Công tác quảng bá, xúc tiến

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI SẢN PHẨM DU LỊCH TẠI CÙ LAO AN BÌNH TỈNH VĨNH LONG (Trang 44)

7. Đóng góp của luận văn

2.1.1.4. Công tác quảng bá, xúc tiến

Theo kết quả điều tra (xem biểu đồ 2.4, phụ lục 1) cho thấy du khách biết đến

Cù lao An Bình qua kênh thông tin bạn bè và người thân giới thiệu là đa số, chiếm

57%, trong đó khách nội địa chọn phương án này nhiều hơn (115/221 chiếm 52%).

Du khách biết Cù lao An Bình qua mạng thông tin internet và báo đài lần lượt chiếm 14% và 5%. Đa số khách quốc tế chọn phương án trả lời biết đến Cù lao An

Bình qua kênh thông tin “khác”với những thông tin đã gợi ý, có thể là do khi mua

tour du lịch từ một công ty lữ hành thì du khách phụ thuộc vào sự lựa chọn của công ty, hiếm khi họ chủ động đến nhờ vào thông tin biết từ trước, nếu có thì rơi vào trường hợp những người tự tổ chức đi nhờ tìm hiểu thông tin từ báo, đài, mạng xã

hội…mà chúng ta thường hay gọi “Tây ba lô”, là đối tượng khách đi với chi phí

thấp, tự tìm hiểu điểm đến.

Từ những kết quả trên đã phần nào thể hiện vấn đề về công tác quảng bá, xúc tiến và tổ chức du lịch tại Cù lao An Bình còn tồn tại nhiều vấn đề hạn chế. Một trong những điểm quan trọng nhà quản lý du lịch cần xem xét là việc tổ chức xúc tiến, thu hút khách trực tiếp đến các điểm du lịch hoặc phân bổ khách du lịch đến các điểm vườn như thế nào cho thật hợp lý, bởi vì nhiều năm qua, khách đến Cù lao An Bình chủ yếu thông qua những công ty lữ hành do vậy thời gian lưu lại điểm rất ít, chỉ là điểm dừng chân tạm thời để ăn uống, nghỉ ngơi buổi trưa hoặc một đêm, như thế người dân làm du lịch rất khó khai thác và tăng thêm thu nhập từ du lịch. Ngược lại, ngay chính những công ty lữ hành cũng đã có ý kiến đóng góp với các nhà vườn về sức hấp dẫn, sự mới lạ và chất lượng dịch vụ của các nhà vườn cũng

cần nâng cao thì họ mới có thể đưa khách đến với thời gian dài hơn. Vấn đề tiếp theo là một số điểm nhà vườn không có mối liên kết, hợp tác tốt với công ty du lịch Cửu Long, công ty lữ hành ngoài tỉnh, trong tỉnh thì ít được phân bố khách đến, hệ quả tiếp theo là các nhà vườn tự tranh nhau đón khách ngay từ bến tàu du lịch, làm ảnh hưởng đến hình ảnh chung của du lịch Cù lao và Vĩnh Long, càng cho thấy khâu tổ chức, liên kết vẫn còn đó những khó khăn, những hạn chế nhất định làm ảnh hưởng chung đến chất lượng sản phẩm du lịch Cù lao An Bình và tỉnh Vĩnh Long.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI SẢN PHẨM DU LỊCH TẠI CÙ LAO AN BÌNH TỈNH VĨNH LONG (Trang 44)