất không hài lòng” Cùng
chỉ tiêu, đây là hạn chế đương nhiên khi nhà vườn làm du lịch hoặc đối với KDL chỉ phù hợp thu hút khách nội địa nên vấn đề ngoại ngữ của nhân viên ít được quan tâm. Chính điều này là hạn chế chung cho ngành du lịch Việt Nam chứ không riêng cho du lịch An Bình. Đội ngũ hướng dẫn viên có thể trình bày rất lưu loát về lịch sử
văn hóa vùng miền Việt Nam để chuyển tải hết “hồn dân tộc” cho du khách cảm
nhận là một điều rất khó, cần có sự đầu tư và đào tạo lâu dài. Khách du lịch cũng
thể hiện sự “không hài lòng” với chỉ tiêu sự quan tâm của nhân viên là 6,3%, với chỉ
tiêu phong cách và kỹ năng giao tiếp cũng là 6,3%, chỉ tiêu mức độ chuyên nghiệp là 5,0%, càng cho thấy vấn đề đào tạo nhân viên phục vụ trong du lịch trong thời gian tới phải được đầu tư đào tạo.
2.3.3.6. Sự hài lòng của du khách về dịch vụ mua sắm hàng quà lưu niệm 0.90% 2.30% 0.50% 0 2.30%