Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực du lịch tại Cù lao An Bình

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI SẢN PHẨM DU LỊCH TẠI CÙ LAO AN BÌNH TỈNH VĨNH LONG (Trang 83)

7. Đóng góp của luận văn

3.2.4.Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực du lịch tại Cù lao An Bình

Nhân lực là yếu tố rất quan trọng không chỉ với ngành du lịch. Thế nhưng hiện nay, nhân lực quản lý tại các điểm du lịch vườn, các KDL và nhân viên phục vụ du lịch trực tiếp đều thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Vì thế giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch tại Cù lao An Bình là giải pháp rất cấp thiết.

- Về chuyên môn nghiệp vụ: Thu hút thêm nguồn lao động đã qua đào tạo chuyên ngành đến làm việc tại Cù lao An Bình. Với nhân lực hiện có như quản lý tại điểm, nhân viên phục vụ trực tiếp, cần được tham gia các lớp học ngắn hạn, dài hạn; đào tạo các kỹ năng phục vụ trong nhà hàng, nhà nghỉ homestay, kỹ năng giao tiếp ứng xử đối với nhiều đối tượng khách khác nhau. Đối với hướng dẫn viên tại điểm cần trao dồi thêm nhiều kiến thức chuyên ngành liên quan, tăng sức hấp dẫn trong nội dung hướng dẫn tại điểm bằng phương pháp rũ bụi thời gian. Đây là phương pháp yêu cầu khá cao về kiến thức của nhà quy hoạch, hướng dẫn viên… họ cần có kiến thức về lịch sử, về dân tộc học, về địa lý, về khí hậu, về văn hóa, về sinh thái… và ứng dụng vào việc thuyết minh, giới thiệu điểm đến, điểm dừng chân.

sử) và hiện tại là tầng hiện đại. Đây là phương pháp hữu hiệu để tăng thời gian lưu khách tại điểm tham quan và tăng tính tò mò, khám phá, tìm hiểu của du khách.

- Về trình độ ngoại ngữ: Cần nâng cao trình độ ngoại ngữ cho tất cả các đối tượng lao động trên, có thể sử dụng tiếng Anh và mở lớp đào tạo giao tiếp cơ bản làm thí điểm, sau đó là tiếng Pháp vì cơ cấu khách Pháp đến Cù lao An Bình chiếm khá đông.

3.2.5.Giải pháp về thị trường và khách du lịch Cù lao An Bình

Nghiên cứu thị trường du lịch là một trong những nhiệm vụ then chốt của các điểm đến và doanh nghiệp du lịch. Trong kinh doanh du lịch, các điểm nhà vườn, KDL tại An Bình phải trả lời được ba câu hỏi lớn đó là: Khách hàng là ai? Khách

hàng là người như thế nào? (nhu cầu), Làm sao để đưa (bán) sản phẩm du lịch cho

khách hàng?

Thị trường khách du lịch nội địa của Cù lao An Bình trong thời gian qua chiếm tỷ lệ 60 – 70 % hàng năm, cao hơn khách du lịch quốc tế. Đối tượng khách nội địa tuy nhiều nhưng khả năng chi tiêu không cao, các dịch vụ để thu tiền khách du lịch cũng ít, do vậy mà doanh thu du lịch và lợi nhuận mang lại từ du lịch cho người dân địa phương cũng còn khá hạn chế. Các nhà vườn du lịch, KDL tại Cù lao An Bình nên nghiên cứu và xác định thị trường khách du lịch của họ, tăng cường thu hút các đối tượng khách có thu nhập cao và khả năng chi tiêu cao. Nếu khách nội địa chủ yếu đến Cù lao An Bình vào những ngày nghỉ cuối tuần, các ngày lễ, tết và có nhu cầu vui chơi giải trí, thích cảnh đẹp và thích chụp hình lưu niệm, thì khách du lịch quốc tế thích sự trải nghiệm mới tại những nơi họ đến khi họ kết hợp đi du lịch khám phá, nghỉ dưỡng, hội nghị, công tác, đầu tư. Tùy vào đối tượng khách và tùy vào thế mạnh, quy mô của các nhà vườn mà áp dụng khai thác, phục vụ du lịch phù hợp, đẩy mạnh công tác liên kết, hợp tác giữa các nhà vườn trong khu vực Cù lao An Bình. Khi xác định thị trường khách du lịch cho Cù lao và chuẩn bị được những sản phẩm để đáp ứng được nhu cầu đó tiến hành xúc tiến, quảng bá để có thể bán sản phẩm đến với khách du lịch. Giải pháp này đòi hỏi các điểm du lịch vườn phải

tăng cường công tác liên kết, hợp tác với các công ty lữ hành, các điểm du lịch trong tỉnh, trong vùng mở rộng thị trường cung ứng cho khách du lịch.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI SẢN PHẨM DU LỊCH TẠI CÙ LAO AN BÌNH TỈNH VĨNH LONG (Trang 83)