Chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI SẢN PHẨM DU LỊCH TẠI CÙ LAO AN BÌNH TỈNH VĨNH LONG (Trang 73)

7. Đóng góp của luận văn

3.1.1.Chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 [39] đã đánh giá, nhận định nhiều vấn đề rất sâu sắc, chuẩn xác, là cơ sở khoa học rất quan trọng để tác giả đưa ra những giải pháp cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Cù lao An Bình tỉnh Vĩnh Long.

Chiến lược đã xác định quan điểm phát triển du lịch Việt Nam như sau:

- Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng thúc đẩy các ngành liên quan phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mang lại công bằng, tiến bộ xã hội. Khẳng định vai trò của ngành du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn ở việc thu nhập du lịch từng bước phải đóng góp lớn hơn vào GDP. Tỷ trọng GDP du lịch tăng nhanh trong xu hướng chung của kinh tế dịch vụ cả nước để khẳng định, vị trí động lực trong nền kinh tế.

- Tập trung phát triển du lịch theo hướng hiện đại, có chất lượng, có thương hiệu, có trọng tâm, trọng điểm phát triển đồng thời du lịch nội địa và du lịch quốc tế.

- Phát triển du lịch bền vững gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa; đảm bảo tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa; gắn với an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội; khai thác tối ưu lợi thế quốc gia, các nguồn lực trong và ngoài nước; phát huy mạnh vai trò nòng cốt của doanh nghiệp.

Chiến lược cũng đã xác định những mục tiêu cụ thể:

- Mục tiêu kinh tế: Năm 2020 thu hút 10 – 10,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế với mức tăng trưởng là 7,2%/năm, phục vụ 47 – 48 triệu lượt khách nội địa với mức tăng trưởng 5,3%/năm; thu nhập du lịch đạt 18 – 19 tỷ USD, giai đoạn này tăng trung bình 12,5%/năm; tỷ trọng GDP du lịch chiếm 6,5 – 7% tổng GDP cả nước, tăng trung bình 12,8%/năm…

- Mục tiêu xã hội: Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam, tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội, góp phần giảm nghèo, phấn đấu đạt 870 ngàn

lao động trực tiếp trong du lịch trong tổng số 3 triệu lao động đến năm 2020… - Mục tiêu môi trường: Phát triển du lịch “xanh”, gắn hoạt động du lịch với gìn giữ và phát huy các giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đảm bảo môi trường là yếu tố hấp dẫn du lịch, đảm bảo chất lượng và giá trị thụ hưởng du lịch, thương hiệu du lịch.

Chiến lược lớn này cũng đã đưa ra các chiến lược thành phần như : Chiến lược

phát triển sản phẩm – thị trường, với chiến lược này đã khẳng định “đẩy mạnh phát

triển các sản phẩm sinh thái, du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn”, về thị trường thì cần phân đoạn thị trường theo mục đích du lịch và khả năng thanh toán chi trả cao, lưu trú dài ngày; chiến lược phát triển thương hiệu; chiến lược xúc tiến quảng bá; chiến lược phát triển nguồn nhân lực; chiến lược phát triển du lịch theo

vùng trọng điểm bao gồm 7 vùng trong đó có vùng Tây Nam Bộ (Đồng Bằng Sông

Cửu Long) và phải gắn với đặc điểm tài nguyên du lịch, kinh tế, văn hóa, địa lý, khí hậu, các hành lang kinh tế; chiến lược đầu tư phát triển du lịch.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI SẢN PHẨM DU LỊCH TẠI CÙ LAO AN BÌNH TỈNH VĨNH LONG (Trang 73)