Phát triển thêm dịch vụ du lịch mới

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI SẢN PHẨM DU LỊCH TẠI CÙ LAO AN BÌNH TỈNH VĨNH LONG (Trang 78)

7. Đóng góp của luận văn

3.2.2.2.Phát triển thêm dịch vụ du lịch mới

Triết lý sinh tồn của du lịch là “Lạ” (PGS.TS. Nguyễn Phạm Hùng). Vì thế với

những dịch vụ, sản phẩm du lịch đưa vào khai thác trong thời gian dài cũng cần có sự đổi mới và bổ sung thêm để du khách không bị nhàm chán. Từ tiềm năng và tài nguyên du lịch hiện có, Cù lao An Bình có thể phát triển thêm các loại hình dịch vụ mới như:

- Dịch vụ mua sắm:

+ Sản phẩm quà lưu niệm: Đây là dịch vụ thật sự rất cần thiết, dịch vụ này đang bị bỏ rơi hoàn toàn tại Cù lao An Bình, trong khi đó doanh thu du lịch phần này chiếm tỷ trọng rất lớn tại các nước du lịch phát triển. Để thực hiện được dịch vụ này, cần có sự quy hoạch của Nhà nước để mở các làng nghề, đặc biệt lưu ý đến sản phẩm mang tính đặc trưng của vùng và sự tiện dụng đối với sản phẩm. Khách nước ngoài không thể mang một chiếc chiếu cối về, nếu có mang nón lá hay hàng thổ cẩm thì cũng không đến lượt du lịch Vĩnh Long. Trên thực tế, nghề gốm Cổ Chiên có thể đưa vào xây dựng và phát triển thành sản phẩm quà lưu niệm đặc trưng của tỉnh, của Cù lao An Bình nhưng sản phẩm phải được đầu tư về mặt ý tưởng khác biệt bởi du khách không thể mang những sản phẩm gốm quá lớn như hiện nay. Các sản phẩm gốm nên có kích thước nhỏ, gọn, hình dáng và kiểu mẫu nên hiện thực hóa những con vật là thú cưng hay những hình ảnh đặc trưng của Cù lao An Bình như nhà cổ, thuyền, ghe, xuồng, nhạc cụ trong đờn ca tài tử; con cờ trong bộ cờ vua, cờ tướng; bình hoa nhỏ; tranh bằng đất nung ... Điều này có thể học kinh nghiệm từ một số sản phẩm đặc trưng của các tỉnh khác như Đà Lạt có sản phẩm len, Hội An có đèn lồng, Mỹ Sơn có tháp Chăm, Đà Nẵng có đá non nước... Vậy thì Vĩnh Long (Cù lao An Bình) có gốm đỏ. Tuy nhiên, trong tương lai nghề gốm nung bằng lò đốt trấu bị cấm, do vậy nếu tính về lâu dài có thể phát triển các nghề như đan thảm lục

bình, đan lát, tranh thêu, tranh sáng tạo từ các nguyên liệu tái chế như vỏ cây, bông lúa, hạt gạo…

+ Khu mua sắm: Cần quy hoạch một địa điểm trung tâm trên Cù lao An Bình

để hình thành khu mua sắm (khác với chợ hiện có), không nên bán tràn lan tại các

điểm nhà vườn. Khu mua sắm này thay vì đầu tư xây dựng như siêu thị hiện đại thì nên theo kiến trúc và văn hóa chợ miệt vườn, cho người dân tham gia kinh doanh những mặt hàng trái cây, ẩm thực, quà lưu niệm, ...

- Dịch vụ giải trí ban đêm:

Những dịch vụ này nhằm tăng thời gian lưu trú tại Cù lao An Bình và kích cầu đối với du khách thay vì buổi tối chỉ có ngủ như hiện nay.

+ Mua sắm cả ngày và đêm: Khi hình thành được khu mua sắm thì việc khai khác dịch vụ này sẽ mang lại sức sống về đêm cho du lịch Cù lao An Bình.

+ Nghe đờn ca tài tử trên sông: Hiện nay dịch vụ đờn ca tài tử chỉ phục vụ cho những du khách nào có yêu cầu và thường phục vụ tại homestay nên thiếu hẳn sự

hấp dẫn về đầu tư cho chương trình phục vụ. Có thể học tập kinh nghiệm từ “ca

Huế trên sông Hương” thì du lịch Cù lao An Bình có “đàn ca tài tử trên sông Tiền”.

Cần có sự đầu tư về cơ sở vật chất (tàu, thuyền, âm thanh), đầu tư nhân lực (nghệ

nhân đàn, hát và người giới thiệu chương trình để giới thiệu được giá trị đặc sắc của loại hình nghệ thuật này).

+ Ngủ trên thuyền: Thay vì du khách chỉ ngủ homestay (đã rất phát triển nhưng bị trùng lắp và sẽ bị nhàm chán nếu không đổi mới trong thời gian dài) thì khai thác thêm dịch vụ ngủ trên thuyền. Rút kinh nghiệm từ những tỉnh đã áp dụng loại dịch vụ này khi khai thác phải nghiên cứu và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho du khách.

+Tổ chức các show: Có thể là show như soi ếch, nhái, show giăng lưới bắt cá… các show đều có treo giải thưởng để khuyến khích khách du lịch tham gia.

- Dịch vụ làm nông dân kiểu mới:

Các dịch vụ “một ngày làm nông dân” bao gồm: tát mương bắt cá, thu hoạch

nông sản, gặt lúa… đã được khai thác rất hiệu quả. Tác giả đưa ra thêm dịch vụ mới vẫn dựa trên nền cũ nhưng có sự kết nối lâu dài và kế hợp với khoa học kỹ thuật.

Đây là dịch vụ bao gồm những công việc liên kết nhau và có tính lâu dài. Du khách sẽ tham gia dịch vụ này như vừa là người hưởng thụ vừa là người góp phần vào sản xuất và cũng là người góp công trong bảo vệ môi trường. Du khách sẽ mua cây

giống (có thể là cây ăn trái lâu năm hoặc cây ngắn ngày tùy sự lựa chọn của du

khách) tại địa điểm tổ chức loại hình dịch vụ này hoặc tại một trung tâm cây giống trên địa bàn Cù lao hoặc tỉnh Vĩnh Long. Du khách sẽ được bố trí đến trồng cây giống này tại khu vực được quy hoạch dành cho du khách trồng cây, sau khi trồng

du khách sẽ được gắn một bảng tên lưu niệm ngay tại gốc cây đó (ghi họ tên, quê

hương của du khách, ngày tháng đã trồng cây giống cây này và ghi vào sổ lưu niệm gắn với hình của khách). Du khách sẽ được giới thiệu về kỹ thuật chăm sóc cây (tiêu chuẩn Việt GAP hay Global GAP), thời gian thu hoạch trái. Du khách sẽ có các dịch vụ sau để lựa chọn: một là, du khách chi trả một khoản tiền để người dân

chăm sóc rồi gửi trái cây thành phẩm cho du khách (trong khoảng thời gian này du

khách sẽ được thông tin qua internet về cây trồng của mình); hai là, du khách hàng tháng quay trở lại chăm sóc cây cho đến khi thu hoạch trái; ba là, du khách quay trở lại tự thu hoạch nhưng vẫn thuê người chăm sóc. Với dịch vụ này chính du lịch Cù lao An Bình tạo cơ hội cho du khách đến và quay trở lại với Cù lao An Bình nhiều lần. Thậm chí, họ sẽ mời thêm người thân đến để tham quan cây họ đã trồng. Về thời gian lâu dài, khu vườn này trở thành khu vườn lưu niệm rất có giá trị.

Ngoài trồng cây ăn trái, cây thực phẩm ngắn ngày, có thể áp dụng với việc trồng cây kiểng, cây mai, vì Cù lao An Bình nổi tiếng với làng mai vàng Phước Định.

- Dịch vụ giải trí mới với các trò chơi dân gian

Các trò chơi dân gian hiện nay bị lãng quên trước những làn sóng đổi mới, hiện đại, không chỉ trẻ con mà ngay cả người lớn hầu như cũng rất mong muốn có đôi lần được quay về thời thơ ấu, chơi những trò chơi dân gian, tuy đơn giản, mộc mạc nhưng lại đầy tính sáng tạo. Nắm được tâm lý này, chúng ta có thể đưa vào khai thác dịch vụ giải trí bằng các trò chơi dân gian như: tán u, tu na, bắn bi, cò (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chẹp, thách đấu cờ tướng, thi bắt vịt, cỡi trâu () đua, làm tàu thả sông bằng cây chuối, thi cất nhà chòi, đua rước dâu kiệu tay, quan trạng về làng ...

Khu du lịch Vinh Sang có khu trò chơi dân gian như ném bóng, ném vòng, bắn súng, quay số,... những trò chơi này cũng khá hay nhưng mang tính chất may mắn, hình thức chơi cá nhân mà chưa thể hiện được sự phối hợp và tinh thần đồng đội, tạo sự phấn khích từ sự mới lạ, sự thách đấu từ đối thủ hoặc thể hiện được bản lĩnh của người tham gia. Với nhu cầu được thể hiện, được tôn trọng của các đối tượng đi du lịch thì rõ ràng việc đưa các trò chơi dân gian trên vào khai thác sẽ mang lại những hiệu quả rất thiết thực.

- Dịch vụ tham quan sinh vật cảnh và mua dụng cụ sửa kiểng

Những năm gần đây phong trào sinh vật cảnh hoạt động rất phát triển, các lớp đào tạo từ căn bản đến nâng cao về chăm sóc và chỉnh sửa hoa kiểng, nuôi cá cảnh, chó cảnh, chim cảnh... được tổ chức thường xuyên, vừa là hình thức vui chơi, bảo vệ môi trường – sinh thái, vừa là ngành nghề kinh doanh mới, do vậy nhu cầu tham quan, học hỏi của đối tượng này là không nhỏ, có thể phát triển thành dịch vụ du lịch. Dựa vào làng mai vàng Phước Định để mở thêm dịch vụ này vừa đón khách du lịch, vừa giới thiệu sản phẩm mai vàng, vừa buôn bán mai và các dụng cụ sửa kiểng hay công nghệ, kinh nghiệm chăm sóc, vừa tạo cơ hội để các nghệ nhân tại chỗ học hỏi, giao lưu thêm.

- Dịch vụ bổ trợ trong ẩm thực tại các nhà hàng, nhà dân

Ngoài việc phục vụ ăn, uống với những món ăn theo văn hóa ẩm thực Nam bộ như hiện nay thì các nhà vườn, nhà hàng KDL cần có những dịch vụ bổ sung để tăng sự hấp dẫn đối với du khách, trong đó:

+ Tiếp tục phát huy những dịch vụ đã khai thác như hướng dẫn khách làm chả giò, gói bánh tét; nên đưa cách làm những loại bánh cổ truyền vào cho du khách học

làm như bánh xèo, bánh ướt, bánh tráng (hình thành lại nghề bánh tráng)...; hình

thành khu vực bán bánh truyền thống (dân gian hay hàng rong) trên xuồng trong

+ Nên tăng cường danh sách các món ăn mới vì món ăn hiện nay bị trùng lắp giữa Cù lao An Bình với du lịch nhà vườn các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre như cá tai tượng chiên xù, canh chua cá bông lau, cá lóc kho tộ... Có thể khai thác món ăn chay được chế biến từ thực vật như các món nấm: nấm luộc, nấm xào, nấm kho,

nấm chưng... và đặt tên cho món ăn cũng thật hấp dẫn (Thế giới nấm) để gây sự tò

mò cho du khách. Gian bếp được bố trí để khách có thể nhìn thấy cách chế biến và

nghe được đầu bếp giải thích về món ăn (công dụng, cách dùng...), khách có thể

ngửi thấy mùi hương của món ăn, kích thích vị giác của du khách qua thị giác, thính giác. Ngoài món ăn theo văn hóa địa phương thì nên phục vụ thêm những món ăn Âu, Á khác để đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thực khách.

+ Tổ chức các show trong ẩm thực như: Thi nấu ăn giữa các đầu bếp, thi nấu

ăn dành cho khách (có giấy chứng nhận và giải thưởng), hoặc tổ chức dạy cách chế

biến món ăn cho du khách và học cách chế biến món ăn từ du khách... tất cả các show đều hướng đến sự hợp tác của cả đôi bên và nên có quay phim hoặc chụp hình để ghi lại những khoảnh khắc này, sau đó gửi tặng bất ngờ cho du khách sau chuyến đi. Như thế ngoài việc chỉ phục vụ ăn, uống đơn thuần chúng ta nâng thành việc giao lưu văn hóa giữa người dân địa phương và khách du lịch, tạo thành những kỷ niệm khó quên đối với du khách.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI SẢN PHẨM DU LỊCH TẠI CÙ LAO AN BÌNH TỈNH VĨNH LONG (Trang 78)